Tin tức y tế

Dấu hiệu và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

11/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ em. So với người lớn, dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh không khác nhau nhiều nhưng phương án điều trị, chăm sóc cần cẩn thận hơn. Dưới đây Hoàn Mỹ sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về vấn đề đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh mà bạn cần nắm.

>> Xem thêm:

Dấu hiệu trẻ bị đau mắt đỏ dễ nhận biết

  • Mắt đỏ ngầu

Một đôi mắt trong veo nhưng thấy xuất hiện các tia máu đỏ và xuất hiện ngày càng dày đặc trong lòng trắng của mắt. Tình trạng này sẽ xuất hiện trong 24 đến 48 giờ cho cả 2 mắt. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn mắt trẻ sơ sinh bị đỏ ở dưới mắt.

  • Trẻ sơ sinh bị đỏ mắt đổ ghèn

Song song với triệu chứng mắt bị đỏ là hiện tượng chảy nước mắt kèm theo chất nhầy màu vàng hoặc trắng, xanh. Chúng kết lại và đóng tập trung các góc mắt và dần bao phủ toàn bộ mắt.

  • Mắt sưng phù, tấy đỏ

Khi kéo dài hơn, mắt sẽ bị sưng phù lên cả mắt lẫn mí mắt khiến trẻ khó mở mắt, đặc biệt sau khi thức dậy.

  • Các dấu hiệu đau mắt đỏ khác ở trẻ sơ sinh
  • Bé quấy khóc liên tục, khó mở mắt.
  • Sốt cao.
  • Có màng dịch nhầy trong mắt.
Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Đỏ mắt, mí mắt sưng tấy là dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

  • Đau mắt đỏ do bệnh lậu mủ

Lậu mủ làm đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do mẹ lây sang con trong khi sinh. Bệnh sẽ khởi phát sau sinh từ 2 đến 4 ngày với triệu trứng dễ dàng nhận thấy như đỏ mắt, sưng mí, mủ dày trên mắt. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiễm trùng máu, niêm mạc não và tủy sống.

  • Đau mắt đỏ do Chlamydia

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra khi các thai phụ nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục. Khi sinh thường, vi khuẩn này sẽ lây sang trẻ sơ sinh và khởi phát bệnh từ 5 đến 12 ngày sau sinh. Biểu hiện đau mắt đỏ rõ ràng nhất do Chlamydia gây ra là đỏ mắt, sưng mí và chảy mủ.

  • Đau mắt đỏ do kích ứng với thuốc

Trẻ sơ sinh bị đau mắt thông thường để ngăn ngừa nấm, vi khuẩn nhưng sử dụng thuốc nhỏ mắt gây kích ứng. Do đó, mắt có thể sưng nhẹ và đỏ lên.

  • Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị đau mắt đỏ là do vi rút, vi khuẩn lây lan từ mẹ sang khi được sinh thường.

Cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh nhanh khỏi nhất

Tùy thuộc xuất phát từ nguyên nhân nào mà sẽ có cách điều trị đau mắt đỏ thích hợp. Phụ huynh không nên tự chẩn đoán nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh mà cần có sự thăm khám từ bác sĩ. 

  • Chữa đau mắt đỏ do Chlamydia

Bác sĩ thường sẽ sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống để điều trị viêm kết mạc bao gồm erythromycin do Chlamydia gây ra. Điều trị tại chỗ sẽ không hiệu quả cao vì vi khuẩn này còn nằm trong mũi và hầu của trẻ, có thể gây ra viêm phổi cho bé. Do đó, bạn nên để bé điều trị đau mắt đỏ tại bệnh viện để theo dõi thường xuyên.

  • Trị viêm kết mạc ở trẻ do lậu cầu

Kết hợp nhỏ thuốc, tra thuốc liên tục cho trẻ. Nếu bệnh trở nên nặng hơn, cần sử dụng kháng sinh do bác sĩ chỉ định. Nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể bị loét giác mạc và dẫn đến mù lòa.

Ngưng sử dụng loại thuốc nhỏ mắt này ngay và theo dõi. Nếu như thuyên giảm, hãy đổi sang loại thuốc khác để bảo vệ nhãn cầu.

  • Chữa đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn và virus khác gây ra

Sử dụng nhỏ thuốc, tra thuốc để kháng viêm, kháng khuẩn. Kháng sinh tại chỗ nếu có nhiễm khuẩn thứ phát gây dị tật bẩm sinh. Tất cả đều phải được bác sĩ chỉ định.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị đau mắt đỏ

Vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày

Để bệnh nhanh hết hơn, bạn nên vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh hàng ngày bằng nước muối sinh lý (Natri Clorua 0.9%) từ 5 đến 7 lần trên một ngày. Dưới đây là các bước vệ sinh mắt:

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt cho bé.
  • Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô khuẩn dành cho 2 mắt.
  • Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm gạc và lau nhẹ nhàng lên mắt bé. Lưu ý, mỗi gạc sử dụng cho một mắt, không sử dụng chung.
Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày để cải thiện đau mắt đỏ (Nguồn: Internet)

Tăng cường sức đề kháng cho bé

Đau mắt đỏ xảy ra sẽ khiến cho sức đề kháng của bé yếu dần. Do đó, để chống lại bệnh tật, cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách:

  • Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để chất lượng sữa mẹ tốt hơn.
  • Nếu bé đang trong giai đoạn ăn dặm, có thể bổ sung thêm một số thực phẩm giàu vitamin A, B, D1 để tăng sức đề kháng.
  • Cho con bú đầy đủ, không để bé đói, quấy khóc.

Phòng dịch đau mắt đỏ

  • Nếu đau mắt đỏ do vi rút, vi khuẩn bên ngoài tác động vào thì bạn cần có phương án phòng dịch dành cho bé và cả gia đình.
  • Khi không có dịch, cần vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ, sử dụng đồ của bé riêng với các thành viên trong gia đình.
  • Khi đang có dịch, đối với người lớn luôn vệ sinh sạch sẽ thân thể trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh, vệ sinh nơi ở, hạn chế tiếp xúc bên ngoài nếu như đang bùng dịch.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý phổ biến. Do đó, cha mẹ cần quan tâm và chăm sóc kỹ càng hơn để bé có sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ.

Câu hỏi thường gặp

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có Sốt không?

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh không gây sốt, mệt mỏi, bỏ ăn hay kém ăn, … Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh thường chỉ gây nhiễm trùng mắt, sưng nhẹ và đỏ lên. Nếu có thêm các triệu chứng, biểu hiện bất thường khác bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đau mắt đỏ một bên nhưng không đau là bị gì?

Tình trạng đau mắt đỏ một bên nhưng không đau thông thường sẽ không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho mắt. Nguyên nhân chính của vấn đề đau mắt đỏ một bên nhưng không đau là do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài hoặc một số bệnh về mắt.

Trên đây là tổng hợp thông tin về dấu hiệu và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài chia sẻ này, các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học thường thức, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.