Phát ban đỏ trên da là tình trạng cấu trúc hoặc màu sắc của da thay đổi, tạo nên các đốm đỏ hoặc sần sùi trên bề mặt da. Da ở những vùng bị ảnh hưởng có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Mặc dù tình trạng này thường không nguy hiểm nhưng có thể gây ra cảm giác rất khó chịu. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết sau bài viết dưới đây.
>> Xem thêm:
- Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
- Bệnh Thủy Đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Phát ban da là gì?
Phát ban là tình trạng mẩn đỏ nổi lên đột ngột trên da, có thể lặn sau khoảng vài giờ đến 1 ngày. Phát ban da thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát.
Tùy theo nguyên nhân, phát ban được chia thành các loại sau:
- Phát ban da cấp tính.
- Phát ban da mãn tính và phù mạch.
- Phát ban vật lý.
- Dermatographism.
15 Nguyên nhân gây phát ban da phổ biến nhất
Phát ban trên da có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân sau:
- Dị ứng tiếp xúc: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc nổi mẩn đỏ trên da, xảy ra khi da tiếp xúc với các hóa chất Dị ứng từ sản phẩm làm đẹp, bột giặt chứa chất tẩy rửa mạnh, thuốc nhuộm quần áo, cao su, nhựa, hoặc thậm chí tiếp xúc với cây độc như cây sồi và thường xuân.
- Côn trùng cắn.
- Dị ứng với thuốc, tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài ra, phát ban trên da cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý dưới đây:
- Bệnh chàm, viêm da dị ứng.
- Bệnh vảy nến.
- Viêm da tiết bã.
- Lupus ban đỏ.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Zona thần kinh.
- Bệnh ghẻ.
- Sởi.
- Bệnh Lyme.
- Bệnh thủy đậu.
- Bệnh tay chân miệng.
- Sốt xuất huyết.
>> Xem thêm: Sốt phát ban: Nguyên nhân, cách điều trị cho trẻ em và người lớn
Phát ban đỏ trên da có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ
Phát ban đỏ mà không kèm theo Sốt thường tự giảm đi trong vài giờ và không đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi nguyên nhân gây bệnh liên quan đến bệnh lý, triệu chứng phát ban có thể lan rộng và trở nên nguy hiểm. Trong tình huống này, người bệnh không chỉ phải đối mặt với sự khó chịu và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn phải đối phó với nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ sốc phản vệ,… Vì vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây, bạn nên ngay lập tức thăm khám:
- Da bị tổn thương thứ phát như viêm, loét, nứt nẻ, hoặc dày sừng, gây ra cảm giác ngứa ngáy và đau đớn.
- Triệu chứng không giảm đi sau 3 ngày.
- Sự lan rộng của phát ban ra khắp cơ thể, đặc biệt là ở vùng miệng, lưỡi và họng.
- Huyết áp tụt, khó thở.
>> Xem thêm: Phát ban sốt xuất huyết có ngứa không? Bao lâu thì khỏi?
Cách điều trị phát ban đỏ ở da
Các vết mẩn đỏ và tình trạng ngứa ngáy có thể được giải quyết nhanh chóng thông qua sự hỗ trợ của các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng histamin: Các loại thuốc như Hydroxyzine, Clorpheniramin, Cetirizine… có tác dụng ức chế sự tiết ra của histamin trong cơ thể, một chất gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ và ngứa ngáy.
- Thuốc corticoid: Như Fluocinolone, Triamcinolone, Hydrocortisone… các loại thuốc này giúp kháng viêm và ức chế hệ miễn dịch, giúp giảm nhanh triệu chứng phát ban và ngứa ngáy.
- Thuốc bôi: Ví dụ như Phenergan, Eumovate… có khả năng làm dịu da và giảm ngứa ngáy.
Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc chỉ tác động vào triệu chứng mẩn đỏ mà không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ như đau dạ dày và tác động nhờn thuốc. Vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo điều trị mẩn đỏ hiệu quả và an toàn.
>> Xem thêm: Bệnh quai bị có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh
Những điều cần lưu ý khi điều trị phát ban da
Để giúp giảm đi sự khó chịu và ngứa ngáy, và đồng thời có tác dụng quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp sau:
- Sử dụng sản phẩm làm sạch da nhẹ, không gây kích ứng như sữa rửa mặt hoặc xà bông.
- Khi tắm rửa và gội đầu, nên sử dụng nước ấm thay vì nước nóng.
- Tránh gãi hoặc chà xát vùng da bị mẩn đỏ để tránh làm tổn thương da và để cho nổi ban tự khô.
- Để cho những vùng bị mẩn đỏ được thoáng khí bằng cách để hở.
- Tạm thời ngừng sử dụng mỹ phẩm mới hoặc kem dưỡng da để tránh kích ứng da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi để làm dịu và điều trị các vấn đề da.
- Tránh làm tổn thương da bằng cách tránh việc chà xát hoặc xước vùng da bị mẩn đỏ, vì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Nếu ngứa quá mức và gây khó chịu, hãy thoa kem chứa hydrocortisone.
- Khi gội đầu, nên sử dụng dầu gội trị liệu, mà thường có sẵn tại các nhà thuốc hoặc được kê đơn bởi bác sĩ.
>> Xem thêm: Bị thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi, tránh bị sẹo?
Vậy là Hoàn Mỹ đã giới thiệu đến các bạn phát ban là gì? Nếu bạn trải qua bất kỳ dấu hiệu sau đây, hãy ngay lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ: Cảm giác chói mắt; ho; khó thở; cảm giác căng thẳng ở ngực; hoặc sưng vùng mặt, môi hoặc lưỡi. Liên hệ ngay đến hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ qua số HOTLINE nếu có bất kỳ thắc mắc nào và có thể đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY để được nhận tư vấn miễn phí. Đừng quên ghé thăm chuyên mục Tin tức y tế thường xuyên để cập nhật tin tức về sức khỏe!
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.