Bị nổi mẩn ngứa khắp người là triệu chứng da liễu biểu hiện những thay đổi bất thường ở da và bên trong cơ thể. Khi gặp phải tình trạng nổi mẩn và ngứa khắp người, cần đến các chuyên gia da liễu để thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời. Hãy tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng nổi mẩn đỏ khắp người có kèm theo ngứa cùng Hoàn Mỹ qua bài viết tổng hợp dưới đây.
>>> Xem thêm:
- Viêm mao mạch dị ứng là gì?
- Bệnh viêm da cơ địa và những thông tin quan trọng bạn nên biết
- Bị thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi bệnh, không để lại sẹo?
Biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người
Dấu hiệu của hiện tượng này là cảm giác ngứa ran ở một vùng da nhỏ như cánh tay, chân… sau đó cơn ngứa sẽ lan ra khắp người. Cơn ngứa có thể kèm theo hiện tượng nổi mẩn đỏ, mụn nước, da khô, nứt nẻ…Tình trạng ngứa để càng lâu càng tệ hơn, càng gãi càng thấy ngứa hơn.
Nguyên nhân gây bệnh
Hai nguyên chính gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa khắp người là do các tác động ngoài môi trường gây ra các bệnh ngoài da và các bệnh lý trong cơ thể. Hãy xem chi tiết bên dưới để có biện pháp phòng tránh chứng nổi mẩn khắp người hiệu quả và an toàn cho da và sức khỏe.
Do bệnh ngoài da
Một số bệnh lý về da gây ra hiện tượng nổi mẩn kèm theo ngứa khắp người là:
- Khô da: Thời tiết thay đổi đột ngột, trời trở đông hoặc hanh khô hơn là nguyên nhân làm da khô. Da khô gây ra cảm giác ngứa khó chịu, kèm theo là các hiện tượng là nốt sần, nổi mẩn, mụn nước… Một số nguyên nhân khác làm da bị khô là do tuổi cao nên da lão hóa, uống không đủ nước trong ngày, tắm nước nóng thường xuyên…
- Dị ứng da: Có nhiều tác nhân gây ra dị ứng ở da như Dị ứng thành phần của thuốc, dị ứng thức ăn, mỹ phẩm, phấn hoa…. Vùng da bị Dị ứng sẽ bị nổi mẩn khắp người kèm theo cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.
- Vảy nến: Bệnh nhân bị bệnh vảy nến có Da khô và nứt nẻ, các mảng da phủ vảy bạc rất đau và ngứa rát.
- Thời tiết nóng bức: Nhiệt độ không khí cao làm tắc nghẽn các lỗ chân lông kèm nổi mẩn đỏ, mụn đỏ, mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngáy và đau rát.
- Mề đay: Nổi mẩn ngứa khắp người là triệu chứng phổ biến ở bệnh nổi mề đay. Da bệnh nhân nổi nhiều vết ban đỏ và có cảm giác ngứa khắp người.
- Ký sinh trùng: Da bệnh nhân khi bị Dị ứng với các ký sinh trùng – sinh vật sống bám trên bề mặt da như ve gây bệnh ghẻ. Khi bị dị ứng do ký sinh trùng, người bệnh bị nổi mẩn và ngứa rát, mẩn đỏ thường để lại sẹo trên da.
Do các bệnh lý bên trong cơ thể
Nổi mẩn kèm theo ngứa khắp người có là triệu chứng của nhiều căn bệnh tiềm ẩn bên trong cơ thể như sau:
- Suy thận: Chức năng của thận suy yếu nên không thể lọc sạch độc tố trong cơ thể. Theo đó, lượng chất độc trong cơ thể tích tụ dần gây ra hiện tượng Phù nề và có cảm giác ngứa ngáy toàn thân.
- Bệnh lý về gan: Tương tự như thận, khi các tế bào gan bị tổn thương thì khả năng đào thải độc tố ra ngoài của gan cũng bị suy giảm. Xơ gan, gan nhiễm mỡ, rối loạn chức năng gan là bệnh lý phổ biến gây ra hiện tượng da bị nổi mẩn và ngứa. Cơn ngứa khắp người sẽ trầm trọng hơn nếu Bệnh gan càng nặng và có thể kèm theo tình trạng vàng da.
- Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra tổn thương cho các mạch máu dưới da. Theo đó, các dưỡng chất không thể cung cấp đến các tế bào da, làm da bị khô và sần kèm theo cảm giác ngứa ngáy toàn thân.
- Bệnh về tuyến giáp: Rối loạn tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp) gây ra mất cân bằng hệ miễn dịch và còn làm quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Biểu hiện của bệnh này là khắp người bệnh nhân bị nổi những nốt mẩn đỏ trông như muỗi đốt.
- Thay đổi hormone: Mất cân bằng hormone trong cơ thể gây ra tình trạng Ngứa da kèm theo nóng trong người và vã mồ hôi. Thay đổi Hormone thường xảy ra ở hai đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai: Mẹ bầu bị thay đổi hormone do thai nhi phát triển khiến tử cung to lên hoặc rối loạn tuần hoàn máu.
- Phụ nữ mãn kinh/tiền mãn kinh: Hàm lượng hormone trong cơ thể thay đổi gây ra hiện tượng ngứa ngáy toàn thân ở chị em ở giai đoạn Mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.
- Bệnh xã hội: Các căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV,… cũng gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa toàn thân.
>>> Xem thêm: Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Cách khắc phục khi nổi mẩn ngứa khắp người
Sau khi tìm hiểu một loạt các nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mẩn khắp người kèm theo cảm giác ngứa ngáy, hãy xem tiếp cách khắc phục triệu chứng ngay dưới đây:
Sử dụng thuốc trị mẩn ngứa toàn thân
Nếu chưa thể xác định nguyên nhân gây ra nổi mẩn ngứa, người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn một số loại thuốc sau để làm giảm cơn ngứa:
- Thuốc kháng sinh Histamin H1: Thuốc giúp ức chế lượng histamin đang tiết ra trong cơ thể giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Thuốc chẹn thụ thể H2: Làm mạch máu thu hẹp để giảm phù nề, giảm viêm và cảm giác ngứa da.
- Corticoid: Giảm phản ứng hệ thống miễn dịch giúp cắt giảm cơn ngứa nhanh chóng.
Điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh
Nếu đã xác định được nguyên nhân thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho phác đồ điều trị phù hợp với từng căn bệnh. Dưới đây là cách điều trị của 3 chứng bệnh gây mẩn ngứa phổ biến:
- Nổi mẩn ngứa do dị ứng: Người bệnh được dùng thuốc loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng, cơn ngứa sẽ giảm dần.
- Nổi mẩn ngứa do bệnh gan: Tùy theo mức độ nghiêm trọng của Bệnh gan mà bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc khác nhau như thuốc bổ gan, giải độc gan, hạ men gan…
- Nổi mẩn ngứa do bệnh tiểu đường: Bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc hạ đường huyết như Gliclazide, Metformin,…. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc nam (thảo dược) để kiểm soát đường huyết như hoa cúc, cỏ ngọt, cây thìa canh…
>>> Xem thêm: Bệnh Thủy Đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Các mẹo giúp giảm ngứa
Trong lúc đợi thuốc tan để làm giảm cơn ngứa, hoặc bị ngứa do thay đổi thời tiết, người bệnh có thể áp dụng các mẹo sau để tác động lên bề mặt da làm giảm cơn ngứa:
- Ở nơi mát mẻ, có quạt hoặc điều hòa: Không khí mát mẻ sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tránh nơi quá khô hoặc nóng vì sẽ làm bạn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu hơn nữa.
- Chườm khăn lạnh lên da: Hơi lạnh trên khăn sẽ giúp giảm cơn ngứa và cảm giác nóng rát trên da.
- Tắm nước trà xanh hoặc lá bạc hà, trầu: Trong các lá này có thành phần sát khuẩn da, làm dịu cơn ngứa mang lại cảm giác thoải mái.
- Bôi gel nha đam: Trong nha đam có thành phần cấp ẩm, làm dịu vết mẩn đỏ và giảm ngứa hiệu quả
Một lưu ý quan trọng là bạn không nên gãi khi bị ngứa vì sẽ làm tổn thương bề mặt da và làm cơn ngứa ngáy thêm dữ dội hơn.
>>> Xem thêm: Mụn lưng: Nguyên nhân, cách khắc phục đơn giản
Câu hỏi thường gặp
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng được đề cập ở câu hỏi trên như sau:
Bệnh ngoài da: khô da, chàm, vẩy nến, ghé…
Bệnh lý trong cơ thể: bệnh gan, HIV, tiểu đường, suy thận…
Trên đây là tổng hợp các thông tin về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị hiện tượng nổi mẩn ngứa khắp người. Hy vọng bạn đã cập nhật được kiến thức y học hữu ích từ bài đọc này để chăm sóc cơ thể tốt hơn. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, đừng quên truy cập vào Tin tức y tế thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ cập nhật mới nhất nào. Đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp vào HOTLINE để nhận tư vấn miễn phí tại Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.