Filter Từ điển y khoa

Ngứa da

  • Tổng quan

    Filter

    Da bị ngứa là hiện tượng phổ biến, thường có cảm giác khó chịu khiến bạn muốn gãi trên vùng do đó. Điều này thường được gây ra bởi da bị mất nước và nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi. Các triệu chứng của ngứa da có thể khác nhau tùy từng trường hợp, bề ngoài của da không thay đổi hoặc có thể xuất hiện dấu hiệu viêm, kết cấu thô ráp hay thậm chí là sưng tấy. Việc gãi liên tục sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến vùng da dày lên, và có nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm trùng.

    Các thói quen tự chăm sóc bao gồm thuốc làm mềm da, sử dụng chất tẩy rửa nhẹ và tắm nước ấm thường xuyên có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn. Tuy nhiên về mặt lâu dài, bạn cần có một phác đồ điều trị từ nguyên nhân để tránh các biến chứng sau này. Các liệu trình điều trị tiêu chuẩn thường bao gồm việc bôi thuốc mỡ, sử dụng băng ẩm và dược phẩm chống ngứa.

    Ngứa da thường được gây ra bởi tình trạng da mất nước và trầm trọng hơn ở người lớn tuổi.

    Ngứa da gây cảm giác khó chịu ở cánh tay. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Tình trạng ngứa da thường biểu hiện tập trung vào các vùng như da đầu, cánh tay hoặc chân. Ngoài ra, nó có thể lây lan ra khắp toàn bộ cơ thể. Bao gồm các triệu chứng sau:

    • Da bị viêm.
    • Vết xước.
    • Các vết sưng, đốm hoặc mụn nước.
    • Da khô, nứt nẻ.
    • Các mảng da có vảy.

    Ngứa có thể dai dẳng, dữ dội và càng tăng theo thời gian. Do đó, việc điều trị tình trạng tình nên tập trung vào làm giảm các triệu chứng và làm gián đoạn chu kỳ ngứa kéo dài.

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Nếu tình trạng ngứa kéo dài hơn hai tuần mà không có bất kỳ cải thiện nào thông qua việc tự chăm sóc, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​của bác sĩ da liễu. Nếu để nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây cản trở hoạt động hàng ngày hoặc làm gián đoạn giấc ngủ, sụt cân, sốt hoặc đổ mồ hôi về đêm.

    Mặt mắc, nếu ngứa da không đơn thuần về mặt da liễu, bạn cần phải tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ nội khoa để kiểm soát khả năng mắc các bệnh lý tiềm ẩn.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Ngứa da có thể phân loại thành nhiều nhóm riêng có mối liên hệ với nhau:

    • Tình trạng da: Da khô, chàm (viêm da dị ứng), bệnh vẩy nến, ghẻ, nhiễm ký sinh trùng, bỏng, sẹo, côn trùng cắn và phát ban.
    • Bệnh nội khoa: Ngứa khắp cơ thể có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh gan, bệnh thận, thiếu máu, bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuyến giáp và một số bệnh ung thư.
    • Rối loạn thần kinh: Như bệnh đa xơ cứng, dây thần kinh bị chèn ép và bệnh zona.
    • Căng thẳng: Cảm giác lo lắng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và trầm cảm.
    • Kích ứng và phản ứng dị ứng: Len, hóa chất, xà phòng và những thứ khác có thể gây kích ứng da, gây phát ban và ngứa. Ngoài ra, cây thường xuân độc, mỹ phẩm và một số loại thuốc cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng.

    Lưu ý: Trong một số trường hợp có thể không xác định được nguyên nhân gây ngứa.

  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố nguy cơ gây ra ngứa da rất đa dạng và được phân thành nhiều nhóm khác nhau:

    • Tuổi tác: Người lớn tuổi dễ bị tổn thương hơn do da khô tự nhiên và chức năng hàng rào bảo vệ da giảm.
    • Khí hậu và môi trường: Nhiệt độ khô, lạnh hoặc môi trường có độ ẩm thấp, tiếp xúc với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng làm trầm trọng thêm tình trạng khô da.
    • Nguy cơ nghề nghiệp: Các công việc đòi hỏi tiếp xúc với hóa chất, rửa tay thường xuyên hoặc lao động chân tay có thể gây kích ứng da.
    • Di truyền: Tiền sử gia đình mắc các bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vẩy nến hoặc dị ứng.
    • Tình trạng bệnh lý: Các rối loạn về da, bệnh gan hoặc thận và một số bệnh ung thư
    • Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu và chế độ dinh dưỡng kém có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của da.
    • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng histamine hoặc thuốc phiện có thể làm khô da hoặc gây ngứa da.
    • Tình trạng tâm lý: Căng thẳng, lo lắng và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác có thể gây ra các triệu chứng về da, bao gồm cả ngứa.

    Các phương pháp phòng ngừa có thể được thực hiện giúp hạn chế các yếu tố rủi ro. Tham khảo ý kiến bác sĩ là cần thiết để tránh các biến chứng.

  • Phòng chống

    Filter

    Khi tình trạng ngứa kéo dài hơn hai tuần mà không có bất kỳ cải thiện nào thông qua việc tự chăm sóc, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​của bác sĩ da liễu.

    Ngứa da thường trầm trọng hơn ở người lớn tuổi. (Nguồn: Internet)

    Đối với tình trạng ngứa da, các biện pháp tự chăm sóc tại nhà có thể giúp hạn chế bao gồm:

    • Tránh tác nhân gây ngứa: Tránh xa các yếu tố gây ngứa như quần áo len hay các loại hóa chất gây kích ứng da.
    • Dưỡng ẩm hàng ngày: Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không gây dị ứng và không có mùi thơm thường xuyên. 
    • Điều trị da đầu: Đối với da đầu bị ngứa, các loại dầu gội thuốc chứa kẽm pyrithione, ketoconazole, selen sulfide hoặc nhựa than đá.
    • Giảm trầy xước: Tránh chà xát da bằng cách che vùng bị ngứa. Cắt móng tay và đeo găng tay khi ngủ.
    • Tắm nước ấm: Sử dụng nước ấm với muối Epsom, baking soda hoặc các sản phẩm làm từ bột yến mạch. Ngoài ra, sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, tránh chà xát quá nhiều và hạn chế thời gian tắm.
    • Giảm căng thẳng hoặc lo lắng: Yếu tố tâm lý có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa; các liệu pháp như tư vấn, điều chỉnh hành vi, châm cứu, thiền và yoga có thể mang lại lợi ích.
    • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí trong nhà quá khô thì nên sử dụng máy tạo độ ẩm.
    • Nghỉ ngơi thật tốt: Nghỉ ngơi đầy đủ có thể làm giảm nguy cơ bị ngứa.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 24/10/2023