Filter Từ điển y khoa

Chuột rút cơ bắp

  • Tổng quan

    Filter

    Chuột rút cơ bắp hay còn gọi là chuột rút, là tình trạng cơ bị co thắt đột ngột và không tự nguyện gây ra đau đớn và khó chịu. Tập thể dục hoặc làm việc gắng sức là nguyên nhân phổ biến gây ra chuột rút cơ bắp, đặc biệt là trong điều kiện nắng nóng. Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh lý hay các chứng rối loạn cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng này.

    Mặc dù chúng gây ra cảm giác không thoải mái nhưng hầu hết chứng chuột rút đều vô hại. Việc áp dụng tốt các phương pháp điều trị kết hợp tự chăm sóc tại nhà có thể làm giảm thiểu các triệu chứng. Bên cạnh đó, áp dụng các bài tập giãn cơ và xoa bóp cơ cũng được khuyến khích thực hiện trong trường hợp này.

    Chuột rút cơ bắp hay còn gọi là chuột rút, là tình trạng cơ bị co thắt hoặc co thắt đột ngột và không tự nguyện.

    Chuột rút cơ bắp gây gián đoạn các hoạt động tập luyện hằng ngày. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Chuột rút cơ bắp xảy ra thường xuyên nhất ở cơ chân, đặc biệt là bắp chân và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút trước khi giãn ra. Sau khi tình trạng chuột rút được giải quyết, các cơ bắp có thể vẫn còn đau hoặc nhức trong nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày. 

    Mặc dù chuột rút ở chân được xem là phổ biến nhất nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm cơ nào, bao gồm cánh tay, bụng hoặc lưng. Thời gian và tình trạng đau nhức còn sót lại sau cơn chuột rút có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và hoàn cảnh.

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Hầu hết các cơn chuột rút cơ bắp đều tự khỏi mà không cần các phương pháp điều trị y tế. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng chuột rút cơ bắp của bạn xuất hiện như dưới đây:

    • Gây đau dữ dội hoặc dai dẳng.
    • Sưng chân, đỏ hoặc thay đổi màu da.
    • Yếu cơ.
    • Xảy ra thường xuyên ảnh hưởng tới các hoạt động sống.
    • Không có dấu hiệu cải thiện khi tự chăm sóc.

    Trong những trường hợp này, chuột rút có thể chỉ ra một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn cần được kiểm soát và điều trị chuyên khoa. Không nên bỏ qua nếu những cơn chuột rút ngày càng dai dẳng hoặc trầm trọng hơn.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Chuột rút cơ có thể xảy ra sau khi gắng sức quá mức, mất nước hoặc co cơ kéo dài. Mặc dù thường vô hại nhưng một số cơn chuột rút cơ bắp có thể chỉ ra các vấn đề tiềm ẩn như:

    • Thiếu máu: Động mạch ở chân bị thu hẹp có thể gây ra chuột rút khi tập thể dục và dừng lại khi nghỉ ngơi.
    • Nén dây thần kinh: Áp lực lên dây thần kinh cột sống có thể gây ra chứng chuột rút ở chân trầm trọng hơn khi đi bộ.
    • Thiếu hụt khoáng chất: Chế độ ăn ít kali, canxi hoặc magiê có thể gây chuột rút ở chân. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu huyết áp cũng có thể làm cạn kiệt các khoáng chất này.

    Vì vậy, trong khi hầu hết các cơn chuột rút là lành tính, một số cơn chuột rút dai dẳng hoặc trầm trọng nên được đánh giá y tế kịp thời để tránh các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hướng xấu đến sức khỏe.

  • Nguy cơ

    Filter

    Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút cơ bao gồm:

    • Tuổi tác: Khi con người già đi, khối lượng cơ bắp dần bị mất khiến cơ dễ mệt mỏi và căng thẳng.
    • Điều kiện thể chất: Một số hoạt động thể chất cần nhiều sức có thể khiến cơ bắp mệt mỏi nhanh hơn, làm tăng nguy cơ chuột rút.
    • Mức độ đổ mồ hôi: Tăng tiết mồ hôi quá nhiều khi tập luyện cường độ cao trong thời tiết nóng bức có thể dẫn đến chuột rút.
    • Mang thai: Chuột rút cơ bắp là hiện tượng thường gặp khi mang thai.
    • Tình trạng bệnh lý: Các vấn đề ảnh hưởng đến dây thần kinh, gan, tuyến giáp hoặc các bệnh như tiểu đường có thể làm tăng khả năng bị chuột rút.
    • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể tăng lên dẫn đến căng cơ có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút.

    Chuột rút cơ có thể xảy ra sau khi gắng sức quá mức, mất nước hoặc co cơ kéo dài.

    Chuột rút cơ bắp xảy ra thường xuyên nhất ở cơ chân, đặc biệt là bắp chân. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Một số biện pháp có thể giúp ngăn ngừa chuột rút bao gồm:

    • Giữ nước: Uống đủ nước hàng ngày và thường xuyên hơn khi tham gia vận động mạnh. Tiếp tục cấp nước cho cơ thể sau khi tập thể dục vì cơ bắp cần nhiều chất lỏng để hoạt động hiệu quả.
    • Kéo căng cơ: Kéo giãn nhẹ nhàng trước và sau khi sử dụng bất kỳ nhóm cơ nào trong thời gian dài. Duỗi chân trước khi đi ngủ để tránh bị chuột rút vào ban đêm.
    • Tập thể dục nhẹ trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ nên thực hiện các động tác làm giãn cơ hoặc đạp xe tại chỗ vài phút. Điều này có thể giúp ngăn ngừa chuột rút khi ngủ.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 25/10/2023