Tin tức y tế

Virus cúm B: Chúng khác với cảm lạnh thông thường như thế nào?

26/09/2023

Cúm B là một trong những loại cúm phổ biến, chiếm khoảng 25% số ca nhiễm cúm mùa trong một năm tại nước ta. Mặc dù triệu chứng của nó thường không quá nghiêm trọng nhưng không nên xem thường vì cúm B vẫn có thể gây hại đến sức khỏe của con người nếu gặp biến chứng nặng. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về cúm B và các biện pháp phòng ngừa loại cúm này, để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình bạn cũng như ngăn ngừa sự lây truyền của virus này trong cộng đồng.

>>> Xem thêm:

Cúm B là gì? Cúm B khác với cảm lạnh thông thường như thế nào?

Nhắc tới cúm B, nhiều người sẽ nghĩ nó cũng là một chủng cúm mới tương tự cúm A. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về loại cúm này và phân biệt nó với cảm lạnh thông thường thì không phải ai cũng biết.

Cúm B là cúm gì?

Cúm B (còn được gọi là cúm H5N1) là một bệnh lây truyền từ chim đến người mà tác động mạnh mẽ đến hệ hô hấp. Virus cúm B chính là virus Influenza, một nhóm virus gây ra bệnh truyền nhiễm, tấn công hệ hô hấp thông qua mũi, cổ họng và phổi của con người.

Không giống như cúm A, loại cúm thường xuất hiện ở gia cầm thì cúm B chỉ tồn tại trong cơ thể người và không phân loại như cúm A. Cúm B chỉ có một chủng cúm duy nhất và được chia làm 2 dòng phổ biến là cúm B/Yamagata và cúm B/Victoria. Cúm B thường ít nguy hiểm hơn so với cúm A và không gây ra đại dịch lớn nhưng nó vẫn có thể gây hại đến sức khỏe của con người và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Cúm B do virus Influenza gây ra
Cúm B do virus Influenza, một nhóm virus gây ra bệnh truyền nhiễm, tấn công hệ hô hấp thông qua mũi, cổ họng và phổi (Nguồn: Internet)

Bài viết cùng chủ đề:

Cúm B khác với cảm lạnh thông thường như thế nào?

Cúm B và cảm lạnh thông thường có thể gây những triệu chứng tương tự, nhưng có một số điểm khác biệt quan trọng người bệnh có thể lưu ý:

Cúm BCảm lạnh thông thường
Nguyên nhân gây bệnhDo virus Influenza gây ra.Do các loại virus khác nhau gây ra.
Triệu chứngThường xuất hiện với triệu chứng toàn thân như Sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ, và đau khi vận động. Triệu chứng hô hấp bao gồm ho, đau hoặc ngứa rát cổ họng, viêm họng, và sổ mũi.Cảm lạnh thông thường thường gây sổ mũi, hắt hơi, đau họng nhẹ và đôi khi có ho. Triệu chứng toàn thân như Sốt và mệt mỏi thường ít phổ biến và không mạnh mẽ như cúm B.
Mức độ nghiêm trọngNghiêm trọng hơn và có thể kéo dài lâu hơn.Ít nghiêm trọng hơn, thường chỉ kéo dài trong vòng 7 – 10 ngày
Phạm vi lây truyềnCó thể gây ra biến chứng nguy hiểm và cần theo dõi chặt chẽ.Thường lây truyền dễ dàng hơn và có thể tự điều trị tại nhà.

>>> Tìm hiểu thêm: 15 cách trị ho tại nhà không cần kháng sinh hiệu quả, nhanh khỏi

Triệu chứng, biểu hiện của cúm B

Triệu chứng của cúm B rất đa dạng và khó phân biệt so với cảm lạnh thông thường. Nếu để nặng thì cúm B có thể biến chứng ra một số bệnh nguy hiểm tới tính mạng.

Một số triệu chứng của cúm B

Các triệu chứng của cúm B có thể biến đổi tùy theo thể trạng và độ tuổi của người bệnh. Nhóm người thường có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cúm B như: trẻ em dưới 5 tuổi, người già từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai hoặc mới sinh, người có hệ miễn dịch suy yếu và những người mắc bệnh mãn tính. Dưới đây là một số triệu chứng khi bệnh nhân mắc bệnh cúm B:

  • Triệu chứng toàn thân: Người bệnh có thể Sốt vừa đến sốt cao (trên 39°C), đi kèm với sự ớn lạnh toàn thân, mệt mỏi và yếu ớt, hoa mắt và đau đầu. Ngoài ra còn có thể có biểu hiện đau nhức cơ, đau mỏi khi vận động.
  • Triệu chứng hô hấp: Cúm B thường gây ra các triệu chứng về đường hô hấp,  bao gồm: ho, đau hoặc ngứa rát cổ họng, viêm họng, sổ mũi và hắt hơi liên tục,…
  • Triệu chứng tiêu hoá: Một số người mắc cúm B có thể gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như: buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn và khô miệng.
Một số triệu chứng của cúm B
Các triệu chứng ở cúm B như sốt, ho, ngứa rát cổ họng, chán ăn, buồn nôn (Nguồn: Internet)

Biến chứng của cúm B

Ở cúm A khi biến chứng có thể gây viêm phổi nặng, suy đa tạng, nặng có thể dẫn đến tử vong. Cúm B không nguy hiểm như cúm A, nhưng nó vẫn có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng mà cúm B có thể gây ra:

  • Viêm phổi: Cúm B có thể gây viêm phổi, đặc biệt ở những người có sức kháng yếu hoặc người lớn tuổi. Viêm phổi là một tình trạng nghiêm trọng và cần điều trị ngay lập tức.
  • Viêm phế quản: Người mắc cúm B có thể phát triển viêm phế quản, điều này có thể gây ra ho và khó thở.
  • Suy hô hấp cấp tính: Cúm B cũng có thể gây suy hô hấp cấp tính, đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh về hô hấp như viêm phổi hoặc hen suyễn.
  • Suy tim và viêm cơ tim: Một số trường hợp cúm B có thể gây ra Suy tim hoặc viêm cơ tim, đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh tim mạch.
  • Suy thận và nhiễm trùng huyết: Cúm B cũng có thể gây suy thận và nhiễm trùng huyết, những tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời.

Bài viết cùng chủ đề:

Cách điều trị cúm B

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị dành cho người mắc bệnh cúm B. Do đó, quá trình điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm triệu chứng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể để loại bỏ bệnh. Dưới đây là một số biện pháp điều trị và lưu ý khi bạn hoặc người thân mắc cúm B:

  • Uống thuốc hạ Sốt và giảm đau: Để giảm triệu chứng Sốt và đau, người bệnh có thể sử dụng thuốc không kê đơn như Ibuprofen (Advil) hoặc Acetaminophen (Tylenol). 
  • Nghỉ ngơi: Để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, người bệnh cúm B nên nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh hoạt động quá mức. Điều này sẽ giúp tập trung sức đề kháng vào việc chống lại virus.
  • Môi trường sạch sẽ và thoáng mát: Duy trì môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát sẽ giúp giảm nguy cơ lây truyền virus cho người khác và tạo điều kiện tốt cho sự phục hồi của người bệnh cúm B.
  • Bổ sung khoáng chất và vitamin: Bổ sung khoáng chất và vitamin qua chế độ ăn uống hoặc thêm các sản phẩm chất bổ dưỡng có thể tăng cường sức đề kháng cơ thể và giúp ngăn ngừa các biến chứng do virus cúm.
  • Tiêm vacxin phòng cúm: Tiêm vacxin phòng cúm thường được khuyến nghị để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus cúm. Vacxin này có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, giảm nguy cơ các biến chứng nặng và thời gian bị bệnh ngắn hơn so với người chưa tiêm vacxin.
Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị cúm B
Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị cúm B (Nguồn: Internet)

Lưu ý rằng việc tự ý sử dụng thuốc và tự điều trị không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất. Người bệnh và người thân trong gia đình người bệnh cúm B hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có triệu chứng cúm B hoặc cần hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Phòng ngừa cúm B bằng tiêm vacxin

Để phòng ngừa người thân và gia đình mình có thể nhiễm bệnh cúm B, vacxin là lựa chọn được nhiều gia đình lựa chọn.

Phòng ngừa cúm B bằng tiêm vacxin

Tiêm vacxin cúm B là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus cúm B. Vacxin giúp cơ thể xây dựng “hàng phòng ngự” – sự miễn dịch, giúp chống lại virus xâm nhập sâu vào cơ thể. Nó đã được chứng minh là có khả năng tạo ra kháng thể đối với virus cúm với tỷ lệ đạt tới 97%. Điều này có nghĩa rằng, người đã tiêm vacxin phòng cúm B sẽ có sự bảo vệ mạnh mẽ hơn trước mối nguy hiểm từ loại virus này.

Lợi ích của tiêm vacxin

Vacxin chứa các biến thể suy yếu hoặc các biến thể tương đồng của virus gây ra bệnh (còn được gọi là kháng nguyên). Việc tiêm vacxin giống như đưa một lượng kháng nguyên vào cơ thể, để cơ thể tạo ra hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khi bị virus xâm nhập trong tương lai. Dưới đây là một số lợi ích của việc tiêm vacxin phòng ngừa cúm B:

  • Giảm nhẹ triệu chứng: Người đã tiêm phòng nếu mắc cúm B thường trải qua một dạng bệnh nhẹ hơn, triệu chứng không quá nghiêm trọng và kéo dài thời gian ngắn hơn so với người chưa tiêm vacxin phòng bệnh.
  • Giảm nguy cơ biến chứng: Vacxin cúm B cũng giúp giảm nguy cơ các biến chứng nặng, như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp cấp tính, suy tim, viêm cơ tim, suy thận, nhiễm trùng huyết, và nhiều biến chứng khác mà có thể xảy ra khi mắc cúm B.

Một số loại vacxin dành cho cúm B

Có một số loại vacxin cúm được cung cấp trên thị trường, và bạn có thể lựa chọn loại phù hợp với mình và gia đình. Dưới đây là một số ví dụ về loại vacxin phòng ngừa cúm B phổ biến:

  • Vacxin cúm Tứ giá (Vaxigrip Tetra): Loại vacxin này được sản xuất bởi Pháp và tiêm phòng chỉ cần 1 liều duy nhất với hàm lượng 0.5ml. Nó có khả năng phòng ngừa cùng lúc 4 chủng cúm phổ biến: hai chủng cúm A (A/H1N1, A/H3N2) và hai chủng cúm B (B/Yamagata và B/Victoria). Vacxin này dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
  • Vacxin Tam liên (Ivacflu-S, Influvac, GC Flu): Các loại vacxin này chứa 3 chủng cúm, bao gồm 2 chủng cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và 1 chủng cúm B (B/Yamagata hoặc B/Victoria). Liều dùng có thể là 1 hoặc 2 mũi, với hàm lượng từ 0.25 đến 0.5ml, tuỳ thuộc vào độ tuổi và khoảng cách giữa các lần tiêm.

Hãy tham khảo và lựa chọn loại vacxin cúm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra hãy thảo luận với chuyên gia y tế của bạn để xác định loại vacxin cúm phù hợp nhất cho bạn và gia đình, và đảm bảo rằng bạn tuân thủ lịch tiêm phòng cúm thường niên.

Thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn sâu hơn về cúm B, từ triệu chứng, điều trị cho đến cách phòng ngừa. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn tự tin đối phó với cúm B và bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế khi cần thiết, và để cập nhật kiến thức y học và tin tức y tế mới nhất, hãy truy cập Tin tức y tế của chúng tôi hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.