Ngoài công dụng làm thức ăn, củ ấu còn có thể dùng như một bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm loét dạ dày, khô môi, tiêu chảy… Vậy củ ấu có thành phần dinh dưỡng như thế nào? Cách sử dụng củ ấu như thế nào là tốt cho sức khỏe nhất? Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm:
- Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học
- Những công dụng của nhụy hoa nghệ tây mà bạn nên biết
Thành phần dinh dưỡng của củ ấu
Củ ấu có tên khoa học là Trapa biconis – một loài cây thân ngắn sống ở môi trường nước. Trong củ ấu có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như:
- Protein tốt cho cơ bắp, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Giàu chất xơ hỗ trợ đẩy nhanh sự phát triển của lợi khuẩn probiotic tốt cho hệ tiêu hóa.
- Có sắt và kẽm giúp tăng sinh tế bào hồng cầu để tạo thêm máu cho những người bị thiếu máu.
- Canxi và photpho tốt cho hệ xương.
- Mangan và magie giúp tinh thần thoải mái, tích cực và lạc quan.
- Iot ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.
- Vitamin C, B tăng sức đề kháng cho cơ thể.
>>> Xem thêm: Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo
Củ ấu có tác dụng gì?
- Giải độc: Theo kiến thức y học cổ truyền, củ ấu có tính mát giúp chống nóng, giải rượu và ngăn ngừa rôm sảy hiệu quả. Những củ ấu già còn có tác dụng bổ khí, thường được dùng hỗ trợ điều trị trĩ xuất huyết.
- Điều trị tiêu chảy hiệu quả: Củ ấu giúp đào thải các chất độc trong gan, bù nước giúp cơ thể nhanh hồi phục khi bị tiêu chảy.
- Chữa bệnh cúm: Khả năng kháng vi khuẩn mạnh mẽ của củ ấu giúp làm thông họng từ đó giảm cơn ho có đờm, chữa cảm cúm vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho kết quả về khả năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và bệnh eczema của củ ấu.
Cách sử dụng và liều lượng
Cách phổ biến để ăn củ ấu là luộc hoặc nghiền nhuyễn rồi trộn với đường, bột đa dụng để làm bánh. Nếu dùng củ ấu để chữa bệnh thì có thể sắc, rang cháy rồi tán thành bột, nấu cháo… Liều lượng sử dụng được khuyến cáo là 10-16g củ ấu nếu dùng ở dạng thuốc sắc. Bên cạnh đó, củ ấu còn dùng trong nhiều bài thuốc khác nên liều lượng có thể thay đổi tùy theo từng bài thuốc.
>>> Xem thêm: Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan
Một số bài thuốc trị bệnh từ củ ấu
Tham khảo ngay một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ củ ấu ngay dưới đây:
Chữa trĩ ra máu
Nguyên liệu cần có: Phẩn vỏ sấy khô của củ ấu
Cách thực hiện: Đốt phần vỏ củ ấu, sau đó tán thành bột mịn. Thêm vào dầu mè rồi trộn hỗn hợp cho đề rồi bôi trực tiếp lên hậu môn. Mỗi ngày bôi 3-4 lần để đạt được hiệu quả nhanh nhất.
Dùng khi huyết nhiệt, kinh nguyệt nhiều
Nguyên liệu chuẩn bị: 250 gram củ ấu
Cách thực hiện: Đun sôi nước rồi cho củ ấu vào luộc khoảng 1 giờ đồng hồ. Vớt ra rồi ép lấy nước. Thêm chút đường vào nước ép rồi uống 2 lần sáng tối.
>>> Xem thêm: Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng
Hỗ trợ Ung thư tử cung và ruột
Bài thuốc 1: Đun 20-30gram củ ấu đã bỏ vỏ đến khi hỗn hợp nhừ như cháo rồi dùng 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 2: Rang vàng vỏ củ ấu trên lửa nhỏ đến khi ngửi thấy mùi thơm rồi tắt bếp. Sắc hỗn hợp rồi nấu với nước thành thuốc để uống.
Chữa viêm loét dạ dày
Nguyên liệu cần có: 30 gram củ ấu bóc vỏ, 100 gram gạo nếp, 16 gram hòa sơn, 10 gram bạch cập, 6 gram táo đỏ, 20gram mật ong.
Cách thực hiện: Nấu củ ấu, gạo nếp, hòa sơn, bạch câpj và táo đỏ trên lửa nhỏ đến khi nhừ như cháo thì tắt bếp. Cho hỗn hợp ra bát rồi thêm mật ong vào trộn đều. Sử dụng 2-3 lần ăn trong ngày để chữa viêm loét dạ dày.
>>> Xem thêm: Hoa cứt lợn – Liều thuốc diệu kỳ cho bệnh viêm xoang
Chữa tỳ vị hư suy ở người cao tuổi
Nguyên liệu cần có: 10 gram củ ấu đã giã thành bột, 10 gram đảng sâm, 10 gram hoàng kỳ.
Cách thực hiện: Sắc đảng sâm và hoàng kỳ với 500 ml nước, đun trên lửa nhỏ trong vòng 20 phút. Lọc bỏ bã lấy phần nước rồi cho bột củ ấu và khuấy đều. Uống khi thuốc còn ấm.
Chữa đau lạnh bụng, ăn uống khó tiêu
Bài thuốc 1: Nấu 30 gram củ ấu tươi với 30 gram gạo nếp đến khi nhừ thành cháo thì tắt bếp. Thêm đường vào cho vừa khẩu vị rồi ăn 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 50 gram của ấu đã bóc vỏ, 16 gram hoài sơn, 16 gram bạch truật, 10 gram sơn tra, 6 gram mề gà và 3 gram cam thảo. Nấu các vị thuốc với 750ml nước trong lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml. Chia thành 3 lần uống trong ngày và uống khi bụng đói.
>>> Xem thêm: Nấm linh chi: Bật mí 6 tác dụng có thể bạn chưa biết
Chữa khô môi
Nguyên liệu cần có: 50 gram củ ấu tươi lấy phần thịt, 10 gram cam thảo, 10 gram hoàng cầm, 10gram cây kỷ tử, 20 gram địa cốt bì.
Cách thực hiện: Nấu toàn bộ dược liệu với 600ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi nước bay hơi còn khoảng 300ml. Chi làm hai lần uống mỗi ngày và sử dụng bài thuốc xuyên suốt 1 tuần để xem hiệu quả.
Chữa lỵ, đại tiện ra máu
Bài thuốc 1: Nấu vỏ củ ấu với 400ml nước trên lửa nhỏ, đợi đến khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chia làm hai lần uống mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị các vị thuốc gồm 60 gram vỏ củ ấu, 8 gram trắc bá diệp, 8 gram cỏ mực, 8 gram hoa hòe, 8 gram gương sen. Nấu với 750ml nước đến khi nước rút còn khoảng 300ml là đạt. Lọc bỏ bã để lấy phần nước và uống trước bữa ăn. Uống 2 lần mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh khiến nhiều người kinh ngạc
Giải rượu, điều trị say nắng
Nguyên liệu cần có: 150 gram- 230 gram củ ấu tươi (lấy phần thịt)
Cách thực hiện: Nhai củ ấu rồi nuốt vào để giải rượu và chữa say nắng. Nếu khó ăn có thể giã nát củ ấu, quậy với nước để uống.
Mất sức, trị tiêu chảy
Nguyên liệu cần có: 150 củ ấu già
Cách thực hiện: Luộc chín nguyên liệu rồi ăn phần thịt củ ấu để trị tiêu chảy.
>>> Xem thêm: Cà gai leo và 6 công dụng đối với sức khỏe
Chữa hư nhiệt, phiền khát
Nguyên liệu cần có: 50 gram thịt củ ấu, 15 gram địa cốt bì, 6 gram hoàng cầm, 6 gram cảm thảo và 6 gram kỷ tử.
Cách thực hiện: Nấu toàn bộ nguyên liệu trong 1 lít nước trên lửa nhỏ trong 15 phút. Lọc sạch bã để lấy nước thuốc. Uống khi nước còn ấm nóng, mỗi ngày uống 1 thang.
Trị mụn cơm, mụn cóc
Nguyên liệu cần có: Củ ấu tươi
Cách thực hiện: Giã nát củ ấu thành bột rồi lấy đắp lên vùng bị mụn cơm và mụn cóc để thanh nhiệt, giảm mụn.
>>> Xem thêm: Dầu hoa anh thảo: Công dụng, cách dùng có thể bạn chưa biết
Trị mụn nhọt
Bài thuốc 1 – khi bị nổi ghẻ nhọt kèm theo nóng người: Đốt củ ấu thành than rồi trộn với chu sa, băng phiến và một ít nước sôi tạo thành một hỗn hợp sệt để uống. Có thể dùng hỗn hợp này bôi lên vị trí mụt ghẻ nhọn để làm giảm viêm sưng và ngứa.
Bài thuốc 2 – bị mụn nhọt lên đinh ở ngón tay: Sao tồn tín củ ấu rồi tán mịn, trộn với tinh dầu thơm rồi bôi lên vùng da bị mụn nhọt.
Một số món ăn từ củ ấu tốt cho sức khỏe
Ăn tươi củ ấu: Rửa sạch và bỏ vỏ củ ấu tươi rồi ăn để bù nước khi bị hành sốt, chữa say nóng, say nắng…
Làm nước ép uống: Làm sạch 250 gram củ ấu rồi nấu trong 1 giờ. Ép củ ấu rồi lọc lấy nước, thêm đường vào khuấy đều để uống. Thức uống này giúp bạn điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị trĩ xuất huyết, giảm cơn đau rát hậu môn…
Ăn củ ấu luộc: Luộc củ ấu rồi bóc vỏ ăn để giúp hồi phục sức khỏe sau khi bị tiêu chảy, trị bệnh tỳ hư…
Nấu nhừ củ ấu để ăn: Đun củ ấu trên lửa nhỏ đến khi nhừ thành cháo. Món này hộ trợ điều trị ung thư cổ tử cung và ung thu dạ dày.
Nấu bột hồ củ ấu và củ mài: Nấu 30 gram củ ấu (lấy luôn vỏ) với 30 gram củ mài. Sau khi nguyên liệu chín thì ép lấy nước rồi đun chin thành bột hồ. Món ăn này dùng điều trị tiêu chảy mạn tính ở trẻ.
Dùng củ ấu nấu cháo: Cháo củ ấu giúp chữa tỳ vị hư suy, ăn uống khó tiêu. Cách thực hiện là nấu củ ấu với gạo nếu cho nhừ thành cháo, thêm đường là có thể ăn ngay.
Một số lưu ý khi sử dụng củ ấu
- Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần thận trọng khi sử dụng. Cần tìm hiểu về loại củ này cùng cách chế biến đúng cách để bảo vệ sức khỏe.
- Chỉ ăn củ ấu đúng theo liều lượng khuyến cáo, nếu làm dụng bạn sẽ bị đầy hơi và đau trướng bụng.
- Không nên uống nước liền sau khi ăn củ ấu vì sẽ gây cảm giác khó chịu cho hệ tiêu hóa. Người có tì vị yếu cũng cần tránh ăn sống củ ấu.
>>> Xem thêm: Đặc điểm của sâm bố chính và công dụng hữu ích bạn chưa biết
Trên đây là tổng hợp các thông tin dinh dưỡng và cách sử dụng củ ấu để hỗ trợ điều trị một số bệnh, hi vọng bạn sẽ mở rộng thêm kiến thức y học về loại củ này để chăm sóc gia đình tốt hơn. Để cập nhật những kiến thức mới về y học, bạn hãy truy cập Tin tức y tế. Bạn cũng đừng quên liên hệ đến số HOTLINE để được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc đặt lịch TẠI ĐÂY để được thăm khám tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.