Tin tức y tế

Chảy máu chân răng là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

15/11/2023

Đánh răng không đúng cách, thiếu chất dinh dưỡng, thay đổi nội tiết,…là những nguyên nhân khiến răng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng chảy máu chân răng, viêm lợi, viêm nha chu. Để khắc phục tình trạng này, cần thay đổi lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị chảy máu chân răng hiệu quả trong bài viết dưới đây. 

>> Xem thêm:

Chảy máu chân răng là tình trạng gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng khá phổ biến, do sự tổn thương của lợi, nướu khiến máu chảy ra từ chân răng. Nguyên nhân chính là do thói quen sinh hoạt không đúng cách, ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Hơn nữa, tình trạng này cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như suy giảm hệ miễn dịch, thiếu hụt chất dinh dưỡng, bệnh tiểu đường

Tổn thương của lợi và nướu khiến cho máu chảy ra từ chân răng
Tổn thương của lợi và nướu khiến cho máu chảy ra từ chân răng (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân bị chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng có thể do nhiều yếu tố, bao gồm các hoạt động chăm sóc răng miệng và ảnh hưởng của các bệnh lý khác. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến cho chân răng bạn chảy máu.

Viêm lợi

Chân răng chảy máu do viêm lợi được xem là một nguyên nhân khá phổ biến bởi sự tích tụ của các mảng bám ở đường viền chân răng hay còn gọi là cao răng. Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị viêm lợi là phần lợi bị kích ứng, đỏ và sưng lên hoặc chảy máu khi đánh răng.

>> Xem thêm:

Nguyên nhân viêm lợi là do sự tích tụ của các mảng bám ở đường chân răng hay còn gọi là cao răng
Nguyên nhân viêm lợi là do sự tích tụ của các mảng bám ở đường chân răng hay còn gọi là cao răng (Nguồn: Internet)

Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng mô và xương nâng đỡ răng bị tổn thương nếu không chăm sóc răng đúng cách. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho phần lợi bị nhiễm trùng và lâu dần sẽ kéo ra khỏi chân răng (tụt lợi). Một số triệu chứng của viêm nha chu bao gồm răng lung lay, hôi miệng, sưng lợi.

Do nội tiết tố

Khi cơ thể thay đổi nội tiết tố, trở nên căng thẳng cũng khiến nướu bị tổn thương. Nguyên nhân là do sự ức chế miễn dịch, nhiễm khuẩn làm giảm khả năng làm đông máu, dẫn đến viêm lợi.

Phụ nữ trong giai đoạn kỳ tiền kinh nguyệt thường có biểu hiện như sưng đỏ phần chân răng, chảy máu,…Đối với phụ nữ mang thai đang bị viêm lợi thường bị chảy máu chân răng nhiều từ tháng thứ 2 hoặc thứ 3 kéo dài đến tháng thứ 8.

>> Xem thêm: Quy trình lấy tủy răng và những thông tin cần biết

Nội tiết tố thay đổi nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh và trong kỳ kinh nguyệt
Nội tiết tố thay đổi nhất là trong giai đoạn tiền Mãn kinh và trong kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Internet)

Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng dịch mủ nhiễm trùng tích tụ bên trong răng, cũng là nguyên nhân khiến chảy máu chân răng. Dựa vào vị trí dịch mủ và nguyên nhân tích tụ mà áp xe được chia ra thành nhiều loại khác nhau, điển hình là áp xe quanh chóp (periapical) và áp xe nha chu (periodontal). Nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến cho dịch mủ nguy hiểm hơn, gây đau nhức, sưng mặt, Sốt cao và nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.

Gãy, nhổ răng

Sau khi nhổ hay gãy răng có thể xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng liên tục do ảnh hưởng của vết cắt trong khi phẫu thuật nha khoa. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian và có thể khỏi hẳn.

Dùng bàn chải lông cứng

Nướu được cấu tạo từ mô mỏng nên khi dùng bàn chải lông cứng và đánh răng mạnh có thể gây hỏng nướu và làm mòn men răng, dẫn đến tổn thương răng miệng.

Ngoài ra, kỹ thuật đánh răng cũng khiến cho chân răng chảy máu. Chuyển động tới lui khiến chân răng dễ bị đau và chảy máu, thay vào đó hãy thực hiện đánh răng chuyển động tròn để làm sạch an toàn và hiệu quả hơn.

Dùng chỉ nha khoa sai cách

Chỉ nha khoa được dùng để loại bỏ các mảng thức ăn thừa mà bàn chải đánh răng không thể xử lý được. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách cũng khiến cho răng bị tổn thương, sưng đỏ và chảy máu. Khi thực hiện thao tác dùng chỉ nha khoa nên nhẹ nhàng trượt lên xuống theo cấu trúc của răng thay vì buộc chỉ giữa các răng.

Dùng chỉ nha khoa sai cách có thể khiến răng bị tổn thương, sưng đỏ và chảy máu
Dùng chỉ nha khoa sai cách có thể khiến răng bị tổn thương, sưng đỏ và chảy máu (Nguồn: Internet)

Thiếu vitamin

Vitamin C, K được biết đến với khả năng tăng sự phát triển của mô, chữa lành vết thương và giúp răng chắc khỏe. Do đó, nếu bổ sung vitamin không đúng liều lượng có thể tăng khả năng mắc bệnh scorbut, Thiếu máu và chảy máu chân răng.

Đang điều trị ung thư

Ung thư khoang miệng là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khiến khoang miệng xuất hiện hạch. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những triệu chứng nghiêm trọng như chèn ép các cơ quan khác, niêm mạc miệng, chảy máu răng…

Ngoài ra, một số bệnh về Ung thư máu cũng khiến cho răng bị tổn thương, chảy máu, bầm tím nướu, sưng lợi, viêm loét…

Sốt xuất huyết

Bệnh Sốt xuất huyết kéo dài gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến da, răng, chảy máu… Đây không phải là nguyên nhân chính khiến chân răng chảy máu nhưng nếu không được điều trị sớm cũng có thể tác động tiêu cực đến da, răng, chảy máu, thậm chí có thể gây xuất huyết ở tiêu hóa, não bộ.

Nếu không chữa trị bệnh sốt xuất huyết kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chân răng
Nếu không chữa trị bệnh Sốt xuất huyết kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chân răng (Nguồn: Internet)

Hút thuốc lá

Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư, hơn nữa còn gây ra chảy máu chân răng, hôi miệng, răng ố vàng. Hút thuốc còn làm giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và bám vào mảng răng.

Các cách trị chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm nhiễm, bệnh tim mạch… Do đó, nếu phát hiện những thay đổi bất thường, hãy thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc gặp ngay chuyên gia sức khỏe để tham khảo ý kiến. Dưới đây là một vài cách thói quen giúp hạn chế tình trạng này.

Dùng bông, gạc cầm máu

Nếu chảy máu chân răng thông thường hoặc chảy ít, có thể dùng băng gạc sạch để áp vào vùng đang bị chảy máu đến khi ngừng chảy. Tuy nhiên, đối với một số người có hệ miễn dịch kém, phương pháp này thường tốn nhiều thời gian hơn.

Dùng đá lạnh

Ngoài việc dùng băng gạc, có thể sử dụng một túi gạc mát rồi chường lên đá lên trên vùng đang bị sưng, chảy máu. Chườm đá mát trong 10 phút mỗi lần, cách nhau 10 phút. Biện pháp này dùng để chữa trị các vết thương nhỏ, vết cắt hay vết trầy xước. 

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng giúp loại bỏ mảng bám sau khi đánh răng, hạn chế chảy máu và giúp hơi thở thơm mát nhờ vào các hoạt chất như chlorhexidine, hydrogen… Hoặc có thể thay thế bằng nước muối sinh lý có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong răng miệng, ngăn ngừa viêm lợi.

Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách cũng cải thiện sức khỏe của lợi và giảm tình trạng chảy máu. Ngoài ra, có thể dùng tăm nước thay vì dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

Dùng nước súc miệng hoặc nước muối ấm để hạn chế chảy máu và giúp hơi thở thơm mát
Dùng nước súc miệng hoặc nước muối ấm để hạn chế chảy máu và giúp hơi thở thơm mát (Nguồn: Internet)

Ưu tiên chọn bàn chải lông mềm

Lựa chọn những bàn chải đánh răng lông mềm là biện pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng chảy máu, đồng thời giúp răng khỏe mạnh và trắng sáng hơn. Nên ưu tiên những bàn chải bằng tay hoặc bằng điện có đầu lông bằng nylon mềm, đầu cùn để hạn chế áp lực lên chân răng. Ngoài ra, cần xây dựng thói quen đánh răng 2 lần 1 ngày và thay bàn chải mới sau 3 đến 4 tháng sử dụng,

Lựa chọn bàn chải đánh răng có đầu lông bằng nylon mềm, đầu cùn
Lựa chọn bàn chải đánh răng có đầu lông bằng nylon mềm, đầu cùn (Nguồn: Internet)

Hạn chế hút thuốc

Thói quen hút thuốc không những ảnh hưởng sức khỏe của răng miệng mà còn khiến hơi thở có mùi khó chịu. Vì vậy, hạn chế thuốc lá mang lại sự tự tin và tăng cường sức khỏe tổng thể, nhất là đối với răng miệng.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiễm trùng nướu và hạn chế chảy máu chân răng. Trên thực tế, bạn cũng có thể chảy máu nếu thiếu vitamin ngay cả khi vệ sinh răng miệng đúng cách, do đó bổ sung dinh dưỡng là thói quen cơ học rất tốt cho răng.

Một số thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng như cam, khoai lang, ớt chuông, cà rốt… Đồng thời bổ sung thêm các khoáng chất khác như canxi, magie, kali để duy trì sức khỏe răng miệng và hạn chế viêm.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng chảy máu kéo dài
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng chảy máu kéo dài (Nguồn: Internet)

Thường xuyên đi cạo vôi răng

Lấy vôi răng giúp loại bỏ mảng bám ngăn răng và lợi, tránh tình trạng viêm lợi và gây chảy máu. Nên duy trì định kỳ 6 tháng 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Hơn nữa lấy vôi răng giúp chữa trị chảy máu bằng thuốc được hiệu quả hơn.

Dùng thuốc điều trị

Trong y học hiện đại, đã có nhiều nghiên cứu đưa ra những loại thuốc có tác dụng điều trị chảy máu chân răng như Amoxicillin, Metronidazol… Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe trước khi dùng để không gây ra tác dụng phụ.

Tình trạng chảy máu chân răng như thế nào thì cần gặp bác sĩ?

Nếu có những dấu hiệu sức khỏe răng miệng đang tổn thương như chảy máu chân răng không cần được, viêm lợi, đau răng, hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn trực tiếp để xác định được nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp chữa trị hiệu quả.

Cơ thể thiếu hụt vitamin C, K và nhiều khoáng chất khác cũng khiến cho chân răng chảy máu liên tục. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, nên tìm gặp các chuyên gia y tế để kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.

Thường xuyên đến nha khoa để thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát, có thể ngăn ngừa sự phát triển của các yếu tố gây bệnh như ung thư.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng chảy máu kéo dài
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng chảy máu kéo dài (Nguồn: Internet)

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả. Tuy nhiên để có thể phát hiện kịp thời và tìm cách chữa trị phù hợp, hãy thay đổi thói quen sinh hoạt từ ngay bây giờ và thường xuyên đến kiểm tra răng miệng tại các bệnh viện hoặc nha khoa uy tín. Ngoài ra, nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, đừng quên truy cập vào Tin tức y tế thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ cập nhật mới nhất nào. Đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp vào HOTLINE để nhận tư vấn miễn phí tại Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.