Filter Từ điển y khoa

Áp xe răng

  • Tổng quan

    Filter

    Áp xe răng là tình trạng xuất hiện túi mủ do nhiễm trùng từ vi khuẩn gây ra và thường xảy ra ở các khu vực gần răng. Loại áp xe quanh chóp thường xảy ra ở đầu chân răng, còn áp xe nha chu xảy ra ở nướu bên cạnh chân răng. 

    Các phương pháp điều trị áp xe của nha sĩ thường là dẫn lưu và loại bỏ nhiễm trùng. Việc điều trị tủy cũng được khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp cần tiến hành nhổ răng khi tình trạng trở nặng. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

  • Triệu chứng

    Filter

    Áp xe răng là tình trạng xuất hiện túi mủ do nhiễm trùng từ vi khuẩn gây ra và thường xảy ra ở các khu vực gần răng vì nhiều lý do khác nhau.

    Áp xe răng gây sưng và đau nhức ở chân răng. (Nguồn: Internet)

    Các dấu hiệu và triệu chứng của áp xe răng bao gồm:

    • Đau răng dữ dội, liên tục, đau nhói lan đến xương hàm, cổ hoặc tai.
    • Đau hoặc khó chịu với khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh, áp lực khi nhai hoặc
    • .cắn.
    • Sốt.
    • Sưng ở mặt, má hoặc cổ dẫn đến khó thở hoặc khó nuốt.
    • Hạch bạch huyết sưng tấy dưới hàm hoặc ở cổ.
    • Mùi hôi miệng.
  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Khi bạn bị sốt và sưng tấy ở mặt, khó thở hoặc khó nuốt, bạn cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Những triệu chứng này có thể cho thấy nhiễm trùng đã lan sâu hơn vào hàm, cổ họng hoặc cổ, thậm chí các khu vực khác trên cơ thể bạn.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Áp xe răng thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Tủy răng là phần trong cùng của răng chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết. Vi khuẩn xâm nhập qua khoang răng, vết sứt mẻ hoặc vết nứt trên răng và lan xuống tận chân răng gây ra sưng và viêm.

  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố rủi ro

    Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ bị áp xe răng:

    • Chăm sóc răng miệng kém: Không chăm sóc răng và nướu đúng cách làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng, bao gồm sâu răng, nướu, áp xe và các biến chứng răng miệng khác.
    • Ăn nhiều đường: Thường xuyên ăn và uống thực phẩm nhiều đường góp phần gây sâu răng và biến thành áp xe răng.
    • Khô miệng: Bị khô miệng làm tăng nguy cơ sâu răng.

    Hai loại áp xe răng thường thấy là áp xe quanh chóp và áp xe nha chu.

    Áp xe răng thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. (Nguồn: Internet)

    Biến chứng

    Tình trạng áp xe răng sẽ không biến mất nếu không được điều trị đúng cách. Nếu áp xe vỡ ra, cơn đau có thể được cải thiện nhiều khiến bạn nghĩ rằng vấn đề đã biến mất. Tuy nhiên, bạn vẫn phải kiểm tra y tế thường xuyên. Trường hợp áp xe không vỡ ra, nhiễm trùng có thể lan đến hàm và các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, khi răng nằm gần xoang hàm trên có thể phát triển một lỗ hở ở giữa gây nhiễm trùng trong khoang xoang, tồi tệ hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.

    Nếu bạn có hệ thống miễn dịch suy yếu và không điều trị áp xe răng kịp thời thì nguy cơ nhiễm trùng lây lan sẽ càng cao.

  • Phòng chống

    Filter

    Ngăn ngừa sâu răng là điều cần thiết để giúp tránh bị áp xe răng. Một số cách chăm sóc răng miệng được khuyến khích, bao gồm:

    • Uống nước có chứa fluoride.
    • Đánh răng trong hai phút ít nhất hai lần một ngày bằng kem đánh răng có fluoride.
    • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng hàng ngày.
    • Thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3 đến 4 tháng hoặc bất cứ khi nào lông bàn chải bị sờn.
    • Ăn thực phẩm lành mạnh, hạn chế đồ ngọt và đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn.
    • Gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng thường xuyên.
    • Cân nhắc sử dụng thuốc sát trùng hoặc nước súc miệng có fluoride để tăng thêm lớp bảo vệ chống sâu răng.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 26/10/2023