Viêm màng não là một căn bệnh không quá phổ biến, tuy nhiên những biến chứng và hậu quả bệnh để lại rất khôn lường. Người mắc bệnh sẽ bị giảm chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và những vấn đề về nhận thức khác nữa. Do đó, để có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, cần phải biết rõ nguyên nhân nhiễm bệnh là do đâu. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ chia sẻ cho bạn tất cả những điều cần biết về căn bệnh này.
>> Xem thêm:
Viêm màng não là gì?
Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp màng bao quanh não và tủy sống. Từ đó gây ra những triệu chứng khó chịu như: Sốt, buồn nôn, đau đầu, cứng gáy, dị ứng với ánh sáng, số lượng bạch cầu trong dịch não tăng,… Tùy thuộc vào thể trạng và tác nhân mà bệnh có thể chữa khỏi sau vài tuần, nếu chậm trễ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
>> Xem thêm: Châm cứu điều trị liệt cơ mặt ngoại biên cho bệnh nhi 13 tuổi
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não
Viêm nhiễm màng não là một bệnh lý nguy hiểm, mà nguyên nhân có thể là do vi khuẩn HL, virus, nấm hoặc nhiễm ký sinh trùng gây ra.
Viêm màng não do vi khuẩn
Ở trẻ em, vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib), Streptococcus pneumoniae, phế cầu và não mô cầu thường là nguyên nhân chính gây loại bệnh này. Còn ở người lớn thường sẽ là do liên cầu khuẩn, não mô cầu và phế cầu.
Theo con số thống kê tại Hoa Kỳ mỗi năm, số người mắc bệnh này do vi khuẩn dao động từ 3000-5000 người. Trong đó, số người tử vong chiếm tỉ lệ từ 20% – 25%. Đặc biệt, dù được điều trị kịp thời, nhưng nếu trong vòng 24h, sự viêm nhiễm màng não do vi khuẩn gây ra bùng phát nhanh chóng thì tử lệ tử vong có thể lên tới con số đáng báo động 50%.
Viêm màng não do virus
Các loại virus thường gặp gây ra bệnh này bao gồm:
- Enterovirus: Là loại virus gây viêm nhiễm màng não phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi, đặc biệt chiếm 85% trường hợp ở trẻ em.
- Coxsackie và Echovirus: Đây là 2 loại virus gây bệnh thường gặp với chủng nổi bật như Coxsackie virus A6 và B3, Echovirus type 30, 18, 9, 11,…
- Coxsackie virus nhóm B và EV71 và A16: Gây viêm màng não ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
- Một số chủng virus khác có thể gây viêm não phối hợp.
- Virus bại liệt: Đôi khi có thể gây viêm não nước trong, nhưng đã có vắc xin phòng ngừa.
Viêm màng não do ký sinh trùng
Đây là một nguyên nhân hiếm gặp. Nếu chẳng may ăn phải thức ăn từ các loại động vật chứa ký sinh trùng như: Gia cầm, rắn, ốc sên, cá,…. bạn có thể bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các loại thức ăn sống, chưa được chế biến kỹ.
Viêm màng não do nấm
Nguyên nhân do nấm gây ra thường ít xảy ra với người bình thường, chỉ dễ gặp đối với những người bị rối loạn hệ miễn dịch hoặc có hệ thống miễn dịch suy giảm, người nhiễm HIV/AIDS, người dùng chất gây nghiện, ung thư,…
Viêm màng não do amip
Trong trường hợp này, amip “ăn não” người (Naegleria fowleri) sống trong các nguồn nước ngọt xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, gây ra viêm nhiễm vùng này. Triệu chứng của bệnh do amip sẽ có thể dẫn đến mất vị giác, thay đổi mùi,…
>> Xem thêm: Kỹ thuật ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền dây thần kinh
Viêm màng não không nhiễm trùng
Tình trạng bệnh này còn được gọi là viêm nhiễm màng não vô khuẩn. Tác nhân dẫn đến bệnh này có thể là do mắc các bệnh ung thư, lupus ban đỏ,…Một số trường hợp khác có thể là do người bệnh bị trải qua phẫu thuật do chấn thương dầu hoặc dùng một số loại thuốc, dẫn đến sự viêm nhiễm màng não này.
Viêm màng não mãn tính
Để xuất hiện triệu chứng nhận biết viêm nhiễm màng não mãn tính có thể mất khoảng vài tuần. Nếu cơ thể của bạn bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn mycobacteria, các sinh vật này có thể xâm nhập vào mô và chất lỏng xung quanh não, gây ra bệnh.
Triệu chứng viêm màng não
Viêm nhiễm màng não có rất nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Triệu chứng viêm màng não do virus
Đối với triệu chứng viêm nhiễm màng não do virus sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào độ tuổi.
- Đối với trẻ em các triệu chứng sẽ bao gồm: Thường xuyên quấy khóc, nôn trớ, biếng ăn, tiêu chảy, nổi ban đỏ và một số vấn đề hệ hô hấp,…
- Đối với người lớn sẽ có những triệu chứng như: Sốt, đau đầu, nôn ói, hôn mê, Dị ứng với ánh sáng, co giật, cổ bị cứng, cảm giác thèm ăn, buồn ngủ, thậm chí là tâm trạng thay đổi thất thường, rối loạn lo âu,….
Triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn
Đối với các trường hợp viêm nhiễm màng não do vi khuẩn gây ra, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số triệu chứng của bệnh này như: Đau đầu, thường xuyên cáu gắt, tâm trạng thất thường, Dị ứng với ánh sáng, ớn lạnh, sốt, buồn ngủ, vùng da có những vết bầm tím, hôn mê,…
Triệu chứng viêm màng não do nấm
Bao gồm những triệu chứng sau:
- Nôn ói
- Dị ứng sáng
- Sốt và đau đầu
- Cứng cổ
- Thể trạng kém, cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi
- Dễ nhầm lẫn, thậm chí có thể bị mất phương hướng.
Triệu chứng do viêm màng não mãn tính
Triệu chứng viêm nhiễm mãn tính này được xác định là khi người bệnh có các triệu chứng bệnh kéo dài hơn 1 tháng. Các triệu chứng bệnh viêm nhiễm màng não mãn tính cũng có biểu hiện tương tự như viêm nhiễm màng não cấp tính: Sốt, đau đầu, tăng nhịp tim, sợ sáng, lú lẫn, đau lưng, gáy cứng,…Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ phát triển chậm hơn.
>> Xem thêm: Bạn đã biết: Đột quỵ và thời gian vàng cấp cứu trong đột quỵ?
Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh viêm màng não?
Ai cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh này, từ trơ sinh từ 1- 12 tháng tuổi, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người trưởng thành và cả người già. Đặc biệt, hai nhóm đối tượng dễ bị bệnh tấn công nhất đó là trẻ nhỏ và người già. Nếu không được phát hiện và điều trị sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến nhanh và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Những nguy cơ của bệnh viêm màng não
- Không tiêm chủng: Tiêm chủng được coi là biện pháp phòng nhiều bệnh nguy hiểm. Một số vắc-xin phòng bệnh này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, vì vậy việc tiếp cận cũng tương đối khó khăn với mọi người, nên nguy nhiễm bệnh vẫn còn cao.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Người suy giảm miễn dịch, bao gồm người mắc HIV/AIDS, các rối loạn tự miễn dịch, đang hóa trị liệu, cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương, ung thư, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,….có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch yếu hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm màng não trong giai đoạn thai kỳ.
- Tuổi tác: Trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh và người cao tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
>>> Xem thêm: Hẹp ống sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chữa trị
Các biến chứng do viêm màng não gây ra
- Tổn thương não bộ: Viêm màng não có thể dẫn đến tổn thương các cấu trúc não, tổn thương dây thần kinh 2, 3, 4, 6 của sọ…gây ra các vấn đề như đau đầu, sợ sáng, buồn nôn và thậm chí là mất ý thức.
- Gây viêm não: Bệnh có thể lay lan sang não và gây ra tình trạng viêm não, với các triệu chứng như: Khó ngủ, mệt mỏi, suy giảm thị lực, khả năng nhận thức…
- Gây rối loạn chức năng hệ thần kinh não, dẫn tới bệnh động kinh.
- Làm ảnh hưởng tới dịch não, bao gồm: Cản trở lưu thông dịch não, tắc nghẽn dịch não tủy, hội chứng não úng thủy,…
- Đột quỵ: Viêm nhiễm màng não có thể dẫn đến nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến đột quỵ. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ không phổ biến.
- Nhiễm trùng huyết: Căn bệnh này có thể lan sang máu làm nhiễm trùng huyết, từ dó có thể làm suy giảm tuần hoàn, suy nội tạng, thậm chí có thể tử vong.
- Gây ra một số vấn đề khác như: Áp lực trong não, áp lực trong phần cứng của não, sự hình thành mủ ở dọc theo các huyết quản, viêm xung quanh các mạch máu trong não và viêm tắc tĩnh mạch.
Phương pháp chẩn đoán viêm màng não
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến hiện nay như:
- Chọc dịch não tủy: Đây là phương pháp thường được áp dụng nhất để chẩn đoán bệnh về não. Để thực hiện, các bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ chọc vào vùng thắt lưng để lấy dịch não tủy của người bệnh. Sau đó sẽ mang đi xét nghiệm, để kiểm tra tác nhân gây bệnh là gì.
- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm để đánh giá mức độ viêm nhiễm.
- Chụp MRI và CT: Cả hai phương pháp hình ảnh này được áp dụng để cho ra hình ảnh chi tiết về não và màng não, giúp xác định bệnh.
- Cấy máu xác định vi khuẩn trong máu: Xác định sự hiện diện của vi khuẩn như N. meningitidis và S. pneumonia trong máu để phát hiện nhiễm trùng huyết và viêm nhiễm màng não.
- Công thức máu toàn phần: Kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu. Sự tăng cao của bạch cầu thường được ghi nhận trong trường hợp nhiễm bệnh này.
Cách điều trị viêm màng não
Viêm nhiễm màng não là một loại bệnh phức tạp, cần có sự can thiệp y tế kịp thời và đúng cách. Tuy vào bệnh nền, mức độ nhiễm trùng và nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân khác nhau.
Thông thường, điều trị bệnh này sẽ dựa vào một số nguyên tắc như: Điều trị dựa vào nguyên nhân (do vi khuẩn, do ký sinh trùng, do nấm, do virus hay bệnh mãn tính), điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm áp lực nội sọ với thuốc lợi tiểu và một số thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, giảm tình trạng nôn ói,…
>>> Xem thêm: Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hốc mắt và thần kinh thị giác
Các phương pháp phòng ngừa bệnh viêm màng não
Hiện nay, bệnh này thuộc nhóm bệnh có biến chứng nguy hiểm và có tỉ lệ không qua khỏi rất cao. Vậy nên, để hạn chế mắc bệnh, bạn có thể thực hiện một số cách phòng ngừa như sau:
- Không chia sẻ đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt khi mình đang nhiễm bệnh hoặc ngược lại.
- Giữ khoảng cách an toàn với người bệnh, ít nhất 1m và che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước kháng khuẩn.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc.
- Chăm sóc sức khỏe đặc biệt khi có bệnh lý mãn tính hoặc sử dụng thuốc giảm miễn dịch.
- Tiêm phòng vắc xin như: Vắc-xin VA-Mengoc-BC – CuBa, vắc-xin Menactra – Mỹ, vắc xin Synflorix – Bỉ, vắc-xin Prevenar 13 – Bỉ, vắc-xin Hib (Haemophilus influenzae týp B).
Câu hỏi thường gặp
Bệnh vẫn có thế chữa được, nếu phát hiện kịp thời và tìm ra đúng nguyên nhân nhiễm bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị hiệu quả.
Đây là một bệnh viêm nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu người mắc bệnh không đến bệnh viện để thăm khám, nhập viện và điều trị kịp thời.
Hy vọng, những chia sẻ trên về bệnh viêm màng não sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Từ đó có những liệu pháp phòng ngừa và chữa trị đúng cách, giúp bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân. Ngoài ra, nếu bạn muốn cập nhật thêm những Tin tức Y tế khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.