Tin tức y tế

Kỹ thuật ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền dây thần kinh

02/08/2023

Ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền dây thần kinh là kỹ thuật thăm khám phổ biến nhằm nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, đồng thời đánh giá sự mất phân bố thần kinh cơ. 

Hình mô tả phản ứng điện của thần kinh và cơ (Nguồn: Internet)

Khi nào cần thực hiện ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền dây thần kinh?

Người bệnh khi có những dấu hiệu bệnh lý sau đây thì nên được ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền dây thần kinh:

  • Có cảm giác tê cứng, đau mỏi tay chân. 
  • Yếu cơ. 
  • Hay bị chuột rút. 
  • Bị châm chích ở da. 
  • Méo miệng.
  • Sụp mí.
  • Rung giật cơ.

Ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền dây thần kinh giúp chẩn đoán các tổn thương do thần kinh hoặc cơ như

  • Bệnh viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ. 
  • Hội chứng ống cổ tay. 
  • Bệnh nhược cơ.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm. 
  • Các rối loạn của rễ thần kinh. 
  • Liệt dây thần kinh số V.

Các ứng dụng của máy đo điện cơ 

Ứng dụng thực tế của máy đo điện cơ (Nguồn: Internet)

Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh cơ

  • Chẩn đoán và tiên lượng tổn thương dây thần kinh do chấn thương (chấn thương tủy sống, chấn thương dây thần kinh).
  • Chẩn đoán hoặc khẳng định những nghi ngờ bệnh lý Thần kinh ngoại biên (do tăng ure huyết, do rối loạn chuyển hóa hoặc miễn dịch, do đái tháo đường..).
  • Chẩn đoán phân biệt những triệu chứng than phiền (đau ở chi, yếu chi, mỏi, chuột rút, bồn chồn, rối loạn cảm giác da, dị cảm..).
  • Định khu những tổn thương thần kinh cục bộ hoặc do chèn ép (hội chứng ống cổ tay, cổ chân, ép rễ thần kinh), viêm dây thần kinh, bệnh thần kinh vận động, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh.

Điện cơ kim chỉ định trong

  • Tổn thương nhu mô cơ (bệnh lý cơ, viêm cơ).
  • Chẩn đoán và tiên lượng tổn thương dây thần kinh do chấn thương (chấn thương cột tủy, chấn thương dây thần kinh).
  • Chẩn đoán hoặc khẳng định những nghi ngờ bệnh lý Thần kinh ngoại biên (do tăng ure huyết, do rối loạn chuyển hóa hoặc miễn dịch, do đái tháo đường…).
  • Chẩn đoán phân biệt những triệu chứng than phiền (đau ở chi, yếu chi, mỏi, chuột rút, bồn chồn, rối loạn cảm giác da, dị cảm..).
  • Định khu những tổn thương thần kinh cục bộ hoặc do chèn ép (hội chứng ống cổ tay, cổ chân, ép rễ thần kinh), viêm dây thần kinh, bệnh thần kinh vận động, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh.

Kết hợp đo tốc độ dẫn truyền và điện cơ kim trong các bệnh lý đặc biệt hoặc để phân biệt nguồn gốc của bệnh do cơ hay do thần kinh gây ra.

Quy trình ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền dây thần kinh tại Bệnh viện Quốc tế Vinh

Bác sĩ đang tư vấn về quy trình đo điện cơ tại Bệnh viện Quốc tế Vinh (Nguồn: Internet)

  • Người bệnh vệ sinh tay chân sạch sẽ và được Bác sĩ tư vấn, giải thích cụ thể về kỹ thuật đo này. 
  • Người bệnh ngồi ở tư thế giãn cơ. 
  • Kỹ thuật viên sát khuẩn các vùng da cần khảo sát. 
  • Dán điện cực ở các vị trí trên đường đi của dây thần kinh cần đánh giá để do tốc độ dẫn truyền thần kinh – cơ đối với chỉ định đo tốc độ dẫn truyền hoặc cắm điện cực kim xuyên qua da vào cơ đối với chỉ định điện cơ kim (dựa vào chỉ định của Bác sĩ).
  • Dùng điện cực lưỡng cực khích thích các vị trí khảo sát (trên đường đi của dây thần kinh cần khảo sát).
  • Máy tính sẽ ghi lại sóng xung điện do co cơ gây ra và phân tích cho ra các chỉ số của các sóng.
  • Bác sĩ chuyên khoa dựa vào các chỉ số ghi được để đánh giá mức độ dẫn truyền cũng như phản xạ của các cơ.

Ưu điểm của ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền dây thần kinh tại Bệnh viện Quốc tế Vinh

  • Dễ thực hiện.
  • Thao tác nhanh.
  • Đánh giá được chức năng dẫn truyền của dây thần kinh và phản xạ co cơ tại vùng mà dây thần kinh chi phối.
  • Giúp tiên lượng thời gian phục hồi sau điều trị.
  • Định khu tổn thương ở rễ thần kinh để định hướng làm các cận lâm sàng chuyên sâu.
  • Giúp chẩn đoán xác định trong bệnh nhược cơ.
  • Giá thành rẻ hơn so với MRI.
  • Không cần nhịn ăn sáng.

Bác sĩ CKI. Nguyễn Thị Vân Anh – Trưởng khoa Khám bệnh

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.