Viêm da cơ địa (eczema) là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Triệu chứng điển hình của căn bệnh này là gây ngứa ngáy, nổi ban đỏ, thậm chí là chảy dịch. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa? Cách chẩn đoán và điều trị Viêm da cơ địa như thế nào? Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu trong bài viết sau!
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da tái phát mạn tính với cơ thế bệnh sinh phức tạp, nguyên nhân liên quan đến yếu tố di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và biểu bì cũng như các yếu tố môi trường khác. Triệu chứng chính của Viêm da cơ địa là ngứa, nổi ban đỏ kích ứng da. Do ngứa nên bệnh nhân thường gãi, khiến da trầy xước, nhiễm trùng và sưng viêm, tiết mủ có mùi hôi. Việc chà xát da kéo dài sẽ khiến lớp da dày lên, khô và nứt nẻ.
Các đối tượng thường dễ mắc viêm da cơ địa:
- Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường bị thay đổi tâm sinh lý và thay đổi nội tiết tố. Từ đó ảnh hưởng đến làn da, dễ mắc viêm da cơ địa.
- Phụ nữ sau khi sinh: Phụ nữ sau sinh cơ thể chưa hoàn toàn phục hồi, hệ miễn dịch cũng còn yếu. Nếu thực hiện thêm cách kiêng cữ dân gian như kiêng tắm gội thì nguy cơ mắc bệnh viêm da là rất cao.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đây là nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Theo thống kê thì có đến hơn 50% trẻ sơ sinh mắc Viêm da cơ địa trong 2 tháng đầu tiên. Nếu không được chữa trị đúng cách thì sẽ kéo dài bệnh đến khi trưởng thành, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Người lớn: Người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh ít hơn trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu vị Viêm da cơ địa thì bệnh tiến triển rất nhanh, dễ trở nặng và khó điều trị hơn.
Xem thêm:
- Viêm da tiết bã: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Bệnh viêm da tiếp xúc thực vật ánh sáng
- Zona Và Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa thường gây ra các triệu chứng như ngứa, da khô, đỏ và có thể xuất hiện vảy. Các vùng da bị ảnh hưởng nằm ở các khu vực gấp khúc của cơ thể như khuỷu tay, đầu gối, cổ tay và cổ chân. Tuy nhiên, xét trên từng đối tượng bệnh nhân cụ thể thì bệnh lý này lại có những biểu hiện không giống nhau. Cụ thể như sau:
Triệu chứng đối với trẻ sơ sinh
Nghiên cứu cho thấy, 60% ca bệnh mắc Viêm da cơ địa là trẻ từ 0 – 1 tuổi, khởi phát bệnh trong giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là:
- Tróc vảy da và xuất hiện ban đỏ ở 2 bên má, trán, xung quanh miệng và các kẽ da
- Có mụn nước nhỏ li ti ở những vùng ban đỏ
- Mụn nước có thể vỡ ra và chảy dịch
- Xuất hiện các vết loét bị đóng vảy, gây khô da, nẻ da
- Ngứa ngáy làm trẻ khó chịu, quấy khóc, mất ngủ
- Bệnh Viêm da cơ địa có thể đi kèm các bệnh lý khác như tiêu chảy và viêm tai giữa.
Triệu chứng đối với trẻ nhỏ
Dấu hiệu nhận biết Viêm da cơ địa ở trẻ em là:
- Da khô ráp, nứt nẻ, vùng da bị viêm có thể tróc vảy, sau khi bong để lại vết thâm trên da.
- Tổn thương da và nổi mẩn đỏ ở các nếp da (kẽ da) như sau đầu gối, khuỷu tay,…
- Ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ phải gãi liên tục, cọ xát thường xuyê khiến da tổn thương
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm lý của trẻ.
Triệu chứng đối với người lớn
Đối với người trưởng thành, dấu hiệu của bệnh Viêm da cơ địa sẽ không rõ rệt như trẻ em, bởi sức đề kháng của người lớn tốt hơn rất nhiều. Chủ yếu là Da khô sần sùi, đi kèm một số triệu chứng của bệnh hen suyễn, viêm mũi Dị ứng hoặc dị ứng với thực phẩm.
Những triệu chứng bệnh Viêm da cơ địa ở người lớn trong giai đoạn cấp tính là:
- Xuất hiện nhiều mẩn đỏ trên da
- Mụn nước nhỏ li ti và nông trên bề mặt da
- Mụn nước bị vỡ chảy dịnh có mùi hôi gây phù nề, vảy nến
- Vùng da bị viêm luôn ngứa ngáy, sưng rát và đau
- Dạ bị tổn thương gây bội nhiễm, viêm loét, mụn mủ
Khi chuyển sang gia đoạn vị Viêm da cơ địa mạn tính thì sẽ có thêm các biểu hiện như:
- Da vị tổn thương bị thâm sạm, nứt nẻ và dày sừng lên
- Ngứa ngáy nhiều hơn, âm ỉ và dữ dội.
Xem thêm:
- Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
- Triệu chứng của dị ứng thời tiết và cách chữa trị
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một căn bệnh dị ứng, có tính di truyền từ gia đình. Ngoài ra, nguyên nhân mắc bệnh cũng có thể do da quá khô, dễ kích ứng hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch bẩm sinh gây nổi mẩn ngứa đỏ trên da.
Những nguyên nhân gây bệnh Viêm da cơ địa khác bao gồm:
- Điều kiện môi trường sống không tốt: Ô nhiễm, khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại.
- Dị ứng thực phẩm như trứng, sữa, cá, đậu nành hoặc lúa mì,…
- Viêm da do các tác nhân như xà phòng, chất tẩy rửa
- Thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường có độ ẩm thấp
- Rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh hoặc suy giảm hệ miễn dịch
Lưu ý: Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa, tuy nhiên để xác định chính xác thì bạn cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Bệnh Viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, khiến người bệnh gặp trở ngại tâm lý vì yếu tố thẩm mỹ. Đồng thời, mắc bệnh kéo gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh.
Bệnh Viêm da cơ địa có thể biểu hiện thành từng đợt, sau đó sẽ tự thuyên giảm tùy theo cơ địa của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân liên tục gãi nhiều trong khi bàn tay không được đảm bảo vệ sinh thì có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng da.
Trong trường hợp da bị bội nhiễm thêm virus từ bên ngoài sẽ gây nên hội chứng Kaposi-julius berg (hay eczema herpeticum). Bệnh lý này có biểu hiện khá nặng nề như sốt, mụn nước trên da, cơ thể mệt mỏi, tổn thương nội tạng… Ngoài ra, bệnh Viêm da cơ địa có tính chất mạn tính và có thể kéo dài nhiều năm nên nếu điều trị không đúng cách, lạm dụng thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể khiến da đỏ toàn thân, xuất hiện các đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên.
Ngoài ra, nếu bị viêm ở vùng da xung quanh mắt sẽ làm cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có thể bị thâm do gãi thường xuyên. Điều này cũng để lại các vết xước trên da, gây mất thẩm mỹ hoặc nghiêm trọng hơn là có thể khiến da nhiễm trùng với các biến chứng bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm kết mạc, viêm mí mắt. Do đó, nếu nghi ngờ chàm ở vùng mắt xảy ra, bạn cần có biện pháp điều trị đúng chuẩn càng sớm càng tốt.
Biến chứng của bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách thì có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ như:
- Mắc hen suyễn và Sốt cỏ khô: Khoảng hơn 50% trẻ em dễ mắc bệnh này sau khi bị viêm da cơ địa
- Gây viêm da thần kinh mạn tính: Biểu hiện của bệnh này là da nổi vảy dày lên và ngựa mạn tính, càng gãi càng ngứa.
- Làm nhiễm trùng da: Do bệnh nhân gãi nhiều, gây ra các vết loét và dễ bị nhiễm khuẩn.
- Bệnh viêm da tiếp xúc Dị ứng hoặc kích ứng da
- Rối loạn giấc ngủ, thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm do ngứa ngáy, khó chịu kéo dài.
Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa
Chẩn đoán Viêm da cơ địa được xác định dựa trên triệu chứng lâm sàng và tiểu sử bệnh, sau khi loại trừ các tình trạng viêm da đỏ và eczema khác. Cụ thể như sau:
1. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để đánh giá các triệu chứng xuất hiện trên da của người bệnh, bao gồm ngứa, da khô, da bị viêm nhiễm, da bị nứt nẻ, và các vết sưng đỏ. Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở các vùng da như khuỷu tay, khuỷu chân, mặt trước của cổ, đầu gối và cổ tay.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh của người bệnh và xem xét các yếu tố gia đình. Nguyên nhân là vì căn bệnh này có xu hướng di truyền và có liên quan đến các bệnh Dị ứng khác như hen suyễn và viêm mũi dị ứng.
2. Một số xét nghiệm khác
Để chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa, bác sĩ cũng sẽ xem xét thực hiện các xét nghiệm dưới đây với bệnh nhân:
- Xét nghiệm dị ứng: Xét nghiệm chọc da hoặc xét nghiệm máu để xác định các chất gây dị ứng, làm tăng triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
- Xét nghiệm mô da: Kiểm tra mô da dưới kính hiển vi để loại ngừ nguy cơ mắc các bệnh về da khác có triệu chứng tương tự.
Cách điều trị viêm da cơ địa
Việc điều trị Viêm da cơ địa sẽ giúp bệnh nhân hạn chế nguy cơ tái phát, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn. Thông thường, sau khi thăm khám lâm sàn thì bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc trị viêm da cơ địa như:
- Kem chống ngứa: Sử dụng tại vùng da có các triệu chứng. Nếu bệnh nhân bị ngứa cấp độ nặng hơn thì bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng histamine thông qua đường uống.
- Kem dưỡng ẩm: Được dùng phối hợp cùng kem chống ngứa, giúp dưỡng ẩm da, tránh để da trở nên nứt nẻ sẽ làm dễ gây ngứa.
- Kem kháng viêm: Hạn chế các phản ứng do tình trạng viêm tại chỗ quá mức gây ra, giúp da bớt sưng, mẩn đỏ, ngứa.
- Kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh có xuất hiện nhiễm trùng da thì cần bổ sung thêm kháng sinh để điều trị trong một thời gian phù hợp.
Mẹo dân gian chữa Viêm da cơ địa tại nhà
Ngoài việc thăm khám bác sĩ, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo chữa Viêm da cơ địa tại nhà theo dân gian để lại. Cách thực hiện cũng rất dễ dàng, nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống thường nhật. Cụ thể như sau:
- Cây vòi voi: Rửa sạch vòi voi và ngâm với nước muối, sau đó giã nát chắt lấy nước thoa lên da.
- Lá lốt: Rửa sạch lá lốt và ngâm với nước muối pha loãng trong 5 phút. Sau đó nấu nước uống và dùng phần bã vò nát thoa lên da.
- Lá trầu không: Sau khi rửa sạch, nấu nước trầu không và thoa lên vùng da bị viêm.
- Lá khế: Đây là lá tắm chữa Viêm da cơ địa hiệu quả. Hãy rửa sạch lá khế, đun lấy nước tắm và dùng phần bã chà lên vùng da bị viêm.
Lưu ý: Đây chỉ là thông tin tham khảo, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để điều trị bệnh Viêm da cơ địa hiệu quả.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa
Bệnh Viêm da cơ địa rất khó được điều trị dứt điểm. Vì thế, hãy áp dụng các phương pháp phòng ngừa sau để bảo vệ sức khoẻ:
- Đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ bề mặt da luôn khô thoáng.
- Cung cấp đủ nước cho toàn bộ cơ thể, không ngâm mình trong nước nóng hoặc tắm quá lâu, hạn chế tác động lực mạnh lên vùng da bị thương.
- Mặc quần áo rộng rãi, ưu tiên sản phẩm được làm từ cotton, tránh các loại quần áo bó sát, chật chội để giảm nguy cơ bí da.
- Bổ sung thêm vitamin và chất xơ trong thực đơn hằng ngày để gia tăng sức đề kháng cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin quan trọng liên quan đến bệnh viêm da cơ địa, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
Câu hỏi liên quan
Bệnh Viêm da cơ địa có chữa dứt điểm được không?
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính và hiện nay chưa có thể trị dứt điểm, tuy nhiên có thể kiểm soát bệnh tái phát, giảm các triệu chứng gây khó chịu, ngăn ngừa biến chứng. Nên thăm khám bác sĩ để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Thuốc trị Viêm da cơ địa tốt nhất?
Tuỳ vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp. Thông thường, nếu chữa trị theo phương pháp Tây y thì có thể sử dụng các loại thuốc sau để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm trên da, giảm ngứa và bong tróc da.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Erythromycin, Penicillin Flucloxacillin, Dicloxacillin,…
- Nhóm thuốc có chức năng điều hòa miễn dịch: Pimecrolimus, Tacrolimus, Omalizumab,…
- Nhóm thuốc làm ẩm da, giảm khô da, hạn chế bong tróc da: Mimyx, Atopiclair, Petrolatum, Aquaphor,…
Bị Viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?
Bệnh nhân bị Viêm da cơ địa nên hạn chế ăn các món chế biến từ sữa, hải sản, thịt đỏ, đậu nành, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,… và những thực phẩm dễ gây Dị ứng khác.
Bị Viêm da cơ địa nên ăn gì?
Bệnh nhân nên ăn các loại cá giàu omega, đặc biệt là omega 3 như cá ngừ, cá thu, cá hồi,… Bổ sung thêm thực phẩm lên men chứa nhiều probiotic, trái cây và rau củ giàu flavonoid hỗ trợ kháng viêm như: Dây tây, táo, súp lơ xanh, cải xoăn, cải bó xôi,…
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.