Tin tức y tế

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

25/08/2023

Dị ứng thời tiết là một hiện tượng thường gặp khi cơ thể phản ứng trước biến đổi khí hậu. Những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và ánh nắng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, ngứa ngáy, ho và mệt mỏi. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về tình trạng Dị ứng thời tiết.

>> Xem thêm:

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể phản ứng bất thường đối với các yếu tố thay đổi trong môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng…. Khi mắc phải dị ứng thời tiết, hệ thống miễn dịch của cơ thể tự động phản ứng và tạo ra các tác nhân gây kích thích như histamine. Điều này dẫn đến các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, ngứa ngáy, ho, mắt đỏ và da mẩn đỏ.

Dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Để giảm thiểu triệu chứng, việc tìm hiểu về nguyên nhân cụ thể và sử dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết là rất quan trọng.

Dị ứng thời tiết khi môi trường thay đổi
Cơ thể phản ứng bất thường với các yếu tố thay đổi trong môi trường (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là do hệ miễn dịch bị rối loạn, phản ứng quá mức với các tác nhân gây kích ứng từ môi trường. Khi đó, cơ thể sẽ tạo ra nhiều kháng thể và chất hóa học để đối phó với những yếu tố có hại. Histamine là một trong những chất hóa học quan trọng trong hệ miễn dịch nhưng cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng. Người bị Dị ứng sẽ có các biểu hiện nhanh chóng khi gặp phải các điều kiện thời tiết không thuận lợi. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra dị ứng thời tiết:

  • Thời tiết hanh khô và có gió: Trong thời kỳ khô hanh và có gió, phấn hoa từ cây cỏ có thể dễ dàng phát tán trong không khí, khiến người bị Dị ứng phản ứng với sự hiện diện của phấn hoa, gây sổ mũi, ngứa mắt và ho.
  • Thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều: Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này có thể làm kích thích hệ miễn dịch và gây ra Dị ứng da, ngứa ngáy và mẩn đỏ. Hơn nữa, môi trường ẩm ướt cũng làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn trong môi trường hô hấp, gây ra các vấn đề như viêm mũi, viêm họng.
  • Thời tiết trở lạnh và nhiệt độ xuống thấp: Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ có thể kích hoạt hệ miễn dịch cơ thể. Nhiệt độ thấp cùng với không khí khô dễ gây khô da, khiến da dễ bị kích ứng hơn và gây Dị ứng da.
  • Thời tiết nóng bức và nhiệt độ tăng cao: Trong điều kiện thời tiết nóng bức, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn để làm mát. Tuy nhiên, nhiệt độ cao cùng với độ ẩm tăng có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn và nấm mốc, khiến người bị Dị ứng thời tiết phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu.

>> Xem thêm: Retinol là gì? Tác dụng và cách sử dụng cho người mới bắt đầu

Triệu chứng của Dị ứng thời tiết

Triệu chứng của Dị ứng với tiết trời có thể bao gồm:

  • Da ửng đỏ, ngứa và mề đay: Da trở nên đỏ và ngứa, có thể xuất hiện mảng mề đay dày cộm sau khi tiếp xúc với yếu tố thời tiết như mưa lạnh hoặc độ ẩm cao.
  • Chàm bội nhiễm: Da xuất hiện mẩn đỏ, có thể đi kèm với mụn nước, vảy gầu ở các vùng như đầu, khuỷu tay, mặt và đầu gối. Mỗi đợt chàm bội nhiễm kéo dài và tác động xấu tới làn da.
  • Viêm mũi dị ứng: Ngứa ngáy mũi, mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, mất ngủ, mệt mỏi và khó tập trung. Tần suất xuất hiện triệu chứng viêm mũi Dị ứng thay đổi tùy theo mức độ dị ứng.
  • Khò khè hoặc khó thở: Những biểu hiện Dị ứng sẽ lặp lại nhiều lần khi thời tiết thay đổi hoặc vào thời điểm giao mùa, đặc biệt phổ biến ở trẻ và người hen phế quản.
Dị ứng thời tiết khiến da trở nên đỏ và ngứa
Dị ứng thời tiết khiến da trở nên đỏ và ngứa (Nguồn: Internet)

Biến chứng của Dị ứng thời tiết cần đến gặp bác sĩ

Dị ứng thời tiết có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Các biến chứng thường bao gồm:

  • Cơn hen suyễn: Thay đổi thời tiết, đặc biệt trong mùa hoa nở, có thể kích thích cơn hen suyễn. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi hít thở và tình trạng này có thể gây nguy hiểm nếu không được kiểm soát.
  • Tình trạng phản vệ nặng: Dị ứng có thể gây ra phản ứng mạnh của hệ miễn dịch, dẫn đến tụt huyết áp, khó thở và thậm chí sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Viêm xoang và nhiễm trùng mũi: Viêm mũi Dị ứng kéo dài có thể gây ra viêm xoang và nhiễm trùng mũi. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào khoang mũi và gây ra các triệu chứng khó chịu như đau đầu, chảy mũi mủ và khó thở.
  • Tình trạng hen phế quản không kiểm soát: Dị ứng do thay đổi thời tiết có thể làm tăng nguy cơ tái phát cơn hen phế quản, gây khó thở và suy giảm chất lượng cuộc sống.

>> Xem thêm: Viêm mao mạch dị ứng: Triệu chứng, cách điều trị 

Cách chữa trị Dị ứng thời tiết hiệu quả

Để đối phó với tình trạng phản ứng thời tiết, người bệnh có thể tham khảo một cách phương pháp chữa trị như sau:

  • Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, như thuốc kháng histamine, corticosteroid, thuốc chống viêm… để giảm viêm và ngứa, kiểm soát các triệu chứng cấp tính và mãn tính.
  • Sử dụng các loại thảo dược hoặc gia vị có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và thanh lọc cơ thể như gừng, trà xanh, nghệ… Có thể uống nước gừng, trà gừng hoặc trà xanh hàng ngày để giúp trị ho, hắt hơi và giảm mụn nhọt.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây Dị ứng trong không khí, như phấn hoa, bụi mịn, nấm mốc… Có thể đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
Mẹo trị dị ứng với thời tiết tại nhà
Mẹo trị Dị ứng với thời tiết tại nhà (Nguồn: Internet)

Biện pháp phòng ngừa Dị ứng thời tiết

Để phòng ngừa mẩn ngứa thời tiết một cách hiệu quả, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Bổ sung vitamin C: Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây (súp lơ xanh, táo, cam, bưởi…) để hạn chế phản ứng miễn dịch gây dị ứng.
  • Sử dụng mật ong: Uống nước pha mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện sức đề kháng và giảm kích ứng da.
  • Tránh tiếp xúc: Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi, đồ uống có cồn, và khói thuốc lá để ngăn ngừa tình trạng Dị ứng trầm trọng hơn.
  • Dinh dưỡng cân đối: Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, duy trì thói quen nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục để tăng sức đề kháng cơ thể.
  • Chế độ sống lành mạnh: Chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục thường xuyên, đảm bảo giấc ngủ đủ và kiểm soát stress.
  • Tránh ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng và che kín cơ thể khi ra ngoài để ngăn ngừa kích ứng da.
Chế độ ăn khoa học đề phòng dị ứng thời tiết
Chế độ ăn khoa học đề phòng Dị ứng thời tiết (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về “dị ứng thời tiết”

Dị ứng thời tiết có lây không?

Phản ứng thời tiết không phải là bệnh truyền nhiễm, bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào và không phân biệt giới tính. 

Dị ứng thời tiết có điều trị dứt điểm được hay không?

Dị ứng thời tiết là một bệnh lý phức tạp, không có phương pháp điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm, kem bôi da hoặc tiêm chủng vắc xin dị ứng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như nấm mốc, phấn hoa, bụi mịn.

Dị ứng thời tiết là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thông qua các biện pháp phòng ngừa như bổ sung dinh dưỡng, hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây Dị ứng và nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng một cách hiệu quả. Để cập nhật thêm các kiến thức y học thường thức khác, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liện hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc”.

*Các bài viết của Hoàn Mỹ chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.