Filter Từ điển y khoa

Viêm da cơ địa

  • Tổng quan

    Filter

    Viêm da cơ địa (viêm da dị ứng) là tình trạng phổ biến với biểu hiện khô da, ngứa và mẩn đỏ. Tình trạng này phần lớn xuất hiện ở trẻ em và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra, bệnh này cũng xuất hiện ở người lớn do xuất phát từ nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Mặc dù viêm da cơ địa gây cảm giác khó chịu nhưng lại không lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Mặt khác, những người mắc viêm da cơ địa thường có nguy cơ bị dị ứng với thực phẩm, viêm mũi dị ứnghen suyễn cao hơn.

    Chăm sóc da đúng cách thông qua thói quen như dưỡng ẩm hàng ngày, sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi do bác sĩ chỉ định có thể giúp giảm ngứa, ngăn ngừa lây lan sang vùng da khác và kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của viêm da cơ địa.

  • Triệu chứng

    Filter

    Viêm da cơ địa là một tình trạng da không đồng nhất, có biểu hiện khá đa dạng, với những triệu chứng, bao gồm:

    • Da khô, nứt nẻ hoặc có thể đóng vảy.
    • Ngứa dai dẳng, đỉnh điểm là ban đêm.
    • Nổi sẩn và mảng ban đỏ có màu sắc khác nhau tùy theo màu da.
    • Sẩn lichen hóa trên vùng da sẫm màu.
    • Đóng vảy hay trầy xước do gãi.
    • Da dày lên ở các vùng bị nặng.
    • Vùng quanh ổ mắt bị thâm đen và trầy xước do cọ xát.
    • Những vùng da tiếp xúc nhiều như mặt, tay, chân thường xuyên bị ảnh hưởng.

    Viêm da dị ứng thường bắt đầu vào thời thơ ấu với khoảng 30-50% trường hợp kéo dài từ tuổi thiếu niên đến khi trưởng thành. Tình trạng này diễn ra không liên tục, lúc tăng lúc giảm trong nhiều năm với nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, làn da dễ bị ảnh hưởng bởi những cơn bùng phát khó lường, được kích thích bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp hợp lý, nhận biết các triệu chứng sẽ giúp kiểm soát bệnh lý này một cách hiệu quả.

     

    Viêm da cơ địa gây ra tình trạng ngứa rát, khó chịu và gây mất thẩm mỹ.

    Da xuất hiện các đốm đỏ, mụn nước gây ngứa rát, khó chịu  (Nguồn: Internet)

     

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Viêm da dị ứng có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống nếu các triệu chứng không được kiểm soát đúng cách. Cần liên hệ bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn sức khỏe của bạn trong các trường hợp sau.

    • Bệnh mới được phát hiện hoặc đang diễn ra các triệu chứng bệnh bao gồm phát ban, da khô, nứt nẻ, ngứa.
    • Các triệu chứng gây cản trở giấc ngủ hoặc các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, ngứa và khó chịu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nếu không được xử lý kịp thời.
    • Dấu hiệu nhiễm trùng da thứ phát xuất hiện, chẳng hạn như mụn nước chứa đầy mủ hoặc có lớp vỏ trên mụn màu vàng. Gãi quá nhiều có thể khiến cho vùng da bị viêm và tạo ra vi khuẩn gây mầm bệnh.
    • Trong trường hợp, các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe tại nhà không đem lại hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến phát ban kèm theo sốt. Vì điều này có thể cho thấy bệnh lý đang trở nên nghiêm trọng hơn và cần được điều trị y tế.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Nguyên nhân gây viêm da cơ địa tuy chưa xác định rõ hoàn toàn, nhưng thường liên quan đến các yếu tố di truyền, môi trường sống hoặc từ hệ thống miễn dịch. Ở một số người, các biến thể di truyền được ghi nhận có tác động đến hàng rào biểu bì bằng cách giảm khả năng giữ ẩm và phá vỡ hệ thống bảo vệ chống lại những tác động từ bên ngoài. Một cơ chế bổ sung liên quan đến sự xâm chiếm của Staphylococcus Aureus có thể phá vỡ hệ vi sinh vật trên da và làm tổn thương hàng rào bảo vệ lớp biểu bì này.

    Khi hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, nó dẫn đến rối loạn điều hòa miễn dịch với các biểu hiện lâm sàng như viêm da, ngứa. Những bệnh khác bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da do dị ứng hoặc tiếp xúc kích ứng với các chất bên ngoài và viêm da tiết bã đều liên quan đến nấm men Malassezia.

    Mặc dù có triệu chứng khác nhau giữa các loại nhưng viêm da cơ địa không phải là một bệnh truyền nhiễm. Do đó, chúng ta cần có cách tiếp cận phù hợp để giải quyết các tác nhân gây bệnh, thông qua liệu pháp làm mềm, kháng sinh, chống viêm.

  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ đối với phát triển viêm da cơ địa bao gồm tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh dị ứng. Những người trước đây đã từng mắc viêm da cơ địa bùng phát, viêm mũi dị ứng, hen suyễn hoặc các tình trạng dị ứng khác có nhiều khả năng mắc bệnh hơn. Tương tự như vậy, việc có một thành viên trực hệ trong gia đình có tiền sử mắc một hoặc nhiều kiểu hình dị ứng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, tiền sử gia đình mắc các rối loạn dị ứng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong quá trình đánh giá và xem xét nguyên nhân gây bệnh.

    Cần có sự can thiệp của cơ sở y tế để ngăn chặn và có phương án điều trị kịp thời.

    Da xuất hiện các đốm đỏ, mụn nước gây ngứa rát, khó chịu  (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Chăm sóc da đúng cách là điều không thể thiếu để kiểm soát viêm da dị ứng và ngăn ngừa bùng phát. Những thói quen sau đây sẽ giúp bạn làm thuyên giảm hoặc phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa.

    • Giữ ẩm cho làn da của bạn ít nhất hai lần một ngày bằng kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ, bơ hạt mỡ. Đồng thời, bạn nên chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu riêng cho từng làn da.
    • Thoa chất làm mềm da hàng ngày để giúp duy trì hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa viêm da dị ứng.
    • Tắm nước ấm trong 10 phút mỗi ngày, dùng sữa rửa mặt và các sản phẩm dịu nhẹ không chứa cồn và nước hoa. Đối với trẻ nhỏ, sử dụng nước thường là đủ, tránh các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh.
    • Sau khi tắm, nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho da khô và thoa kem dưỡng ẩm lên da ẩm trong vòng 3 phút để giữ ẩm. Hạn chế chà xát hoặc sử dụng các vật dụng khô ráp vì có thể gây kích ứng da.

    Các tác nhân gây viêm da cơ địa khá đa dạng và tùy thuộc vào cơ địa mỗi người nên sẽ có biểu hiện khác nhau. Điều quan trọng là phải nhận ra các yếu tố gây bệnh dựa trên tình trạng bệnh lý của mỗi người để có phương án điều trị phù hợp và ngăn chặn kịp thời. 

    Nên tránh các kích thích gây ngứa vì khi bạn gãi có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Dưới đây là một số tác động gây ra:

    • Vải len thô.
    • Da khô.
    • Nhiệt độ cao và đổ mồ hôi.
    • Sản phẩm hóa chất làm sạch.
    • Mạt bụi và lông thú cưng.
    • Phấn hoa.
    • Khói thuốc lá.
    • Không khí lạnh và khô.
    • Nước hoa.
    • Các hóa chất gây kích ứng khác.

    Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chất gây dị ứng đến từ thực phẩm là nguyên nhân phổ biến làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da dị ứng. Các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống phổ biến bao gồm trứng và sữa bò. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa để đánh giá mức độ nhạy cảm của trẻ đối với các loại thực phẩm. 

    Nhận biết và xử trí những nguyên nhân làm bệnh trầm trọng thêm cho phép chúng ta tạo ra phương pháp chăm sóc hiệu quả, có mục tiêu và được giám sát bởi các chuyên gia y tế. Điều này sẽ góp phần giúp cho người bệnh kiểm soát viêm da cơ địa tốt hơn. 

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 10/10/2023