Tin tức y tế

Những tác dụng bất ngờ của tỏi sống đối với sức khỏe

25/11/2023

Tỏi là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến và không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình. Bên cạnh đó, tỏi còn được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến thành phần dinh dưỡng và những tác dụng bất ngờ của tỏi sống.

Thành phần dinh dưỡng trong củ tỏi

Củ tỏi cung cấp đa dạng dưỡng chất và thành phần quan trọng cho cơ thể. Đáng nói là, trong 100gr tỏi chứa 6,36g protein, 33g carbohydrate và 150 calo. Ngoài ra, loại củ này còn chứa các vitamin thuộc nhóm B như B1, B2, B3 và B6, cùng với các khoáng chất như sắt, canxi, kali, mangan, magie và photpho.

Tuy nhiên, thành phần chính tỏi gồm hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Những hợp chất này có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch và có tính kháng vi khuẩn. Ngoài ra, tỏi sống còn chứa hàm lượng cao germanium và selen, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh và chống oxy hóa.

Thành phần chính tỏi gồm hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides.
Thành phần dinh dưỡng trong củ tỏi (Nguồn: Internet)

Tác dụng của tỏi

Phòng và điều trị bệnh cúm

Hợp chất sulfur trong tỏi sống có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp giảm nguy cơ mắc Cảm cúm và nhiều căn bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Sử dụng tỏi sống trong chế độ ăn hàng ngày cũng có thể giúp tăng sức đề kháng và tăng khả năng phòng ngừa điều trị cảm cúm.

Tỏi với công dụng phòng và điều trị bệnh cúm
Tỏi với công dụng phòng và điều trị bệnh cúm (Nguồn: Internet)

Phòng ngừa bệnh ung thư

Tỏi có khả năng phòng và hỗ trợ bệnh ung thư, đặc biệt là Ung thư đường ruột. Bởi khả năng ức chế quá trình chuyển hóa nitrat thành nitrit trong dịch vị, đồng thời hỗ trợ ngăn chặn quá trình hình thành nitrosamine – một yếu tố gây ung thư.

Ngoài ra, germanium và selen có trong tỏi có thể giúp cơ thể chống lại sự đột biến tế bào và ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do. Các hoạt chất như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có khả năng làm chậm tốc độ tăng trưởng và giúp giảm kích thước của của các khối u.

Hỗ trợ xương khớp

Các thành phần trong tỏi bao gồm vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm, các chất chống oxy hóa và enzyme. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và giúp cải thiện khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể, làm cho xương trở nên chắc khỏe hơn.

Đối với phụ nữ, ăn tỏi sống có thể giúp tăng cường nội tiết tố estrogen, giúp duy trì độ chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Tỏi giúp giảm mức Cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, đồng thời loại bỏ mảnh xơ vữa tích tụ trên thành mạch máu. Đồng thời, ăn tỏi làm chậm quá trình lão hóa của động mạch chủ, giúp duy trì sức khỏe của hệ tim mạch. Ngoài ra, tỏi còn có khả năng ức chế sự tích tụ của tiểu cầu, ngăn chặn sự hình thành huyết khối và tăng khả năng phòng ngừa bệnh tim mạch.

Tỏi cũng được biết đến với khả năng kiểm soát huyết áp bằng cách làm giảm độ nhớt của máu thông qua hoạt chất ajoene. Bên cạnh đó, các chất polysulfides và phân tử lưu huỳnh kích thích sản xuất các tế bào nội mạch và mạch máu, giúp cải thiện và kiểm soát huyết áp. 

Hỗ trợ rối loạn cương dương

Việc ăn tỏi sống có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nam giới:

  • Tăng khả năng tình dục ở nam giới: Tỏi chứa các hợp chất giúp tạo ra enzyme nitric oxide synthase, giúp cải thiện khả năng cương cứng ở nam giới, đặc biệt là những người mắc chứng nhược dương hoặc liệt dương.
  • Tăng số lượng tinh trùng: Việc ăn 1-2 nhánh tỏi mỗi ngày trong khoảng 2 tháng có thể tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch, mang lại lợi ích cho sức khỏe sinh sản của nam giới.

Một số tác dụng khác

Ngoài những tác dụng được kể trên, tỏi còn mang lại những lợi ích như:

  • Bảo vệ thai kỳ: Tỏi có khả năng tăng trọng cho thai nhi có nguy cơ thiếu cân, giảm nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp trong thai kỳ.
  • Lọc độc tố trong máu: Chất allicin trong tỏi giúp loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể và tăng cường chức năng của tế bào bạch cầu. Loại củ này cũng có khả năng loại bỏ nicotine khỏi cơ thể, giúp làm sạch máu và hệ hô hấp.
  • Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: Tỏi chứa các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ tế bào não khỏi quá trình lão hóa, làm giảm mức Cholesterol và huyết áp. Do đó, việc ăn tỏi sống có thể giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
  • Làm đẹp da: Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa mụn trứng cá, mang lại làn da sáng và khỏe mạnh.
Tỏi còn có công dụng làm đẹp da, ngăn ngừa mụn trứng cá
Tỏi còn có công dụng làm đẹp da (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của tỏi

Khi dùng tỏi, bạn có thể gặp một số tác hại sau đây:

  • Hôi miệng, mùi cơ thể, tiêu chảy.
  • Nóng rát miệng, thực quản, dạ dày.
  • Buồn nôn, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi.
  • Chảy máu.
  • Hen suyễn, dị ứng.
  • Tổn thương da, kích ứng da.

Cách bảo quản tỏi

Để bảo quản tỏi tươi, nên để chúng ở nơi thoáng mát như tủ lạnh, nhiệt độ thấp và môi trường khô ráo. Điều này giúp ngăn chặn nảy mầm và mốc phát triển. Tránh để loại củ này ở nhiệt độ cao hoặc dưới ánh nắng trực tiếp, vì điều này có thể làm cho tỏi nảy mầm nhanh chóng. Tỏi sống tốt nhất là nên sử dụng trong vòng 1 tuần để đảm bảo hương vị và chất dinh dưỡng tối đa. 

Với tỏi khô, bạn có thể bảo quản trong một hộp kín hoặc túi ni lông ở nhiệt độ phòng. Đảm bảo củ được bảo quản trong môi trường khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp.

Bảo quản tỏi nơi khô ráo, thoáng mát
Bảo quản tỏi nơi khô ráo, thoáng mát (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Nên ăn tỏi vào lúc nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp nhất để ăn tỏi là vào buổi sáng khi bụng đói. Việc ăn tỏi khi dạ dày đói có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ chúng hiệu quả hơn.

Ăn thế nào là đúng cách?

Dưới đây là một số hướng dẫn và lưu ý khi ăn tỏi sống:

  • Băm nhuyễn tỏi trước khi ăn và để tiếp xúc với không khí khoảng 10-15 phút tạo điều kiện cho enzym phát triển allicin có lợi cho sức khỏe. 
  • Sau khi ăn tỏi, bạn có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi.
  • Tỏi có thể kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, vì vậy không nên ăn quá nhiều tỏi trong một lần.
  • Loại củ này có thể gây kích thích mắt và không phù hợp cho người có mắt yếu hoặc các vấn đề về thị lực.
  • Cần cân nhắc về việc ăn tỏi sống trong một số trường hợp như có vấn đề về gan, đang sử dụng thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu hoặc khi thể trạng suy yếu.

Làm gì để giảm mùi hôi của tỏi? 

Mùi của tỏi xuất hiện sau khi bóc vỏ, đập dập hoặc nhai tép tỏi. Các hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là allicin, được giải phóng khi củ này bị xát hoặc cắt, tạo ra mùi đặc trưng. Để giảm bớt mùi hôi , bạn có thể nấu tỏi cùng với các món ăn như hấp, xào, kho, hay nấu súp. Ngoài ta, kết hợp sử dụng lá bạc hà, táo hoặc rau diếp ngay sau khi ăn tỏi để giúp giảm mùi hôi trong miệng.

Bài viết trên, Hoàn Mỹ đã tổng hợp một số tác dụng và lưu ý, những ai không nên ăn tỏi. Hy vọng mang lại cho bạn thêm những kiến thức bổ ích. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về loại bệnh lý khác tại Tin tức y tế. Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh về gan hoặc các bệnh lý khác, hãy liên hệ ngay với số HOTLINE hoặc đặt hẹn lịch trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí bởi hệ thống của bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.