Tin tức y tế

Tác dụng của trái nhàu điều trị bệnh và một số lưu ý

27/10/2023

Trái nhàu sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt có thể cải thiện sức khỏe về tim mạch và xương khớp. Ngoài ra, quả nhàu còn được sử dụng làm các bài thuốc Đông Y trị tiểu đường. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu thêm về tác dụng và một số lưu ý khi sử dụng trái nhàu.

>>> Xem thêm:

  • Quả mâm xôi: Lợi ích đối với sức khỏe và thành phần dinh dưỡng
  • Táo tàu là gì? Hàm lượng dinh dưỡng, cách dùng, lợi ích sức khỏe
  • 10 Công dụng của khoai tây đối với sức khỏe và lưu ý khi dùng

Tìm hiểu về cây nhàu

Đặc điểm của cây nhàu

Cây nhàu thuộc họ Cà phê, còn được gọi là cây ngao, nhàu rừng, hay nhàu núi. Đây là một loại cây thân gỗ, cao khoảng 6-8 mét. Thân cây có hình dáng nhẵn, cành hơi dẹt, với rãnh màu lục hoặc nâu nhạt. Lá của cây nhàu thường mọc đối xứng, có hình dạng bầu dục hoặc hình trứng. Hoa của cây mọc tại kẽ lá, ban đầu có màu trắng sau chuyển sang màu vàng nhạt. Quả của cây nhàu có hình dạng trứng hoặc hình cầu, bên trong có nhiều quả hạch dính vào nhau. Khi chín, quả thường có màu vàng nhạt.

Đặc điểm của cây nhàu (Nguồn: internet)

Thành phần hoạt chất có trong bộ phận của cây nhàu

Trong các phần của cây nhàu, chúng ta có thể tìm thấy các hoạt chất sau:

  • Vỏ rễ nhàu chứa moridon, axit rubicloric, alizarin methyl ether và một số chất của hợp chất anthraquinon.
  • Lá nhàu chứa iridoid glycosid chống vi rút, chống viêm, bảo vệ gan và kháng khuẩn.
  • Quả nhàu bao gồm các thành phần như damnacanthal, tinh dầu, rutin, axit asperuloside, nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó có selen.

Tác dụng điều trị bệnh của trái nhàu

Hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, quả nhàu thường là bộ phận phổ biến nhất được sử dụng. Thường quả nhàu được ép lấy nước hoặc ngâm trong rượu. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của quả nhàu đối với sức khỏe.

Tác dụng điều trị bệnh của trái nhàu
Tác dụng điều trị bệnh của trái nhàu (Nguồn: internet)

>>> Xem thêm:

  • TOP 8 công dụng khi ăn thanh long và những điều cần lưu ý
  • Cây măng tây: Công dụng, cách chế biến và bảo quản
  • Hạt chia có công dụng gì? Liều lượng sử dụng thích hợp

Tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa

Theo Đông y, trái nhàu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá, lợi tiểu, giúp điều trị táo bón và làm co giãn cơ trơn. Dịch tiết có trong trái nhàu có khả năng kiểm soát dịch trong niêm mạc dạ dày, giúp giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày và ngăn ngừa viêm loét dạ dày.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trái nhàu có thể được ép để lấy nước uống hàng ngày. Nước ép quả nhàu chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch, giúp cải thiện tuần hoàn máu, ngăn chặn tình trạng đông máu cục bộ và làm giảm nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu mới nhất từ Đại học Y Khoa Illinois, Mỹ, việc tiêu thụ nước ép nhàu hàng ngày đã được chứng minh giúp giảm lượng cholesterol có hại. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn kích thích các phản ứng trong cơ thể, duy trì khả năng hoạt động lâu dài.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Người bị bệnh đái tháo đường nên uống nước ép từ trái nhàu. Bởi các chất dinh dưỡng trong trái nhàu đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết. Cụ thể, sau khi tiêu thụ nước ép trái nhàu, cân bằng glycosylated hemoglobin cùng với huyết thanh cholesterol lipoprotein có thể được điều chỉnh để đạt mức phù hợp. Ngoài ra, tinh chất tự nhiên từ trái nhàu còn có thể kích thích insulin, tăng cường khả năng hấp thụ đường glucose.

Giảm mệt mỏi, tăng sự tập trung

Trái nhàu được xem là một loại dược liệu giúp giảm mệt mỏi và duy trì sự hoạt động thể lực. Các tinh chất có trong trái nhàu khi được hấp thụ vào cơ thể có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến não, giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng tập trung.

Tốt cho xương khớp

Nước ép từ trái nhàu không chỉ có lợi cho tim mạch mà còn có lợi cho sức khỏe xương khớp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của tinh chất từ trái nhàu cải thiện chức năng xương khớp và giúp xương chắc khỏe.

Tăng cường sức đề kháng

Trái nhàu có khả năng loại bỏ độc tố và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trái nhàu được coi là một loại thuốc hiệu quả trong việc chữa cảm cúm, giảm Sốt và điều trị bệnh hen suyễn.

Cách sử dụng trái nhàu

Có một số cách sử dụng trái nhàu như:

  • Chấm muối ăn trực tiếp.
  • Ép nước uống: Chọn những quả trái nhàu to, chín vàng, ép chung với đường hoặc mật ong. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp ép trái nhàu với nhiều loại rau củ quả khác.
  • Trái nhàu ngâm đường hoặc mật ong.
  • Trái nhàu ngâm rượu.
Trái nhàu có thể chấm muối ăn trực tiếp
Trái nhàu có thể chấm muối ăn trực tiếp (Nguồn: internet)

>>> Xem thêm:

  • Bật mí những công dụng tuyệt vời của thốt nốt
  • Măng cụt có tác dụng gì? Ăn măng cụt nhiều có tốt không?
  • Hạt óc chó: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Các bài thuốc Đông Y từ quả nhàu

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y sử dụng trái nhàu để chữa một số vấn đề sức khỏe khác nhau:

  • Bài thuốc trị căng thẳng và chấn thương: Chuẩn bị vài quả nhàu tươi, sau đó ép lấy nước từ những quả nhàu này. Uống nước nhàu này khi bạn đói bụng.
  • Bài thuốc chữa lỵ: Nướng chín 3-5 quả nhàu và ăn trực tiếp.
  • Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt cho người cao huyết áp: Chuẩn bị 20g quả nhàu, 20g ích mẫu, 6g cam thảo dây. Rửa sạch các thành phần này, sau đó sắc thuốc và uống 2-3 lần mỗi ngày. Uống một thang thuốc mỗi ngày cho tới khi bạn hết triệu chứng.
  • Bài thuốc trị nhức mỏi xương khớp: Chuẩn bị một ít quả nhàu non và sau đó thái mỏng và sấy khô. Ngâm 300g quả nhàu non với 2 lít rượu (khoảng 30-40°) trong vòng 2 tuần. Mỗi ngày, sử dụng 2 lần và mỗi lần uống 30-40ml để giảm đau mỏi xương khớp.
  • Bài thuốc trị tiểu đường từ trái nhàu: Quả nhàu thái làm 2, phơi khô, đem sấy vàng. Sau đó ngâm tỷ lệ 1kg quả nhàu khô với 3 lít rượu trong thời gian khoảng 40 ngày trở lên mới. Dùng rượu từ quả nhàu giúp giảm đau nhức cho bệnh nhân tiểu đường, đau khớp.
Bài thuốc trị tiểu đường từ quả nhàu
Bài thuốc trị tiểu đường từ quả nhàu (Nguồn: internet)

Lưu ý khi sử dụng trái nhàu chữa bệnh

  • Trái nhàu thường không nên sử dụng cho những người có tiền sử  Huyết áp thấp và phụ nữ mang thai.
  • Liều lượng sử dụng nước ép nhàu có thể thay đổi tùy theo đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng:
    • Người trẻ, không có vấn đề về sức khỏe: Uống 30ml nước ép nhàu mỗi ngày.
    • Người vừa bị chấn thương hoặc phẫu thuật: Uống 90ml đến 120ml nước ép nhàu mỗi ngày.
    • Người lớn tuổi: Uống 60ml nước ép nhàu mỗi ngày, chia thành 2 lần uống.
    • Người cần điều trị Ung thư hoặc tiểu đường: Uống 180ml đến 240ml nước ép nhàu mỗi ngày.

Có nhiều cách sử dụng quả nhàu, đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trái nhàu chữa bệnh, giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem thêm:

  • TOP 10+ công dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe
  • Hạt dẻ cười là gì? Công dụng của hạt dẻ cười đối với sức khỏe
  • Chanh dây: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ

Cây nhàu ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị cho người bị tiểu đường, người suy giảm trí nhớ. Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất đến bạn. Để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về y học, hãy theo dõi chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ qua HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.