Filter Từ điển y khoa

Rối loạn lo âu

  • Tổng quan

    Filter

    Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn với các biểu hiện như cảm thấy lo lắng, sợ hãi mãnh liệt, quá mức và dai dẳng về các tình huống hàng ngày. Bệnh lý này bao gồm sự lặp đi lặp lại cảm giác lo lắng và sợ hãi hoặc khủng hoảng tinh thần đột ngột.

    Những cảm giác lo lắng, hoảng sợ cản trở hoạt động hàng ngày, khó kiểm soát và không tương xứng với mức độ nguy hiểm thực tế. Các triệu chứng rối loạn lo âu có thể bắt đầu trong thời thơ ấu hoặc tuổi thiếu niên và tiếp tục đến tuổi trưởng thành. 

    Một số chứng rối loạn lo âu thường gặp bao gồm: rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo âu xã hội, ám ảnh cụ thể và rối loạn lo âu chia ly. Đôi khi cảm giác lo lắng là kết quả của một tình trạng bệnh lý cần được điều trị. Dù đang mắc phải dạng rối loạn lo âu nào, việc điều trị kịp thời đều có thể giúp ích làm hạn chế các biến chứng nguy hại trong tương lai.

    Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn với các biểu hiện như cảm thấy lo lắng, sợ hãi mãnh liệt, quá mức và dai dẳng về các tình huống hàng ngày.

    Chứng rối loạn lo âu gây ra cảm giác lo lắng, run sợ. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Các dấu hiệu và triệu chứng lo âu thường gặp bao gồm:

    • Cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng.
    • Có cảm giác nguy hiểm sắp xảy ra, hoảng loạn hoặc diệt vong.
    • Nhịp tim tăng.
    • Thở nhanh.
    • Đổ mồ hôi.
    • Run sợ.
    • Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi.
    • Khó tập trung hoặc suy nghĩ về những điều tiêu cực.
    • Khó ngủ.
    • Gặp vấn đề về đường tiêu hóa.
    • Khó kiểm soát sự lo lắng.

    Một số loại rối loạn lo âu tồn tại:

    • Chứng sợ khoảng rộng: Một loại rối loạn lo âu khiến bạn sợ hãi và thường tránh những tình huống khiến bạn hoảng sợ và cảm thấy bị mắc kẹt, bất lực hoặc xấu hổ.
    • Rối loạn lo âu do tình trạng bệnh lý: Bao gồm các triệu chứng lo lắng hoặc hoảng sợ dữ dội do vấn đề sức khỏe gây ra.
    • Rối loạn lo âu tổng quát: Sự lo lắng dai dẳng và quá mức về các hoạt động hoặc sự kiện, thậm chí ngay cả những vấn đề thông thường. Sự lo lắng này không tương xứng với hoàn cảnh thực tế, khó kiểm soát và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
    • Rối loạn hoảng sợ: Sự lặp đi lặp lại của cảm giác lo lắng và sợ hãi hoặc khủng bố đột ngột. Người bệnh có cảm giác sắp chết, khó thở, đau ngực hoặc tim đập nhanh, đập mạnh. 
    • Chứng câm có chọn lọc: Thường xuyên không nói được trong một số tình huống nhất định. Điều này có thể cản trở việc học tập, công việc và hoạt động xã hội.
    • Rối loạn lo âu chia ly: Rối loạn thời thơ ấu gây ra bởi sự lo lắng quá mức đối với sự phát triển của trẻ và khoảng cách giữa cha mẹ với con cái.
    • Rối loạn lo âu xã hội: Mức độ lo lắng, sợ hãi và tránh né các tình huống xã hội cao. Người bệnh có cảm giác xấu hổ, tự ti và lo lắng về việc bị người khác đánh giá hoặc nhìn nhận tiêu cực.
    • Nỗi ám ảnh cụ thể: Nỗi ám ảnh gây ra cơn hoảng loạn ở một số người.
    • Rối loạn lo âu do chất gây nghiện: Kết quả của việc lạm dụng ma túy, dùng thuốc, tiếp xúc với chất độc hại hoặc cai nghiện ma túy.
  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị, nếu:

    • Cảm thấy lo lắng quá mức gây cản trở công việc, các mối quan hệ hoặc các hoạt động trong cuộc sống.
    • Sự sợ hãi, lo lắng khiến bạn khó chịu và khó kiểm soát.
    • Chán nản, gặp rắc rối với việc sử dụng rượu hoặc ma túy hay các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
    • Có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.

    Chứng rối loạn lo âu có thể không tự biến mất mà ngày càng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc tìm kiếm sự trợ giúp để tránh những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Một số nguyên nhân có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn chứng rối loạn lo âu, bao gồm:

    • Bệnh tim.
    • Bệnh tiểu đường.
    • Các vấn đề về tuyến giáp, chẳng hạn như cường giáp.
    • Rối loạn hô hấp, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn.
    • Lạm dụng thuộc hoặc cai thuốc, cai rượu.
    • Sử dụng thuốc chống lo âu hoặc một số loại thuốc khác.
    • Hội chứng ruột kích thích.
    • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

    Tuy nhiên, sự lo lắng của bạn có thể đến từ các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nếu:

    • Bạn không có người thân ruột thịt mắc chứng rối loạn lo âu.
    • Không bị rối loạn lo âu khi còn nhỏ.
    • Không tránh né những điều hoặc tình huống nhất định vì lo lắng.
    • Sự lo lắng không liên quan đến các sự kiện trong cuộc sống.
  • Nguy cơ

    Filter

    Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu:

    • Tổn thương: Những đứa trẻ bị lạm dụng, chấn thương hoặc chứng kiến ​​những sự kiện đau thương có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu. Tương tự như vậy đối với người lớn. 
    • Căng thẳng do bệnh tật: Tình trạng sức khỏe có thể gây ra lo lắng có thể dẫn đến rối loạn lo âu.
    • Căng thẳng tích tụ: Sự tích tụ của các tình huống căng thẳng lâu dần gây ra sự lo lắng quá mức.
    • Nhân cách: Những người có tính cách dễ lo lắng, lo xa có nguy cơ bị rối loạn lo âu hơn những người khác.
    • Các rối loạn sức khỏe tâm thần: Rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm cũng có thể gây ra rối loạn lo âu.
    • Tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu có thể di truyền trong gia đình.
    • Ma túy hoặc rượu: Việc sử dụng ma túy hoặc rượu, lạm dụng hoặc đang cai nghiện có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng.

    Chứng rối loạn lo âu thường gặp bao gồm rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo âu xã hội, ám ảnh cụ thể và rối loạn lo âu chia ly.

    Người bị rối loạn lo âu có cảm giác xấu hổ, tự ti và lo lắng về việc bị người khác đánh giá hoặc nhìn nhận tiêu cực. (Nguồn: Internet)

    Biến chứng

    Việc mắc chứng rối loạn lo âu gây ra lo lắng và làm trầm trọng thêm các tình trạng thể chất và tinh thần khác, chẳng hạn như:

    • Trầm cảm hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
    • Lạm dụng.
    • Mất ngủ.
    • Vấn đề về tiêu hóa hoặc ruột.
    • Đau đầu và đau mãn tính
    • Cách ly xã hội.
    • Vấn đề hoạt động ở trường hoặc nơi làm việc.
    • Chất lượng cuộc sống kém.
    • Tự tử.
  • Phòng chống

    Filter

    Một số biện pháp có thể giúp ngăn ngừa chứng rối loạn lo âu, bao gồm:

    • Tìm kiếm sự trợ giúp sớm: Tình trạng lo lắng hay các vấn đề sức khỏe tâm thần khác có thể khó điều trị hơn nếu không được điều trị kịp thời.
    • Năng động, tích cực: Tham gia vào các hoạt động yêu thích có thể khiến bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.
    • Tránh sử dụng rượu hoặc ma túy: Việc sử dụng rượu và ma túy gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn lo âu.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 30/10/2023