Tin tức y tế

Ngộ độc thực phẩm: Triệu chứng & Cách sơ cứu tại nhà

12/10/2023

Ngộ độc thực phẩm (trúng thực) là tình trạng xảy ra sau khi tiêu thụ các thực phẩm bị nhiễm độc hoặc chứa các chất gây hại cho cơ thể. Các triệu chứng có thể từ nhẹ như buồn nôn, đau đầu, đau bụng, đến nghiêm trọng hơn như Sốt cao, tiêu chảy và thậm chí là đe dọa tính mạng. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết hơn về ngộ độc thức ăn cũng như cách phòng ngừa, sơ cứu đúng cách thông qua bài viết sau.

>>> Xem thêm:

Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh bắt nguồn từ những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa các chất độc hay vi khuẩn gây hại. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ thường bao gồm: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… Các triệu chứng thường bắt đầu sau vài ngày hoặc vài giờ sau khi ăn thực phẩm không đảm bảo. Đa số những người bị trúng thực đều có triệu chứng nhẹ và có thể hồi phục mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngộ độc dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Theo dữ liệu của FoodNet từ năm 2000 đến năm 2007 tại Hoa Kỳ, CDC ước tính có khoảng 47,8 triệu ca ngộ độc thức ăn mỗi năm. Hơn 127.839 người phải nhập viện và 3.037 người tử vong.

Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn bởi một số loại tác nhân sau đây:

  • Nấm.
  • Virus.
  • Vi khuẩn.
  • Ký sinh trùng.
  • Độc tố.

>>> Xem thêm: Một quả ổi bao nhiêu calo? Ăn ổi có giảm cân không?

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây trúng thực (Nguồn: Internet)

Những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng có thể bắt đầu trong vài giờ hoặc vài tuần và mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngộ độc. Những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến bao gồm:

Buồn nôn và khó tiêu

Buồn nôn là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để đào thải các chất gây hại. Còn trường  hợp khó tiêu xuất hiện khi hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi thực phẩm chứa các chất gây độc.

>>> Xem thêm: Bệnh truyền nhiễm là gì? Danh sách các bệnh truyền nhiễm thường gặp

Tình trạng buồn nôn
Ăn những thực phẩm không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, khó tiêu (Nguồn: Internet)

Đi đại tiện nhiều lần

Việc đi đại tiện quá nhiều có thể dẫn đến Mất nước và chất điện giải và có thể gây ra bệnh nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

>>> Xem thêm: Người bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Trúng thực khiến cho người bệnh đi đại tiện liên tục (Nguồn: Internet)

Mệt mỏi

Đây là hậu quả của việc cơ thể mất nước, mất điện giải, Thiếu máu và suy giảm chức năng cơ quan do độc tố có trong các loại thực phẩm không đảm bảo. Mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày và tinh thần của người bệnh.

>>> Xem thêm: Viêm quanh khớp vai là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Đau nhức toàn thân

Khi ngộ độc thức ăn, histamin làm cho lượng máu tăng cao, kết hợp cùng với một số chất khác dẫn đến tình trạng đau nhức các cơ, khớp và xương. Cảm giác khó chịu toàn thân này là minh chứng cho phản ứng của hệ miễn dịch hoặc tác động của chất độc lên cơ thể.

>>> Xem thêm: Thay khớp gối và những lưu ý quan trọng khi thực hiện

Đau nhức toàn thân
Đau nhức các cơ do trúng thực (Nguồn: Internet)

Sốt nặng

Sốt là một phản ứng thông thường khi cơ thể đang chiến đấu với một loại tác động bất thường hoặc độc tố. Triệu chứng này làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi và chóng mặt, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt.

>>> Xem thêm: Chụp CT phổi để làm gì? Ở đâu? Quy trình và đối tượng cần chụp

Ngộ độc thức ăn có thể dẫn đến sốt cao
Ngộ độc thức ăn có thể dẫn đến Sốt cao (Nguồn: Internet)

Tầm nhìn hạn chế

Đây là triệu chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm của ngộ độc thức ăn, nguyên nhân là do một loại ngộ độc do vi khuẩn Clostridium botulinum làm sản sinh ra độc tố botulin. Thị lực có thể bị ảnh hưởng dẫn đến các tình trạng như: Nhìn kép, mờ, sụp mí mắt… 

>>> Xem thêm: Uống nước gạo rang có tốt không? Tự làm nước gạo rang ngon bổ

Giảm thị lực
Một số vi khuẩn có trong thực phẩm hỏng có thể gây giảm thị lực (Nguồn: Internet)

Biến chứng khi bị ngộ độc thực phẩm

Hầu hết những người lớn khỏe mạnh đều rất hiếm khi gặp các biến chứng do trúng thực. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể xuất hiện những biểu hiện sau đây:

  • Mất nước: Đây là biến chứng thường gặp nhất, việc nôn mửa và tiêu chảy là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất nước.
  • Viêm khớp.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Hội chứng Guillain Barre.
  • Các bệnh lý nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, viêm màng não… 
  • Khó thở.
  • Biến chứng nguy hiểm khi mang thai: Sảy thai hoặc thai chết lưu, nhiễm trùng máu và viêm màng não ở trẻ sơ sinh.

>>> Xem thêm: Ăn hạt điều có béo không? Cách ăn hạt điều giảm cân hiệu quả

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ? Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm nên làm gì? Xem ngay các cách sơ cứu cho người bị trúng thực ngay tại nhà.

Gây nôn

Nếu người bệnh còn tỉnh táo và chưa quá 2 giờ kể từ khi ăn phải thực phẩm không an toàn, có thể gây nôn bằng cách dùng ngón tay kích thích họng hoặc uống nước muối, nước chanh hoặc nước giấm loãng. Gây nôn có thể giúp loại bỏ một phần độc tố ra khỏi dạ dày. Tuy nhiên, không nên gây nôn cho trẻ em, người già, người bị co giật, người bị mất ý thức hoặc người ăn phải chất độc hóa học.

>>> Xem thêm: Bật mí ngay những công dụng mật ong khiến bạn phải bất ngờ

Gây nôn để đào thải bớt độc tố
Gây nôn để đào thải bớt độc tố trong cơ thể (Nguồn: Internet)

Bù nước

Người bệnh cần uống nhiều nước để bù đắp lượng nước và điện giải bị mất do tiêu chảy và nôn mửa. Nước lọc, nước dừa và nước cháo là những sự lựa chọn tốt cho việc bù nước. Người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ một để tránh kích thích dạ dày.

>>> Xem thêm: Các loại thuốc trị lang beng hiệu quả bác sĩ khuyên dùng

Bù nước cho cơ thể
Bù nước là việc vô cùng cần thiết khi ngộ độc (Nguồn: Internet)

Đưa ngay người bệnh đến cơ sở gần nhất nếu tình trạng nặng hơn

Nếu người bệnh có các triệu chứng như Sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy kéo dài, xuất hiện máu trong phân hoặc nôn mửa, khó thở hoặc co giật, đây có thể là dấu hiệu của ngộ độc thức ăn nghiêm trọng. Trong trường hợp này, cần đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Thực đơn tăng cơ giảm mỡ cực hiệu quả dành cho nữ

Cách phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm

Một số cách giúp ngăn ngừa ngộ độc thức ăn tại nhà:

  • Rửa sạch trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn, tốt nhất nên gọt vỏ.
  • Rửa thớt, dao và các dụng cụ khác sau khi tiếp xúc với thịt sống hoặc trái cây, rau quả chưa rửa sạch.
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, trước và sau khi xử lý thực phẩm.
  • Không ăn thịt, cá sống hoặc chưa nấu chín kỹ. Sử dụng nhiệt kế đo thịt để đảm bảo thịt đã chín vừa đủ. Nấu toàn bộ thịt và cá ở nhiệt độ ít nhất là 145 độ F (63 độ C), thịt gia cầm nguyên con ở nhiệt độ ít nhất là 165 F (74 độ C).
  • Cho thức ăn thừa vào hộp đậy kín để trong tủ lạnh ngay sau bữa ăn và bảo quản trong tủ lạnh tối đa từ 3 đến 4 ngày.
  • Nấu thức ăn thừa một cách an toàn, bạn có thể cho nó vào lò vi sóng. Hâm nóng thức ăn thừa cho đến khi nhiệt độ bên trong đạt tối thiểu 165 độ F (74 độ C).
  • Vứt ngay nếu bạn nghi ngờ thực phẩm đã hỏng.
  • Chú ý thường xuyên vệ sinh bên trong tủ lạnh.

>>> Xem thêm: Thực đơn giảm cân khoa học: Bí quyết giảm cân an toàn, hiệu quả

Cách phòng ngừa ngộ độc
Cách phòng ngừa ngộ độc thức ăn (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp:

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ?

Khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, bạn có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng và phục hồi sức khỏe nhanh chóng bằng các cách sau:
Uống nhiều nước.
Ăn nhẹ và dễ tiêu, nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Nghỉ ngơi đủ để cơ thể có thể hồi phục.
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Khi bị ngộ độc thức ăn, người bệnh nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo, bánh mì, bí đỏ… và uống nhiều nước. Cần tránh những thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày như: đồ cay nóng, thức ăn chứa nhiều chất béo hoặc chất xơ…

Hy vọng bài viết trên đã có thể mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về các triệu chứng cũng như cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm. Để cập nhật các thông tin về sức khỏe mới nhất, bạn có thể theo dõi các Tin tức y tế hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.