Filter Từ điển y khoa

Mất nước

  • Tổng quan

    Filter

    Mất nước là tình trạng lượng nước mất đi vượt quá so với lượng nước được đưa vào cơ thể khiến cơ thể không thực hiện được các chức năng sinh lý bình thường. Việc bổ sung nước bị mất là điều cần thiết để ổn định lại hàm lượng muối, khoáng chất và lượng đường trong máu.

    Mất nước xảy ra ở nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, người trưởng thành và người lớn tuổi. Do đó, bù nước bằng cách uống nhiều nước sẽ giúp kiểm soát tình trạng trên ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, nếu như mất nước nghiêm trọng thì cần cấp cứu kịp thời và hồi sức bằng dịch truyền tĩnh mạch.

    Bên cạnh đó, các nhóm có nguy cơ cao bị mất nước cần có biện pháp phòng ngừa và nhận sự hỗ trợ kịp thời. 

    Giữ đủ nước giúp duy trì cân bằng nội môi và sức khỏe tổng thể.

    Uống nhiều nước giúp kiểm soát tình trạng mất nước ở mức độ nhẹ đến trung bình. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Khát nước chắc chắn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thực sự mất nước. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ngay cả khi người bị tình trạng này cũng không cảm thấy khát. Đặc biệt là người lớn tuổi.

    Ngoài ra, biểu hiện lâm sàng của tình trạng mất nước có thể khác nhau tùy theo độ tuổi.

    Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ

    Các triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

    • Khô miệng và lưỡi.
    • Không có nước mắt khi khóc.
    • Đôi mắt và 2 má trũng sâu khiến khuôn mặt trở nên hốc hác.
    • Điểm mềm trũng trên đỉnh hộp sọ.
    • Bơ phờ, không thích hoạt động.
    • Cáu gắt.

    Người lớn

    Các dấu hiệu sau đây có thể cho thấy tình trạng mất nước ở người lớn:

    • Khát nước quá mức: cơ thể đang cố gắng khôi phục lại sự cân bằng chất lỏng.
    • Đi tiểu ít hơn bình thường: Thận đang tập trung nước tiểu để giữ nước.
    • Nước tiểu có màu sẫm, cô đặc hơn.
    • Mệt mỏi, chóng mặt và lú lẫn: Sự thiếu hụt chất lỏng và chất điện giải bất thường ảnh hưởng đến hoạt động và nhận thức.
  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Cần đến sự chăm sóc y tế nếu quan sát thấy những bất thường sau đây:

    • Tiêu chảy kéo dài gây mất nước và chất điện giải, mất nước liên tục trong 24 giờ hoặc hơn.
    • Thay đổi về trạng thái tinh thần như khó chịu, lú lẫn hoặc buồn ngủ quá mức.
    • Mức độ thiếu nước nghiêm trọng không dừng lại ở việc bù nước bằng cách uống nước.
    • Phân có máu hoặc màu đen.

    Nên gọi cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu liên quan đến mất nước và chất điện giải để được đánh giá và có phương thức điều trị thích hợp.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Mất nước xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như bệnh cấp tính dẫn đến chán ăn và gây ra hiện tượng buồn nôn/nôn ói. Việc hạn chế tiếp cận với nước uống khi đi du lịch, đi bộ đường dài hoặc các hoạt động vất vả cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.

    Các nguyên nhân khác liên quan đến việc mất chất lỏng quá mức:

    • Tiêu chảy cấp tính nghiêm trọng: Tiêu chảy dẫn đến mất nước, chất điện giải. Phân lỏng, nôn mửa làm trầm trọng thêm sự suy giảm chất lỏng này. 
    • Mất nước do bị cảm: Sốt gây tăng thân nhiệt, dẫn đến toát mồ hôi. Triệu chứng trầm trọng thêm trong trường hợp sốt đi kèm tiêu chảy/nôn mửa.
    • Đồ mồ hôi nhiều: Tập thể dục mạnh trong điều kiện nóng ẩm dẫn đến suy giảm chất lỏng và chất điện giải. 
    • Thận hư:: Các tình trạng như đái tháo đường, hội chứng thận hư làm quá tải khả năng tái hấp thu của thận. Theo đó, điều trị bằng thuốc lợi tiểu làm tăng độ thanh thải nước tự do, dẫn đến sự thiếu hụt chất lỏng nghiêm trọng.

    Cần phải kịp thời bù nước bằng việc uống nước, tiêm tĩnh mạch hoặc điều trị mất nước để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe do sự mất cân bằng điện giải.

  • Nguy cơ

    Filter

    Bất cứ ai cũng có thể bị mất nước, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn:

    • Trẻ sơ sinh và trẻ em: Nhóm có nhiều khả năng bị tiêu chảy và nôn mửa nghiêm trọng nhất, đặc biệt dễ bị mất nước do sốt cao hoặc bị bỏng. Trẻ nhỏ thường không thể nói với bạn rằng chúng khát và cũng không thể tự lấy đồ uống. Vì vậy, ba mẹ phải luôn theo dõi bé sát sao để phát hiện và bù nước kịp thời.
    • Người cao tuổi: Lượng chất lỏng dự trữ trong cơ thể người giảm dần theo độ tuổi. Điều này làm cho khả năng tiết kiệm nước giảm và cảm giác khát kém nhạy bén hơn. Mất nước ở người lớn tuổi còn có thể do các bệnh mãn tính như tiểu đường, chứng mất trí nhớ hay vấn đề về di chuyển làm hạn chế khả năng bù nước.
    • Người mắc bệnh mãn tính: Bệnh tiểu đường không được kiểm soát và điều trị gây nguy cơ mất nước cao. Bệnh thận và việc sử dụng một số loại thuốc điều trị làm tăng nguy cơ mất nước. Thậm chí, cảm lạnh hoặc đau họng cũng gây ra tình trạng tương tự.
    • Những người làm việc nặng hoặc tập thể dục ngoài trời: Nguy cơ mất nước càng cao khi bạn làm việc dưới thời tiết và khí hậu nóng ẩm cao. 

    Cần đến bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu xấu đi mặc dù đã nỗ lực bù nước.

    Uống đủ nước mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Để duy trì lượng nước trong cơ thể, nên uống nước và sử dụng các loại thực phẩm có khả năng bù nước như trái cây và rau quả. 

    Tuy nhiên, cần tăng lượng chất lỏng trong một số điều kiện nhất định:

    • Bệnh về đường tiêu hóa: Trong trường hợp nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy bắt đầu bù nước bằng cách uống nhiều nước hoặc chất điện giải ngay khi có dấu hiệu mất nước.
    • Hoạt động thể chất vất vả: Việc bù nước nên bắt đầu một ngày trước khi tập luyện. Nước tiểu có màu nhạt, loãng cho thấy cơ thể đủ nước. Uống nước đều đặn trong khi tập thể dục và tiếp tục bổ sung nước do lượng mồ hôi mất đi.
    • Thời tiết nóng hoặc lạnh: Cả nhiệt độ và độ ẩm đều làm tăng lượng mồ hôi thoát ra. Thời tiết lạnh cũng dẫn đến mất độ ẩm, tăng nhu cầu chất lỏng, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
    • Sự ốm yếu: Người lớn tuổi dễ bị mất nước khi mắc các bệnh như cúm, viêm phế quản hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy nhớ uống thêm nước khi cảm thấy mệt mỏi để bù đắp sự mất nước.

    Giám sát chặt chẽ lượng chất lỏng nạp vào là chìa khóa giúp giảm nguy cơ mất nước cao. Đặc biệt, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng không được cải thiện dù ù đã nỗ lực bù nước. 

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 13/10/2023