Mùi hương có thể chiếm tới 95% cảm nhận về hương vị. Trong khi đó, vị giác lại chỉ chiếm số ít phần trăm còn lại. Vì vậy, người bị mất đi khứu giác vô cùng khó chịu khi không còn khả năng phân biệt mùi hương và không thể thưởng thức trọn vẹn vị ngon của đồ ăn. Vậy chứng mất khứu giác là gì, đâu là nguyên nhân và cách điều trị tình trạng trên. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu qua bài viết sau đây!
>>> Xem thêm:
- Viêm họng hạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả
- Viêm amidan: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Tình trạng mất khứu giác là gì?
Mất khứu giác hay anosmia chính là triệu chứng mà người mắc mất đi khả năng phân biệt, nhận biết mùi vị. Bất kỳ sự tắc nghẽn hoặc phá hủy nào xảy ra đối với đường truyền và xử lý mùi đều có thể dẫn đến chứng mất khứu giác. Ngoài ra, tình trạng này có thể diễn ra tạm thời hoặc vĩnh viễn và đôi khi do bẩm sinh.
>>> Xem thêm: Ung thư vòm họng – Nhận biết dấu hiệu và cách điều trị bệnh
Nguyên nhân gây mất khứu giác
Để điều trị chứng mất khứu giác, việc xác định nguyên nhân gây nên tình trạng trên là yếu tố then chốt. Vì vậy, trước tiên hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu những nguyên nhân chính có thể gây ra chứng mất đi khứu giác:
Mất khứu giác cho tắc nghẽn đường mũi
Tình trạng viêm và tắc nghẽn đường mũi là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất đi khứu giác (chiếm tới 50% – 70% trường hợp mất cảm nhận về mùi). Tắc nghẽn đường mũi xảy ra khi có vật cản xuất hiện cản trở đường truyền tín hiệu mùi hương trực tiếp, bao gồm viêm xoang, polyp mũi.
Một số nguyên nhân khác gây tắc nghẽn đường mũi thường liên quan tới chấn thương vùng mặt làm biến dạng mũi, khối u trong khoang mũi hoặc não làm ngăn cản đường truyền tín hiệu khứu giác, u màng não rãnh khứu giác,…
Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc đôi khi dẫn tới tác dụng phụ là mất khứu giác. Những loại thuốc đó bao gồm thuốc chẹn beta, thuốc chống tuyến giáp, kẽm dạng xịt mũi, thuốc ức chế ACE,…
Do kích ứng màng nhầy ở trong mũi
Nguyên nhân phổ biến khác khiến bạn không cảm nhận được mùi vị là do kích ứng màng nhầy ở trong mũi. Điều đó xảy ra do người bệnh mắc chứng viêm xoang, bị cảm lạnh hoặc bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng… Trong đó, cúm có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm cảm nhận và mất hẳn khứu giác tới ¼ số người bệnh.
>>> Xem thêm: Viêm tai giữa: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Do tổn thương não hoặc thần kinh
Chấn thương vùng đầu cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây mất khứu giác. Vì chất thương ở đầu có thể gây tổn thương mũi hoặc các xoang, từ đó dẫn tới tắc nghẽn cơ học. Các tổn thương xảy ra có thể phá hủy các sợi trục khứu giác của vỏ não và làm mất khả năng nhận biết mùi.
Chấn thương hệ thần kinh trung ương có thể dẫn tới tình trạng mất khứu giác tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào khu vực và mức độ bị tổn thương. Bởi vì tế bào thần kinh khứu giác có khả năng tái tạo xong các dây thần kinh trung ương khác trong cơ thể lại không có chức năng đó.
Ngoài vấn đề trên, quá trình lão hóa và thoái hóa thần kinh cũng có liên quan tới việc mất cảm nhận về mùi. Khi tuổi tác tăng cao, độ nhạy cảm về mùi vị của con người sẽ giảm sút. Bởi khi già đi, cơ thể sẽ mất đi lượng lớn tế bào khứu giác và giảm diện tích bề mặt biểu mô khứu giác giúp nhận thức mùi vị.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự liên quan giữa sự suy giảm về cảm thụ mùi với các rối loạn thoái hóa thần kinh như mắc bệnh Alzheimer, Parkinson và chứng mất trí nhớ Lewy Body. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy người bệnh có khả năng nhận biết mùi kém hơn, đặc biệt là người mắc Parkinson, Lewy.
Do mắc Covid – 19
Mất khứu giác hoặc mất vị giác, khả năng cảm nhận mùi vị giảm sút có thể là triệu chứng ban đầu của COVID-19 (một bệnh hô hấp cấp tính do virus SARS-CoV2 gây ra). Khi nhận thấy dấu hiệu trên đi kèm tình trạng Sốt cao, khó thở, nghẹt mũi, rất có thể bạn đã bị nhiễm Covid-19. Vì vậy, hãy tiến hành test nhanh nhằm sớm phát hiện tình trạng bệnh và uống thuốc sớm nhất có thể.
Chẩn đoán tình trạng mất khứu giác
Nếu bạn bị mất khứu giác và bản thân rơi vào một số trường hợp sau đây, hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để được tư vấn. Những dấu hiệu cảnh báo có liên quan bao gồm:
- Gặp chấn thương vùng đầu
- Xuất hiện các triệu chứng rối loạn lo âu và chức năng hệ thần kinh
- Khó giữ thăng bằng, gặp khó khăn khi nói hoặc nuốt thức ăn
- Đột ngột rơi vào trạng thái không cảm nhận được mùi vị
- Người thân, hoặc xung quanh nơi ở và làm việc đang bùng phát dịch Covid-19.
Khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi liên quan nhằm tìm hiểu về triệu chứng cùng tiểu sử bệnh, sau đó tiến hành khám thực thể. Câu trả lời của người bệnh là căn cứ để bác sĩ phán đoán nguyên nhân dẫn và đưa ra phương án xét nghiệm cần thực hiện.
Dựa trên các đánh giá về tiền sử bệnh và khám thực thể, nếu có nghi ngờ về chấn thương đầu, xoang hoặc khối u là nguyên nhân gây ra triệu chứng mất khứu giác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm sau: chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT.
>>> Xem thêm: Viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Khi bác sĩ lo ngại về vấn đề viêm mũi Dị ứng là nguyên nhân, họ sẽ giới thiệu bạn tới bác sĩ chuyên khoa dị ứng và xét nghiệm các chất dị ứng trên da và đưa ra kết luận sau đó. Ngoài ra, các xét nghiệm và bài kiểm tra khác có thể thực hiện để kiểm chứng tình trạng bệnh có thể là chụp X-quang, nội soi mũi hoặc test nhanh Covid-19.
Các phương pháp điều trị mất khứu giác
Mất khứu giác không hẳn là một chẩn đoán bệnh lý mà là triệu chứng biểu hiện tình trạng sức khỏe. Vì vậy, việc điều trị triệu chứng trên phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đó.
Ví dụ, người bị nhiễm trùng xoang hoặc kích ứng có thể được điều trị bằng cách xông hơi, xịt mũi, sử dụng thuốc kháng sinh và đôi khi là phẫu thuật. Tuy nhiên, khứu giác không phải lúc nào cũng quay trở ngay cả sau khi điều trị viêm xoang thành công. Đối với người có tiền sử bệnh xoang mãn tính hay polyp mũi thì không thể điều trị triệt để bằng thuốc, phương pháp phẫu thuật khi đó có thể được cân nhắc.
Đối với người bị cảm cúm, dị ứng, chứng mất khứu giác đi cùng có thể tự biến mất trong vài ngày. Trong trường hợp này, có thể sử dụng một số loại thuốc (không kê đơn) giúp quá trình hô hấp được dễ dàng hơn. Nhưng ngay khi tình trạng mất khứu giác trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
>>> Xem thêm: Viêm phế quản: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách điều trịa
Đối với tình trạng suy giảm khứu giác do tổn thương tế bào thần kinh khứu giác bởi chấn thương thì không có cách điều trị cụ thể. Tuy nhiên, tế bào thần kinh khứu giác có khả năng tái tạo. Nhưng thời gian và mức độ phục hồi tùy thuộc vào mức độ tổn thương và có sự khác biệt trong khả năng phục hồi giữa các cá thể. Quá trình tái tạo đó có thể kéo dài từ vài ngày đến nhiều năm và việc phục hồi không đảm bảo 100%.
Cách phòng ngừa mất khứu giác
Chứng mất khứu giác là biểu hiện, triệu chứng của những tình trạng bệnh lý, sức khỏe khác. Do đó các phương pháp phòng ngừa được đưa ra với mục tiêu chính là giảm những nguy cơ gây: chấn thương, viêm xoang, nhiễm trùng xoang,…Sau đây là một số điều bạn nên áp dụng để tránh tình trạng suy giảm khứu giác:
- Thường xuyên vệ sinh mũi để hạn chế tình trạng tắc nghẽn đường mũi, loại bỏ chất nhầy khỏi khoang mũi bằng nước muối sinh lý pha loãng.
- Đeo khẩu trang thường xuyên nhằm tránh bụi mịn li ti khi di chuyển. Tránh xa những môi trường, hóa chất độc hại, tránh xa khói thuốc và không hút thuốc lá hay thuốc lào.
- Giữ cơ thể khỏe mạnh, tránh tình trạng bị cảm lạnh, cảm cúm.
- Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy, mặc đồ bảo hộ khi tham gia các môn thể thao nguy hiểm nhằm hạn chế tối đa các tổn thương vùng đầu.
>>> Xem thêm: Tai súp lơ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Câu hỏi thường gặp
Thông thường chứng mất đi khứu giác do bị cảm sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu bạn đã hết Cảm cúm nhưng sau vài ngày vẫn không cảm nhận được mùi vị rõ rệt, hãy tới cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và hỗ trợ. Trên đây là thông tin về chứng mất khứu giác cũng như nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.
Hy vọng bài viết của Hoàn Mỹ giúp bạn đọc hiểu rõ những nguyên nhân, cách phòng ngừa và cách điều trị chứng mất cảm nhận về mùi hương. Đừng quên theo dõi Tin tức y tế hàng ngày để cập nhập thêm nhiều thông tin y tế – chăm sóc sức khỏe hữu ích khác. Nếu bạn cần đặt lịch khám – chữa bệnh, hãy liên hệ với hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc qua HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.