Suy nhược thần kinh là một loại rối loạn tâm thần thường gặp, do áp lực, căng thẳng từ công việc, học tập và các vấn đề trong cuộc sống. Nếu như không kịp thời điều trị, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về cả thể chất lẫn tinh thần. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu và cách điều trị của bệnh thông qua bài viết sau.
>>> Xem thêm:
- Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
- OCD là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh thường gặp
- Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không? Có thể chữa khỏi không?
Suy nhược thần kinh là gì?
Bệnh suy nhược thần kinh còn được gọi là kiệt quệ thần kinh, đây là hiện tượng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu nằm dưới vỏ do sự quá tải và căng thẳng của tế bào não, dẫn đến suy nhược.
Là một bệnh lý phổ biến ở những đối tượng trong độ tuổi từ 20 đến 40, đặc biệt là những người lao động trí óc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, suy nhược thần kinh có thể tiến triển và gây ra chứng trầm cảm hoặc rối loạn thần kinh tim vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, chẳng hạn như:
- Căng thẳng quá mức.
- Thần kinh bị suy yếu.
- Suy nghĩ quá mức, rối loạn lo âu.
- Môi trường làm việc, học tập không thoải mái.
- Bị chấn thương tâm lý nặng như: Mất đi người thân, áp lực công việc…
- Uống quá nhiều rượu, sử dụng chất kích thích, lạm dụng cà phê, hút thuốc lá.
- Mất ngủ kéo dài.
- Mắc một số bệnh lý như huyết áp cao, huyết áp thấp, Thiếu máu não, chấn thương sọ não…
>>> Xem thêm: Đau nửa đầu bên trái do đâu? Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Dấu hiệu của suy nhược thần kinh
Người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu phổ biến sau để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, giúp hạn chế những biến chứng sau này.
Rối loạn giấc ngủ, gây mất ngủ
Người bệnh có thể khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, ngủ không ngon giấc, ngủ quá ít hoặc quá nhiều so với bình thường. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và năng suất làm việc.
Cơ thể mệt mỏi trong thời gian dài
Nếu cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, buồn ngủ vào ban ngày hoặc càng ngủ càng cảm thấy mệt thì rất có thể đây là các dấu hiệu của suy nhược thần kinh. Cơ thể cũng xuất hiện các triệu chứng như nhịp tim tăng, thở gấp, tức ngực, hồi hộp, đau nhức cơ thể…
Tâm trạng thường xuyên thay đổi
Người bệnh có tâm trạng thất thường, dễ nổi nóng, tức giận, dễ xúc động, dễ khóc và cũng có lúc im lặng tuyệt đối. Đi kèm theo đó là những biểu hiện như: Trầm cảm, lo âu, có những cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực.
Ngại giao tiếp
Một số người có xu hướng tự cô lập bản thân, né tránh giao tiếp với người xung quanh, nhất là ở nơi đông người. Điều này làm cho họ cảm thấy cô đơn, bị xa lánh và thiếu sự quan tâm của người khác. Nguyên nhân là do não bộ mất cân bằng serotonin.
Giảm trí nhớ và mất tập trung
Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhớ, ghi nhớ, tập trung hoặc giải quyết các vấn đề. Điều này làm mất đi sự tự tin, giảm năng suất làm việc và học tập.
Xuất hiện tình trạng hoảng loạn
Một trong những dấu hiệu cho thấy tình tràng suy nhược thần kinh năng hơn chính là dễ hoảng loạn khi gặp phải những tình huống căng thẳng, khó khăn hoặc bất ngờ. Người bệnh có thể cảm giác sợ hãi, khó thở, co thắt ngực, run rẩy, mồ hôi tay chân…
Một số dấu hiệu khác
Ngoài các dấu hiệu kể trên, người bệnh có thể có những dấu hiệu khác như: Chán ăn, chướng bụng, táo bón, đau đầu, chóng mặt, cảm giác nóng lạnh, đau mỏi cột sống, mỏi cổ, nhức cơ, nói chuyện một mình, cười một mình hoặc tự kỷ…
Suy nhược thần kinh có phải bệnh về tâm thần?
Suy nhược thần kinh thuộc về bệnh tâm thần loại nhẹ, không gây rối loạn năng lực hành vi. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển và gây ra chứng Trầm cảm hoặc rối loạn thần kinh và những bệnh tâm thần nghiêm trọng hơn.
Do đó, nên chú ý đến các dấu hiệu của suy nhược thần kinh và tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám và điều trị kịp thời. Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, thư giãn và tập thể dục để cải thiện tình trạng sức khỏe.
>>> Xem thêm: Viêm màng não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & cách điều trị
Cách điều trị bệnh
Điều trị bằng liệu pháp tâm lý: Giúp người bệnh nhận thức được nguyên nhân gây căng thẳng, học cách xử lý và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và thói quen xấu.
Điều trị bằng thuốc: Có thể sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc ngủ để làm dịu các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được theo sát sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc tự ý ngưng thuốc.
Xây dựng các thói quen sống lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên và có thể kết hợp với yoga, thiền định…
Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,..
Giải tỏa những áp lực: Tâm sự và chia sẻ với gia đình và bạn bè khi gặp những vấn đề khó khăn trong công việc và cuộc sống. Không nên đặt cho bản thân những mục tiêu quá cao, vượt quá khả năng,…
Đến gặp bác sĩ: Khi nghi ngờ bản thân bị suy nhược thần kinh hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa
Một số biện pháp phòng ngừa suy nhược thần kinh bao gồm:
- Ăn đúng bữa và đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Lên kế hoạch sắp xếp thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi một cách khoa học.
- Xây dựng đời sống tinh thần lạc quan, thoải mái, có thể kết hợp thiền định, duy trì mối quan hệ với gia đình và bạn bè.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của bệnh.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về suy nhược thần kinh cũng như các dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Để cập nhật các thông tin về sức khỏe mới nhất, bạn có thể theo dõi các Tin tức y tế hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.