Tin tức y tế

Những điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu

28/11/2023

3 tháng đầu của thai kỳ bắt đầu từ khi người phụ nữ thụ thai và kéo dài đến tuần thứ 12. Khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi quan trọng, đòi hỏi việc chăm sóc cần phải được đảm bảo. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ liệt kê những điều cần lưu ý khi bầu ba tháng đầu mang thai giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

>>> Xem thêm:

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Trước khi tìm hiểu mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý gì, hãy trang bị kiến thức từ sớm về dấu hiệu có thai và cách tránh sảy thai. Cụ thể:

Dấu hiệu có thai

Đối với những người có kế hoạch mang thai, hãy luôn theo dõi sức khỏe sát sao từ khi quan hệ đến khi có thai. Theo đó, hãy sử dụng que thử thai và chú ý các dấu hiệu để phát hiện đang mang thai. Việc phát hiện thai nhi sớm sẽ giúp người mẹ cẩn thận và chủ động hơn trong mọi việc. Có thể sẽ phải thay đổi các thói quen hàng ngày, tránh vận động mạnh, ăn uống hợp lý hơn, nhằm bảo vệ thai nhi khỏi những tác động từ bên ngoài.

Dấu hiệu cho thấy có thể đang mang thai đó là máu báo thai. Nghĩa là, chưa đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo nhưng có ra máu. Thêm vào đó, cơ thể mệt mỏi nhiều, chán ăn, chóng mặt, buồn nôn và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, dấu hiệu mang bầu dễ nhận biết nhất là trễ kinh nguyệt, ngực bị căng tức. Thêm vào đó, nhũ hoa chuyển sang màu sẫm hơn. Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu trên, hãy dùng que thử thai hoặc thăm khám bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

>>> Xem thêm: Cách tính tuổi thai nhi, ngày dự sinh chính xác nhất

Dấu hiệu có thai
Bạn hãy sử dụng que thử thai và chú ý các dấu hiệu để phát hiện đang mang thai (Nguồn: Internet)

Những điều cần biết để tránh sảy thai

Để mang thai 3 tháng đầu khỏe mạnh, an toàn, thì cần trang bị những kiến thức về thai nhi và mẹ bầu để tránh sảy thai. Phần lớn, sảy thai thường xảy ra trong khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nhiều phụ nữ bị sảy thai khi không biết mình có thai. Vậy nên, việc quan trọng đầu tiên là cần biết mình có thai hay không để giúp việc chăm sóc mẹ bầu và thai nhi diễn ra thuận lợi. 

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị sảy thai có thể do thai sai lệch về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, thai dị dạng hoặc do tiền sử của bản thân và gia đình. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ sảy thai, cần nắm rõ những thông tin cần biết khi mang thai 3 tháng đầu này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên rằng, những người phụ nữ khi mang thai và sinh con nên cách nhau 24 tháng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Những người mẹ càng lớn tuổi, việc sinh con càng khó và nguy cơ xuất hiện các biến chứng cao hơn. Nếu sinh con quá dày (ví dụ 2 lần sinh nở cách nhau là 6 tháng) tỷ lệ đẻ non của trẻ thứ hai rất cao, có thể tăng lên 59% so với khi mang bầu cách nhau 18 tháng.

Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu này, cần phải tránh vận động mạnh, hạn chế các môn thể thao có cường độ cao, mạo hiểm, lao động quá sức… Thay vào đó, phụ nữ mang thai hãy chú ý lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền… Về chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất và tránh các chất kích thích, các loại đồ uống có caffein để thai nhi phát triển mạnh khỏe. Đặc biệt, người mẹ cần được tiêm phòng đủ các loại vắc xin để tránh các bệnh truyền nhiễm và bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

>>> Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì? TOP 10+ thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi

Những điều cần biết để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu
Những điều cần biết để tránh sảy thai trong 3 tháng đầu (Nguồn: Internet)

Những biểu hiệu bất thường khi bầu 3 tháng nên đi khám

Bên cạnh những dấu hiệu cho thấy thai nhi 3 tháng đầu đang phát triển tốt. Cũng nên chú ý đến những biểu hiện bất thường như:

Nghén nặng

Ốm nghén cho thấy thai nhi phát triển tốt nhưng nếu nghén nặng, nôn quá nhiều thì cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai. Vì vậy, khi nôn nhiều, nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

>>> Xem thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi chuẩn quốc tế 2023

Mẹ bầu bị nghén nặng
Nghén nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi (Nguồn: Internet)

Đau bụng và ra máu

Khi mang thai 3 tháng đầu, nên chú ý vấn đề đau bụng và ra máu. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của cả mẹ và bé. Việc đau bụng khi mang bầu những tháng đầu có thể do động thai, chửa ngoài dạ con, chửa trứng.

Nếu chỉ đau bụng, không bị ra máu thì chỉ cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức. Ngược lại, nếu vừa đau bụng vừa ra máu thì đây có thể là cảnh báo nguy hiểm khi mang thai 3 tháng đầu. Cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kịp thời.

>>> Xem thêm: 10 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nên nhớ xuyên suốt thai kỳ

Đau bụng và ra máu
Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn nên chú ý vấn đề đau bụng và ra máu (Nguồn: Internet)

Ra khí hư và ngứa âm đạo

Ra khí hư và ngứa âm đạo có thể là biểu hiện của viêm âm đạo. Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài có thể gây sảy thai. Để ngăn ngừa ra khí hư và ngứa âm đạo, nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng thuốc an toàn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiểu buốt, tiểu rắt

Tiểu buốt, tiểu rắt là những dấu hiệu thường xuất hiện khi mang thai 3 tháng đầu. Đây là hiện tượng của bệnh viêm đường tiết niệu. Do đó, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.

Mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý gì về dinh dưỡng

Khi mang thai 3 tháng đầu, việc ổn định thai nhi luôn được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh việc bổ sung các loại vitamin, axit folic, thuốc bổ, mẹ bầu cần chú ý đến những điều sau: 

Bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi

Trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác chán ăn, mệt mỏi. Dù vậy, cần cố gắng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi như các loại rau xanh, thịt, cá, đậu… để bồi bổ cho cả mẹ và bé. 

>>> Xem thêm: Sắt cho bà bầu có tác dụng gì? Bổ sung sắt cho mẹ bầu hợp lý

Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng
Mẹ bầu cần cố gắng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi (Nguồn: Internet)

Những thực phẩm nên kiêng

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần cẩn thận cả về việc bổ sung hoặc kiêng kỵ khi ăn uống. Lúc này, nên kiêng rau ngót, dứa, đu đủ xanh… để tránh gây co thắt tử cung, đau nhức và tăng nguy cơ sảy thai.

Thay vào đó, hãy bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa đã tiệt trùng để tránh bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi một cách tốt nhất. 

>>> Xem thêm: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, gợi ý thực đơn

Bổ sung sữa tiệt trùng và các loại hạt
Mẹ bầu nên bổ sung sữa tiệt trùng và các loại hạt (Nguồn: Internet)

Chú ý đến tâm lý

Tâm lý là yếu tố quan trọng nhất khi mang thai 3 tháng đầu. Vì vậy, cần giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu để mẹ và bé luôn vui khỏe. Cần phát hiện sớm các biểu hiện mang bầu và lên kế hoạch sống khoa học để an thai, tránh gây động thai, sảy thai hoặc những biến chứng không như ý muốn. Ngoài ra, giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, cần quan tâm đến một số vấn đề khác như:

  • Hiểu rõ ra máu trong thai kỳ, ngộ độc thai nghén.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ.
  • Khám sàng lọc dị tật thai nhi vào tuần thứ 12 để có thể can thiệp sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo bệnh lý và chảy máu âm đạo thông thường để can thiệp và giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp để tránh những rủi ro trước và trong khi sinh.

>>> Xem thêm: Các mốc siêu âm thai và những điều mẹ bầu cần biết trong thai kỳ

Chú ý đến tâm lý
Giữ tâm lý thoải mái khi mang thai 3 tháng đầu (Nguồn: Internet)

Trên đây, bài viết đã cung cấp những thông tin cần biết về giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Hy vọng, chia sẻ trên đã cung cấp thêm thông tin về nhận biết dấu hiệu mang thai, từ đó biết cách chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, hãy truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.