Tin tức y tế

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

03/10/2023

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh có thể chữa trị được một cách hoàn toàn. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì những biến chứng là trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra. Để biết nguyên nhân, phương pháp điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh này, cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu ngay!

>> Xem thêm: 

Viêm đường tiết niệu là gì?

Vi khuẩn là tác nhân gây ra viêm đường tiết niệu, cụ thể là chúng có thể làm nhiễm khuẩn nước tiểu bằng cách xâm nhập vào thận hay bàng quang gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi cơ quan của hệ tiết niệu.

Ở phụ nữ, bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh con và gây ra các biến chứng cho bệnh nhân.

Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu

Ở nam và nữ thì việc Nhiễm trùng đường tiết niệu đều có thể xảy ra nhưng do cấu trúc đường tiết niệu giữa nam và nữ khác nhau nên triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu cũng khác nhau

Đối với nam giới 

  • Rối loạn tiểu tiện: Bệnh nhân thường có cảm giác muốn đi tiểu ngay nhưng lượng nước tiểu lại rất ít trong mỗi lần đi, khoảng 20 lần/ngày, mỗi lần lại kèm theo cảm giác đau dữ dội.
  • Nước tiểu có màu bất thường: Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể nhận thấy nước tiểu của mình có màu bất thường như có màu vàng đục, chứa mủ và máu, có mùi hôi nồng nặc.
  • Vùng tiết niệu ngứa ngáy, đau rát: Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh nhân thường cảm thấy ngứa ở đường tiết niệu, đau rát, đau khi xuất tinh. 
  • Ngứa ngáy ở niệu đạo: Khi bệnh nặng thì dấu hiệu này mới xảy ra. Vì vậy, nếu nam giới nhận thấy hiện tượng này thì nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ ngay lập tức. 
  • Niệu đạo sưng đỏ: Nếu bạn có triệu chứng này thì đó là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đang bắt đầu xâm nhập vào đường tiết niệu, làm hẹp dần lỗ niệu đạo và gây khó khăn khi đi tiểu.
  • Lỗ sáo chảy mủ: Nhiều bạn nam hiểu lầm rằng mình bị bệnh lậu khi hiện tượng này xảy ra. Mủ rỉ ra có màu xanh hoặc vàng, xuất hiện ở miệng mủ, đôi khi có máu.

>> Xem thêm: Men tiêu hóa là gì? Cách phân biệt men tiêu hóa & men vi sinh

Viêm tiết niệu ở nam giới
Viêm tiết niệu ở nam giới (Nguồn: Internet)

Đối với nữ giới 

  • Buồn tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu rất ít
  • Đau rát mỗi lần đi tiểu, ngứa và rát thường xảy ra ở vùng kín
  • Nước tiểu đục, có mùi nồng và thường có máu.
  • Ngoài ra, phụ nữ bị Nhiễm trùng đường tiết niệu còn gặp các triệu chứng như, ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi, Sốt cao.

>> Xem thêm: Virus HPV là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Viêm tiết niệu ở nữ giới
Viêm tiết niệu ở nữ giới (Nguồn: Internet)

Những triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Để xác định chính xác được mình có đang mắc bệnh hay không thì sau đây là một số triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Biểu hiện tại chỗ 

  • Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể không có triệu chứng và có thể được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm nước tiểu. Bệnh nhân thường gặp mắc bệnh này bao gồm phụ nữ mang thai và bệnh nhân tiểu đường.
  • Những người có nước tiểu đục, có mùi nồng, có máu hoặc mủ. Trong trường hợp có sỏi thận gây ứ nước, nhiễm trùng hoặc áp xe thận, bệnh nhân sẽ bị đau dữ dội ở vùng kín khi khám.

>> Xem thêm: Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp theo độ tuổi?

Biểu hiện taiij chỗ
Biểu hiện tại chỗ (Nguồn: Internet)

Biểu hiện toàn thân 

  • Máu và thận tiếp xúc trực tiếp với nhau, vì vậy, một khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào máu và lây lan khắp cơ thể, gây nhiễm trùng huyết nặng, thậm chí sốc nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, các triệu chứng có thể xảy ra như khô môi, Sốt cao, ớn lạnh,…

Triệu chứng ở nam giới 

  • Khi đi tiểu thì nước tiểu có mùi lạ, trong nước tiểu có thể có máu.
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường, nhưng lượng nước tiểu ngược lại rất ít.
  • Xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới và cơn đau sẽ tăng lên khi bệnh nhân quan hệ tình dục.
  • Có thể xuất hiện mủ ở khu vực miệng sáo.

>> Xem thêm: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

Biểu hiện ở nam giới
Biểu hiện ở nam giới (Nguồn: Internet)

Triệu chứng ở nữ giới 

  • Cường độ đi tiểu của bệnh nhân nhiều hơn bình thường. Mỗi khi đi tiểu thì lượng nước tiểu tiết ra rất ít và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Mùi của nước tiểu hôi, màu đục, khi đi tiểu có thể xuất hiện mủ hoặc máu trong nước tiểu. 
  • Thường xuyên đau quặn ở lưng dưới bởi tình trạng viêm lan đến niệu quản và thận. Nếu bệnh này không được điều trị ngay lập tức, nó cũng có thể gây Sốt cao, buồn nôn và ớn lạnh.

>> Xem thêm: Giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Biểu hiện ở nữ giới
Biểu hiện ở nữ giới (Nguồn: Internet)

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu sẽ không để lại biến chứng nếu được điều trị kịp thời ở nữ giới.

Còn đối với nam giới, nếu bệnh không được điều trị bằng liều kháng sinh kịp thời thì vi khuẩn sẽ tồn tại dai dẳng trong hệ tiết niệu và làm tăng khả năng mắc bệnh vô sinh. 

>> Xem thêm: 4 Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt chuẩn

Cách điều trị bệnh

  • Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất cho Nhiễm trùng đường tiết niệuthuốc kháng sinh.
  • Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh từ 5-7 ngày nếu bệnh nhân chỉ có triệu chứng cục bộ ở đường tiết niệu dưới do viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo.
  • Nếu xảy ra các triệu chứng Sốt hoặc ớn lạnh, nhiễm trùng huyết hoặc viêm tiết niệu trên, bệnh nhân nên nhập viện để dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
  • Ngoài ra, các loại thuốc có tác dụng sát trùng hệ tiết niệu cũng được biết là có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn và đôi khi được kê đơn cùng với thuốc kháng sinh.
  • Nếu như sử dụng thuốc kháng sinh và không có hiệu quả thì cần phải áp dụng điều trị phẫu thuật để dẫn lưu ổ nhiễm khuẩn ra ngoài. 

Biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu

  • Thói quen uống đủ nước từ 2 lít đến 2,5 lít mỗi ngày làm tăng lượng nước tiểu cho thận đồng thời loại bỏ vi khuẩn, giúp hạn chế nhiễm trùng.
  • Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục tốt, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Những người đã hoặc đang bị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu nên đi khám định kỳ để kiểm tra Nhiễm trùng đường tiết niệu để có biện pháp can thiệp kịp thời. 
  • Điều quan trọng là phải điều trị viêm đường tiết niệu đúng cách và triệt để ngay từ giai đoạn đầu để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là bài viết về những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình ngừa hoặc chữa bệnh. Để đặt lịch khám với các bác sĩ thuộc hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ, truy cập TẠI ĐÂY  hoặc gọi điện qua số HOTLINE để được tư vấn nhanh nhất. Ngoài ra, để cập nhật những thông tin thường thức khác về sức khỏe, bạn có thể truy cập Tin tức y tế.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.