Filter Từ điển y khoa

Nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Tổng quan

    Filter

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng các bộ phận của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng này đều liên quan đến bàng quang và niệu đạo.

    Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở bàng quang gây ra đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên, khi tình trạng này lây lan đến thận có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng.

    Phương pháp điều trị UTI thường thấy là sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, một số biện pháp cũng được khuyến khích để giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu.

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng các bộ phận của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

    Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở bàng quang gây ra đau đớn và khó chịu. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Một số triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

    • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
    • Đi tiểu thường xuyên và thải ra một lượng nhỏ nước tiểu.
    • Nước tiểu có màu đục, đỏ hoặc hồng sáng, có mùi nồng.
    • Đau vùng chậu ở phụ nữ.

    Ở người lớn tuổi, các triệu chứng của bệnh này thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

    Mỗi loại nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng riêng biệt.

    Ảnh hưởng đến thận:

    • Đau lưng hoặc đau hông.
    • Sốt cao.
    • Run rẩy và ớn lạnh.
    • Buồn nôn.
    • Nôn mửa.

    Ảnh hưởng đến bọng đái:

    • Áp lực vùng chậu.
    • Khó chịu vùng bụng dưới.
    • Đi tiểu thường xuyên, đau đớn.
    • Máu trong nước tiểu.

    Ảnh hưởng đến niệu đạo:

    • Nóng rát khi đi tiểu.
    • Rùng mình như có phóng điện khi đi tiểu.
  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bạn cần hẹn gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Kiểm soát và can thiệp kịp thời có thể làm hạn chế các biến chứng nghiêm trọng sau này.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu lây lan trong bàng quang. Hệ thống tiết niệu được thiết kế để ngăn chặn vi khuẩn, nhưng đôi khi hàng phòng ngự này bị phá vỡ. Điều này có thể khiến vi khuẩn tồn tại và phát triển thành bệnh nhiễm trùng toàn diện ở đường tiết niệu.

    Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra chủ yếu ở phụ nữ và ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo.

    • Nhiễm trùng bàng quang: Quan hệ tình dục cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng bàng quang. Ngoài ra, phụ nữ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang cao hơn do cấu trúc niệu đạo nằm sát hậu môn, lỗ niệu đạo nằm sát bàng quang. Điều này giúp vi khuẩn xung quanh hậu môn dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo và di chuyển đến bàng quang.
    • Nhiễm trùng niệu đạo: Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm herpes, lậu, chlamydia và mycoplasma. Điều này có thể xảy ra vì niệu đạo của phụ nữ nằm gần âm đạo.
  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố rủi ro đối với nhiễm trùng đường niệu đạo ở phụ nữ bao gồm:

    • Cấu trúc cơ thể: Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nam giới khiến khoảng cách để vi khuẩn di chuyển đến bàng quang ít hơn.
    • Hoạt động tình dục: Hoạt động tình dục có thể làm tăng nguy cơ.
    • Kiểm soát sinh sản: Sử dụng màng chắn để tránh thai hoặc chất diệt tinh trùng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
    • Thời kỳ mãn kinh: Sự suy giảm estrogen trong tuần hoàn gây ra những thay đổi ở đường tiết niệu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    Các yếu tố nguy cơ khác đối với nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm:

    • Vấn đề về đường tiết niệu: Trẻ sinh ra có vấn đề về đường tiết niệu gặp khó khăn khi đi tiểu. Nước tiểu ứ lại trong niệu đạo có thể gây ra nhiễm trùng.
    • Tắc nghẽn đường tiết niệu: Sỏi thận hoặc phì đại tuyến tiền liệt có thể khiến nước tiểu bị kẹt trong bàng quang. 
    • Hệ thống miễn dịch bị ức chế: Bệnh tiểu đường và các bệnh khác có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
    • Sử dụng ống thông: Những người không thể tự đi tiểu thường phải sử dụng ống thông tiểu. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
    • Phẫu thuật tiết niệu: Phẫu thuật tiết niệu hoặc khám đường tiết niệu có sử dụng dụng cụ y tế có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

    Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu lây lan trong bàng quang.

    Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra đau rát và tiểu rắt. (Nguồn: Internet) 

    Biến chứng

    Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng và các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm:

    • Nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
    • Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận.
    • Sinh con nhẹ cân hoặc sinh non.
    • Niệu đạo bị thu hẹp ở nam giới do nhiễm trùng niệu đạo nhiều lần.
    • Nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng.
  • Phòng chống

    Filter

    Một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, như:

    • Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước: Uống nước giúp làm loãng nước tiểu dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này cho phép vi khuẩn được thải ra khỏi đường tiết niệu trước khi nhiễm trùng bắt đầu.
    • Lau từ trước ra sau: Làm điều này sau khi đi tiểu giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo và niệu đạo.
    • Làm trống bàng quang ngay sau khi quan hệ tình dục.
    • Tránh các sản phẩm gây kích ứng: Một số sản phẩm như xịt khử mùi, thụt rửa và bột khi sử dụng ở vùng sinh dục có thể gây kích ứng niệu đạo. 
    • Ngừa thai an toàn: Sử dụng màng ngăn, bao cao su không bôi trơn hoặc bao cao su được xử lý bằng chất diệt tinh trùng có thể góp phần tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 27/10/2023