Theo thông tin từ Mayo Clinic – Bệnh viện hàng đầu tại Mỹ đã chỉ ra rằng Viêm amidan là một bệnh lý thường gặp ở độ tuổi từ 5-15 tuổi. Viêm amidan có thể xuất hiện những triệu chứng như đau họng kéo dài, Sốt nặng trên 38 độ C, hoặc khó khăn khi nuốt,… Vậy nguyên nhân gây nên bệnh viêm amidan là gì? Cách chẩn đoán và phương điều trị bệnh như thế nào? Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết sau bài viết dưới đây!
>> Xem thêm:
- Viêm họng hạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả
- Ung thư vòm họng – Nhận biết dấu hiệu và cách điều trị bệnh
- Tai súp lơ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Viêm amidan là gì?
Amidan là cơ quan bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự xâm nhập của virus và nấm. Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng màn chắn amidan, gây ra đau họng, khó thở và sốt.
>> Xem thêm: Sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị tại nhà
Có những loại Viêm amidan nào?
Bệnh này có ba dạng chính là cấp tính, mãn tính và quá phát. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và triệu chứng khác nhau, cách điều trị cũng khác nhau nên hãy xem ngay thông tin bên dưới để phân biệt ba loại bệnh này nhé.
Viêm amidan cấp tính
Đặc điểm:
- Viêm amidan cấp tính thường là tình trạng amindan sưng đỏ và tiết nhiều dịch.
- Có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Triệu chứng:
- Đau họng, khó khăn khi nuốt.
- Sưng họng, amidan đỏ và có thể xuất hiện mảng mủ trắng trên amidan.
- Sốt, cảm lạnh và mệt mỏi.
Biến chứng: Nếu không được điều trị kịp thời, Viêm amidan cấp tính có thể dẫn đến nhiễm trùng lan đến tai hoặc gây ra viêm phế quản.
Viêm amidan mãn tính
Đặc điểm: Viêm amidan mãn tính là tình trạng amindan viêm nhiễm cấp tính kéo dài.
Triệu chứng: Triệu chứng sẽ gần giống với viêm amnidan cấp tính, nhưng sẽ kèm thêm một số biểu hiện khác sau đây:
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Ho khan từng cơn, ho có đờm kéo dài
- Thể trạng ngày càng yếu ớt, Sốt tái lại nhiều lần
- Giọng nói khò khè, biến đổi do ho nhiều
Biến chứng: Viêm amidan mãn tính có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, ngủ, và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Viêm amidan quá phát
Đặc điểm:
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan trở nên sưng to và viêm nhiễm nặng. Căn bệnh này thường phát triển từ mãn tính
Triệu chứng:
- Đau họng nghiêm trọng và khó khăn khi nuốt.
- Sưng amidan lớn, gây khó thở và gây ra tiếng ngáy khi ngủ.
- Sốt cao và mệt mỏi.
Biến chứng: Nếu không điều trị kịp thời, Viêm amidan quá phát có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng phế quản hoặc gây khó thở cho bệnh nhân.
Nguyên nhân gây ra viêm amidan
- Nhiễm trùng vùng họng do virus: Viêm amidan thường là kết quả của nhiễm trùng họng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Một số loại virus có thể kể đến là Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, Virus Parainfluenza,….
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan
- Tình trạng môi trường: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, khí hậu ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây ra viêm amidan.
- Sử dụng đồ uống lạnh thường xuyên: Ăn thực phẩm đông lạnh như kem, nước đá trong thời gian dài.
>> Xem thêm: Cúm A: Triệu chứng, biểu hiện, điều trị, biến chứng và phòng ngừa
Các triệu chứng của bệnh viêm amidan
- Cảm giác khô họng và hơi thở có mùi không dễ chịu: vi khuẩn tập trung ở amidan sẽ tạo ra dịch mủ tồn động, gây ra mùi hôi khó chịu. Dịch mủ ở Amidan còn làm bệnh nhân cảm thấy bị ngứa và khô họng rất khó chịu.
- Sưng amidan: Amidan thường sưng to làm cho bệnh nhân cảm thấy có cục bám trong họng. Amidan phì đại có thể làm cho việc nuốt thức ăn và nước uống trở nên khó khăn, và có thể bị khàn tiếng.
- Mảng mủ trắng hoặc vàng trên amidan: mảng mủ trắng hoặc vàng sẽ tích tụ trên bề mặt amidan hoặc vòm miệng.
- Các triệu chứng khác: Ho, sốt, khàn giọng, nuốt khó và mệt mỏi.
>> Xem thêm: Ho khan có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị ho có đờm lâu không khỏi?
Những cách chẩn đoán viêm amidan
Khám lâm sàng và xét nghiệm là cách chẩn đoán bệnh amidan. Chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ xác định được tình trạng bệnh hiện tại để có phương án điều trị phù hợp.
Khám lâm sàng
Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ soi đèn vào khoang tai mũi họng để tìm ra vị trí nhiễm khuẩn. Tiếp theo bác sĩ tiến hành kiểm tra khu vực cổ để xem liệu người bệnh có triệu chứng sưng Hạch bạch huyết hay không; nghe phổi và kiểm tra khu vực lách xem có dấu hiệu tăng kích thước bất thường hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ có đầy đủ thông tin để chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm của amidan.
Xét nghiệm
Ở bước xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước bọt để xác định nguyên nhân gây ra viêm amidan. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu toàn phần để chẩn đoán.
Phương pháp điều trị viêm amidan
Có 3 cách điều trị bệnh nhiễm trùng amidan là điều trị nội khoa/ngoại khoa và trị liệu bằng các phương pháp dân gian. Cùng cập nhật kiến thức trị bệnh này ngay dưới đây nhé.
Điều trị nội khoa
Đặc điểm:
Điều trị nội khoa thường là lựa chọn đầu tiên cho các trường hợp Viêm amidan cấp độ nhẹ đến vừa. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để giảm triệu chứng và diệt virus gây bệnh.
Phương pháp điều trị: Theo nguồn Mayoclinic thì người bị bệnh Viêm amidan có thể dùng kháng sinh penicillin để điều trị bệnh.
Điều trị ngoại khoa
- Đặc điểm: Phương pháp được thực hiện khi phương pháp nội khoa không giúp thuyên giảm tình trạng bệnh, hoặc bệnh nhân mắc bệnh Viêm amidan mãn tính.
- Phương pháp điều trị: Bác sĩ buộc phẫu thuật cắt bỏ amidan để điều trị
>> Xem thêm: Hen phế quản: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Đặc điểm: Sử dụng các bài thuốc dân gian là một phương pháp truyền thống trong việc điều trị Viêm amidan nhẹ
Phương pháp điều trị:
- Súc miệng bằng nước muối: Khò nước muối ấm có thể giúp giảm đau họng, làm sạch đờm và giảm viêm
- Uống mật ong và chanh: Mật ong và chanh giúp làm dịu cơn đau và thông họng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần pha nước ấm để hòa tan mật ong, nặng thêm một ít chanh là đã có ngay thức uống hỗ trợ điều trị amidan rồi đấy
- Uống nước cam ấm: Uống nước cam ấm có thể giúp giảm ho và cảm lạnh, đồng thời cung cấp vitamin C tăng đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể thêm một vài lát gừng để tăng hiệu quả điều trị cơn đau họng.
Dù đây chỉ là phương pháp điều trị dân gian, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng trong quá trình điều trị nội khoa như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Các thành phần trong các bài thuốc dân gian lành tính nên bạn không cần phải lo rằng chúng sẽ bị phản ứng với các thành phần thuốc kháng sinh đâu nhé.
>> Xem thêm: Bệnh lao: Nguyên nhân, nhận biết triệu chứng và cách điều trị
Những biến chứng nguy hiểm của viêm amidan
Viêm amidan có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của viêm amidan:
- Nhiễm trùng lan đến tai (viêm tai giữa): Nhiễm trùng từ amidan có thể lan đến ống tai giữa, gây ra viêm tai giữa. Đây là một biến chứng phổ biến ở trẻ em và có thể gây đau tai và mất thính lực.
- Viêm phế quản và viêm phổi: Viêm amidan tái phát có thể dẫn đến viêm phế quản hoặc viêm phổi. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, đau lồng ngực và có thể ngừng thở khi ngủ (thường xảy ra ở trẻ em).
- Tắc nghẽn hô hấp: Amidan sưng to có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, đặc biệt là khi nằm ngửa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó thở nghiêm trọng.
Biện pháp phòng ngừa viêm amidan
Phòng ngừa Viêm amidan là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ hô hấp. Hãy tham khảo một số biện pháp phòng ngừa dưới đây để bảo vệ sức khỏe gia đình nhé:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm trùng amidan, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu của bệnh. Nếu buộc phải chăm nom người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc và bổ sung vitamin C để tăng đề kháng cơ thể.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên và giữ vệ sinh cá nhân để ngăn vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể.
- Tránh tiếp xúc với tác nhân có hại cho hệ hô hấp: Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, và hóa chất. Các chất này sẽ làm màn chắn amidan ngày một yếu đi, lâu dần sẽ dẫn đến viêm nhiễm amidan và nhiều căn bệnh khó lường khác.
- Chăm sóc hệ miễn dịch: Bảo vệ và củng cố hệ miễn dịch bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm ăn uống cân đối, vận động thể dục đều đặn, uống nhiều nước và đảm bảo đủ giấc ngủ.
- Chăm sóc răng miệng: Duy trì vệ sinh răng miệng tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng từ miệng và họng lan sang amidan.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Hãy thăm bác sĩ định kỳ để xác định và điều trị bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề nào liên quan đến amidan kịp thời và dứt điểm.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về bệnh viêm amidan, hãy nắm rõ các thông tin cốt lõi để có thể phòng bệnh cũng như chữa bệnh cho thật hiệu quả và đúng cách bạn nhé. Để biết thêm nhiều kiến thức y học thường thức khác, bạn đừng quên truy cập vào chuyên mục Tin tức y tế của Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Nếu cần đặt lịch khám, chỉ cần liên hệ ngay với qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ chu đáo.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.