Tin tức y tế

Hen phế quản: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

21/09/2023

Hen phế quản là căn bệnh mãn tính liên quan đến đường thở, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Để phòng tránh bệnh cần phải có những hiểu biết cặn kẽ, vì vậy hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu tường tận về căn bệnh này ngay trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: 

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản, còn được biết đến như hen suyễn, là một bệnh lý đường hô hấp mãn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người mắc bệnh sẽ phản ứng mạnh rồi xuất hiện với các triệu chứng như khó thở, ho khò khè và cảm giác nặng ngực. Cơn hen có thể biểu hiện ở mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ kích thích của tiểu phế quản và tình trạng sức khỏe cá nhân. Mặc dù không có phương pháp chữa trị, nhưng triệu chứng của bệnh này có thể được kiểm soát qua việc tuân thủ điều trị đề ra bởi bác sĩ.

>> Xem thêm: Cúm A: Triệu chứng, biểu hiện, điều trị, biến chứng và phòng ngừa

Hen suyễn là căn bệnh mãn tính của đường hô hấp
Hen suyễn là căn bệnh mãn tính của đường hô hấp (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu biểu hiện của bệnh hen phế quản

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản có thể biểu hiện khá đa dạng và thay đổi tùy theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến của viêm phế quản bao gồm:

  • Ho: Ho có thể là khô hoặc có đờm. Đờm có thể trong suốt hoặc màu vàng xanh tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Những cơn ho lâu ngày sẽ dẫn đến hen suyễn.
  • Khó thở: Người mắc viêm phế quản có thể trải qua cảm giác khó thở, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động vận động.
  • Tiếng kêu khan: Một tiếng kêu khan thường xuất hiện khi người bệnh hít thở. Đây là dấu hiệu của sự thu hẹp của đường dẫn khí.

>> Xem thêm: TOP 6 cách hết nấc cụt nhanh chóng có thể bạn chưa biết

Các loại hen phế quản

Mỗi dạng hen suyễn có đặc điểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau. Việc phân loại hen suyễn là vô cùng quan trọng để tìm ra cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Hãy xem ngay một số dạng hen suyễn phổ biến bên dưới nhé:

Hen phế quản dị ứng

Hen suyễn do Dị ứng là một loại bệnh dị ứng mãn tính phổ biến với nguyên nhân chủ yếu là viêm niêm mạc mũi.  Khi tiếp xúc với những chất này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách giải phóng histamines và các hóa chất khác, gây ra các triệu chứng dị ứng. Những chất gây dị ứng thường là khói thuốc lá, nhang, không khí lạnh, mùi hóa chất mạnh,…

Hen phế quản không dị ứng

Hen suyễn không Dị ứng thường do viêm nhiễm mãn tính của đường phế quản và do tác động của các yếu tố như:

  • Viêm nhiễm mãn tính: Đường phế quản trở nên viêm nhiễm, sưng to, và sản xuất nhiều dịch tiết, gây tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Co thắt phế quản: Cơ phế quản co thắt một cách không bình thường, gây ra sự co bóp và hạn chế luồng không khí.
  • Sản xuất dịch tiết: Sự tăng dịch tiết quá mức dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp và triệu chứng như khó thở, khò khè, và ho.

Hen phế quản nghề nghiệp

Hen suyễn do nghề nghiệp là một dạng hen suyễn phát sinh do tiếp xúc với các hạt và hóa chất thường xuất hiện trong môi trường làm việc. Các yếu tố tiếp xúc này bao gồm:

  • Hóa chất: shellac, chất kết dính, sơn mài, nhựa epoxy, cao su, thuốc nhuộm, vật liệu cách nhiệt,…
  • Ngành dệt may: Nguyên liệu gây Dị ứng là bông và hạt gai dầu
  • Các thành phần tự nhiên: Ngũ cốc và chiết xuất từ đu đủ
  • Kim loại: niken sunfat, crom, và khói hàn.

>> Xem thêm: Virus RSV: Nguyên nhân và cách phòng bệnh cho trẻ mà bạn nên biết

Hen phế quản do Aspirin

Ở những người mắc bệnh hen, các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Theo đó, aspirin, một trong những loại NSAIDs, ức chế COX-1 mạnh, dẫn đến sự sản xuất tăng của các chất trung gian tiền viêm. Kết quả, các chất này có thể góp phần vào sự gia tăng sản xuất quá mức của cysteinyl leukotriene (CysLTs). Các biểu hiện này có thể kích phát các cơn hen cấp. Tình trạng này thường được gọi là bệnh hô hấp kịch phát do aspirin (AERD – aspirin exacerbated respiratory disease). 

Hen phế quản dạng ho (CVA)

Người bị bệnh hen suyễn dạng ho không thường không trải qua các triệu chứng như tức ngực, thở khò khè, hụt hơi, ho có đờm nhầy,… Bệnh hen suyễn dạng ho là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho trên toàn thế giới. 

Hen phế quản ở người lớn

Triệu chứng phổ biến khi người lớn mắc viêm phế quản thường bao gồm tiếng thở khò khè, cảm giác khó thở, đau tức ngực và cơn ho tái diễn nhiều lần. Các cơn ho thường xuất hiện vào buổi sáng sớm và ban đêm, và chúng có thể tự giảm hoặc được kiểm soát bằng sự hỗ trợ của thuốc.

Hen phế quản ở trẻ em

Đây là căn bệnh mãn tính thường thấy nhất ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này chiếm khoảng 8-12% tổng số trường hợp bệnh, thường tập trung nhiều nhất ở độ tuổi 12-13. Các triệu chứng sẽ thay đổi tùy theo cơ địa của từng em bé, gây ra những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Bệnh hen suyễn ở trẻ em thường phát sinh bởi rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tác nhân Dị ứng thường là nguyên nhân phổ biến nhất.

>> Xem thêm: Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách xử lý sớm 

Số trẻ em mắc hen suyễn ngày càng tăng
Số trẻ em mắc hen suyễn ngày càng tăng (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra hen phế quản

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn:

  • Yếu tố di truyền: Hen suyễn do di truyền thường xuất hiện ở người có người thân (cha mẹ, anh chị em) đã hoặc đang mắc bệnh. Nếu trong gia đình có trường hợp hen suyễn, nguy cơ mắc bệnh cho con cái tăng lên đáng kể.
  • Tác nhân dị ứng:  Việc tiếp xúc với các tác nhân gây Dị ứng như phấn hoa, bụi mịn, mùi hương,…dẫn đến việc co cứng và hẹp phế quản.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh hen suyễn. Các cơn viêm nhiễm này có thể làm tổn thương đường phế quản và khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn.

Biến chứng của hen phế quản

  • Biến dạng lồng ngực: Đây là dạng biến chứng đặc trưng của bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ. Tắc nghẽn đường dẫn khí khi bị hen suyễn khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc thở ra và đưa vào khí môi trường. Điều này dẫn đến tích tụ khí trong lồng ngực, làm cho lồng ngực căng tròn và có đường kính trước-sau gần bằng đường kính trái-phải, làm nhô xương ức ra phía trước.
  • Tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất: Khí bị kẹt lại trong thân thể, khiến phế nang giãn rộng và áp lực trong phế nang tăng cao. Khi người bệnh gắng sức hoặc ho mạnh, phế nang có thể bị vỡ làm tràn khí màng phổi ra hai bên gây tử vong.
  • Xẹp phổi: Khoảng một phần ba trẻ em mắc hen suyễn mãn tính đã từng nhập viện vì xẹp phổi. Biến chứng này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là về sức bền khi tham gia các hoạt động thể chất.

>> Xem thêm: Suy hô hấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị 

Hen suyễn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng
Hen suyễn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng (Nguồn: Internet)

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thường được sử dụng cho bệnh nhân hen suyễn là:

Khai thác tiền sử bệnh

Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng của bệnh nhân, lịch sử y tế cá nhân, và lịch sử bệnh gia đình liên quan đến bệnh. Việc này giúp xác định liệu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ nào có thể góp phần vào phát triển của bệnh, như tiếp xúc với hạt bụi, thuốc lá, hoặc tiền sử dị ứng.

Khám lâm sàng

Sau khi thu thập thông tin tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để xác định các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Khám lâm sàng có thể bao gồm việc nghe phổi bằng ống nghe để kiểm tra tiếng kêu bất thường trong hô hấp và kiểm tra khả năng thở của bệnh nhân.

Đo chức năng hô hấp

Để đánh giá chức năng hô hấp của bệnh nhân, các bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị đo hiệu suất hô hấp. Đo chức năng hô hấp giúp xác định khả năng của phổi trong việc lấy và trao đổi khí, cũng như mức độ tắc nghẽn trong đường dẫn khí. 

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Để xác định mức độ tắc nghẽn và tình trạng của phổi, bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh X-quang phổi hoặc siêu âm phổi. Các hình ảnh này cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc phổi và giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.

Thuốc điều trị bệnh hen phế quản

Thuốc điều trị bệnh này sẽ tồn tại ở hai dạng là dạng uống dạng xịt, cụ thể là:

Thuốc uống

Thuốc điều trị cơn hen cấp:  Loại thuốc này dùng dưới dạng máy phun sương hoặc xịt định liều. Trong trường hợp cơn hen cấp, người bệnh cần sử dụng thuốc giúp giúp cắt cơn hen nhanh như salbutamol, fenoterol, terbutaline.

Thuốc kiểm soát hen suyễn

  • Corticosteroids hít: được sử dụng để điều trị viêm nhiễm đường hô hấp và duy trì sự thông thoáng của đường thở. Các loại thuốc phổ biến bao gồm beclomethasone, budesonide, ciclesonide, …
  • Thuốc kháng leukotriene: Đây là một phương pháp điều trị hen suyễn kéo dài, nhằm ngăn chặn những hợp chất trong cơ thể có thể gây ra co thắt phế quản và cơn hen suyễn. Các loại thuốc kháng Leukotriene phổ biến bao gồm Montelukast và Zafirlukast.
  • Thuốc sinh học: Trong trường hợp bạn mắc hen suyễn nặng mà không phản ứng với việc sử dụng thuốc theo phát đồ, có thể thử thuốc sinh học như Omalizumab để điều trị hen suyễn do dị ứng. Thuốc này thường được tiêm mỗi 2 – 4 tuần. 

Thuốc xịt hen phế quản

Việc bắt đầu điều trị sớm với Seretide cho những người mắc hen dai dẳng giúp cải thiện chức năng phổi và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn đường thở không thể hồi phục.

Cách điều trị bệnh hen phế quản

Dưới đây và các cách điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn:

  • Dùng thuốc: Cách loại thuốc phía trên được chỉ định để điều trị cơn hen cấp cũng như kiếm soát căn bệnh. Bạn chỉ cần tuân thủ theo phác đồ điều trị và đến thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng của bệnh nhé.
  • Xông tinh dầu: Các triệu chứng của hen suyễn có thể giảm nhẹ thông qua việc sử dụng xông tinh dầu nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng tinh dầu như bạc hà, hương thảo, đinh hương, khuynh diệp, ….
  • Châm cứu: Sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa khí và thủy dịch do tác động của tạng Tỳ, tạng Phế, và tạng Thận có thể dẫn đến tổn thương ống dẫn khí dẫn đến phổi. Châm cứu được áp dụng để cân bằng các tạng này giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Châm cứu cũng là một phương pháp điều trị hen suyễn hiệu quả
Châm cứu cũng là một phương pháp điều trị hen suyễn hiệu quả (Nguồn: Internet)

Cách phòng bệnh hen phế quản

Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích: Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như bụi, hút thuốc lá, khói môi trường, hoá chất có thể gây kích thích đường hô hấp.
  • Tập thể dục đều đặn: Thực hiện các bài tập thể dục để tăng sức kháng cho hệ thống hô hấp.  Vì đặc tính của căn bệnh, nên thảo luận với bác sĩ để chọn ra những bài tập thể dục phù hợp.
  • Tuân thủ điều trị: Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này và đang dùng thuốc, hãy tuân thủ toàn bộ chương trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có tiền sử về bệnh hen suyễn hoặc các triệu chứng tương tự. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Hãy duy trì một lối sống lành mạnh để tăng đề kháng cho cơ thể
Hãy duy trì một lối sống lành mạnh để tăng đề kháng cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Trên đây là tổng hợp các thông tin về bệnh hen phế quản, nếu không may mắc phải, hãy thật thận trọng với căn bệnh mãn tính này. Để biết thêm nhiều kiến thức y học thường thức khác, bạn đừng quên truy cập vào chuyên mục  Tin tức y tế của Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Nếu cần đặt lịch khám, chỉ cần liên hệ ngay với qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ chu đáo.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.