Filter Từ điển y khoa

Viêm amidan

  • Tổng quan

    Filter

    Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng cấp ở hai miếng mô hình bầu dục phía sau cổ họng. Các triệu chứng thường thấy bao gồm sưng amidan, đau họng, khó nuốt và nổi hạch ở hai bên cổ.

    Hầu hết các trường hợp viêm amidan là do nhiễm một loại virus hoặc vi khuẩn.

    Việc phẫu thuật cắt bỏ amidan thường chỉ được thực hiện khi viêm amidan xảy ra thường xuyên mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

  • Triệu chứng

    Filter

    Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng cấp ở hai miếng mô hình bầu dục phía sau cổ họng.

    Viêm amidan gây đau rát cổ họng. (Nguồn: Internet)

    Viêm amidan thường ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và tuổi trung niên. 

    Các dấu hiệu thường gặp của viêm amidan bao gồm:

    • Amidan sưng đỏ.
    • Lớp phủ hoặc mảng màu trắng hoặc vàng trên amidan.
    • Đau họng.
    • Nuốt khó khăn hoặc đau đớn.
    • Sốt.
    • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
    • Giọng khàn, nghẹt ở mũi.
    • Hơi thở hôi.
    • Đau bụng.
    • Đau cổ hoặc cứng cổ.
    • Đau đầu.

    Ngoài ra, các dấu hiệu viêm amidan có thể thấy ở trẻ nhỏ bao gồm:

    • Chảy nước dãi do nuốt khó hoặc đau.
    • Biếng ăn.
    • Quấy khóc bất thường.
  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bạn cần thiết đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

    • Đau họng kèm theo sốt.
    • Đau họng không khỏi trong vòng 24 đến 48 giờ.
    • Nuốt đau hoặc khó khăn.
    • Trẻ em thấy mệt mỏi hoặc quấy khóc.
    • Khó thở.
    • Chảy nước dãi quá mức.
    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Viêm amidan thường do các loại virus thông thường gây ra. Bên cạnh đó, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân.

    Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm amidan là Streptococcus pyogenes, loại vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn. Các chủng liên cầu khuẩn và vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm amidan.

    Vì sao amidan bị nhiễm trùng?

    Amidan là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào miệng bạn. Chức năng này làm cho amidan đặc biệt dễ bị nhiễm trùng và viêm.

  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố nguy cơ gây viêm amidan bao gồm:

    • Tuổi Tác: Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm amidan. Đặc biệt, viêm amidan do vi khuẩn thường gặp nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi.
    • Thường xuyên tiếp xúc với vi trùng: Trẻ em trong độ tuổi đi học tiếp xúc gần gũi với các bạn cùng trang lứa có nhiều nguy cơ tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn gây viêm amidan.

    Loại vi khuẩn phổ biến gây viêm amidan là Streptococcus pyogenes.

    Viêm amidan xuất hiện nhiều ở trẻ em có hệ miễn dịch yếu. (Nguồn: Internet)

    Biến chứng

    Viêm hoặc sưng amidan thường xuyên hoặc liên tục có thể gây ra các biến chứng như:

    • Thở gián đoạn khi ngủ.
    • Viêm mô tế bào amidan.
    • Áp xe quanh amidan.

    Nhiễm trùng Strep

    Nếu viêm amidan do liên cầu nhóm A hoặc một chủng vi khuẩn liên cầu khác không được điều trị đúng cách, có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn như:

    • Sốt thấp khớp, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tim, khớp, hệ thần kinh và da.
    • Phát ban.
    • Viêm thận.
    • Viêm khớp phản ứng sau liên cầu khuẩn.
  • Phòng chống

    Filter

    Một số biện pháp có thể giúp ngăn chặn virus, vi khuẩn lây lan, phòng ngừa viêm amidan bao gồm:

    • Rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
    • Tránh dùng chung đồ ăn, ly uống nước hoặc đồ dùng.
    • Thay bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm amidan.

    Đối với trẻ nhỏ:

    • Giữ trẻ ở nhà khi bé bị bệnh.
    • Dạy trẻ cách ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc khuỷu tay.
    • Dạy trẻ rửa tay đúng cách, đặc biệt sau khi hắt hơi hoặc ho.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 31/10/2023