Filter Từ điển y khoa

Hạch bạch huyết

  • Tổng quan

    Filter

    Hạch bạch huyết bị sưng là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trong một số trường hợp thì đây cũng là triệu chứng báo hiệu các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư.

    Các hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Các tế bào này hoạt động như một bộ lọc bẫy virus, vi khuẩn và các nguyên nhân gây bệnh trước khi chúng lây nhiễm sang bộ phận khác. Hạch bạch huyết thường gây sưng ở cổ, vùng dưới cằm, nách và ở háng.

  • Triệu chứng

    Filter

    Hạch bạch huyết bị sưng là tình trạng nhiễm trùng do khuẩn hoặc virus gây nên.

    Hạch bạch huyết bị sưng ở cổ. (Nguồn: Internet) 

    Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới các cơ quan, mạch máu và các hạch bạch huyết nằm khắp cơ thể. Một số hạch này nằm ở vùng đầu và cổ gây sưng lên ở khu vực này, cũng như ở vùng nách và háng.

    Các hạch bạch huyết bị sưng là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn trong cơ thể bạn. Dưới đây là một vài triệu chứng:

    • Đau ở các hạch bạch huyết.
    • Sưng lên có kích thước bằng hạt đậu.

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, các dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm:

    • Chảy nước mũi, đau họng, sốt và các dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp.
    • Sưng hạch bạch huyết khắp cơ thể.
    • Các hạch cứng, cố định, phát triển nhanh chóng, cho thấy nguy cơ bị ung thư hoặc ung thư hạch.
    • Sốt.
    • Đổ mồ hôi đêm.
  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Một số hạch bạch huyết bị sưng và trở lại bình thường khi trong những trường hợp như nhiễm trùng nhẹ. Bạn cần đến gặp bác sĩ khi:

    • Đã xuất hiện không có lý do rõ ràng.
    • Tiếp tục phóng to hoặc không thuyên giảm trong hai đến bốn tuần.
    • Cảm thấy cứng hoặc không di chuyển khi ấn vào.
    • Kèm theo sốt dai dẳng, đổ mồ hôi đêm hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Các hạch bạch huyết là những cụm tế bào nhỏ, tròn hoặc hình hạt đậu. Đây là sự kết hợp của các loại tế bào hệ thống miễn dịch khác nhau. Những tế bào chuyên biệt này lọc dịch bạch huyết khi nó di chuyển trong cơ thể và bảo vệ bạn bằng cách tiêu diệt những mối nguy hại.

    Các hạch bạch huyết sưng ở cổ, dưới cằm, nách và ở háng là dấu hiệu của từng vấn đề khác nhau trên cơ thể.

    Nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng hạch bạch huyết là nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm virus. Một số nguyên nhân gây sưng khác bao gồm:

    Nhiễm trùng thông thường

    Nhiễm trùng không phổ biến

    • Bệnh lao.
    • Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
    • Toxoplasmosis (bệnh ký sinh trùng).
    • Nhiễm trùng từ vi khuẩn do mèo cào hoặc cắn.

    Rối loạn hệ thống miễn dịch

    • Lupus.
    • Viêm khớp dạng thấp.

     

    Ung thư

    • Ung thư hạch: Loại ung thư bắt nguồn từ hệ bạch huyết.
    • Bệnh bạch cầu:  Ung thư mô tạo máu của cơ thể, bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết.
    • Các bệnh ung thư khác đã di căn đến các hạch bạch huyết.

    Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân hiếm gặp khác có thể gây sưng hạch bạch huyết như sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống động kinh phenytoin và thuốc phòng ngừa bệnh sốt rét.

    Biến chứng

    Các hạch bạch huyết sưng ở cổ, dưới cằm, nách và ở háng là dấu hiệu của từng vấn đề khác nhau trên cơ thể.

    Sưng hạch bạch huyết thường thấy ở người già có hệ miễn dịch suy yếu. (Nguồn: Internet)

    Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân chính khiến hạch bạch huyết sưng lên có thể dẫn đến sự hình thành của áp xe. Áp xe là tình trạng tụ mủ cục bộ do nhiễm trùng, cần phải dẫn lưu và điều trị bằng kháng sinh.

  • Nguy cơ

    Filter

    Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân chính khiến hạch bạch huyết sưng lên có thể dẫn đến sự hình thành của áp xe. Áp xe là tình trạng tụ mủ cục bộ do nhiễm trùng, cần phải dẫn lưu và điều trị bằng kháng sinh.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • Phòng chống

    Filter
  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 26/10/2023