Tin tức y tế

Công dụng của trái trâm đặc sản mùa hè và lưu ý khi ăn

12/11/2023

Trái trâm là một loài cây mọc dại ở Việt Nam và là đặc sản mùa hè được nhiều người yêu thích. Loại quả này thường có vị chua, có thể ăn tươi hoặc sử dụng để làm nước uống. Bên cạnh giá trị ẩm thực thì ít người biết rằng trái trâm cũng có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Trong bài viết sau đây, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn khám phá những công dụng tuyệt vời của loại quả này.

>>> Xem thêm:

Thành phần dinh dưỡng có trong trái trâm

Trái trâm còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như trâm mốc, trái trâm rừng, trâm vối,… Loại quả này có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như:

  • Vitamin C: Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin K: Vi chất quan trọng cho quá trình đông máu và giúp xương chắc khỏe.
  • Chất xơ: Giúp cải thiện hệ tiêu hóa và duy trì cân bằng đường huyết.
  • Kali: Hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh.
  • Calo và hydrat hóa (hàm lượng thấp): Chuyển đổi năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra bên trong trái trâm cũng có nhiều thành phần dinh dưỡng khác như: Mangan, Phốt pho, Carotenoids,…

Thành phần dinh dưỡng có trong trái trâm
Trái trâm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet) 

Tác dụng của trái trâm đối với sức khỏe

Trái trâm có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, bao gồm:

Cải thiện huyết sắc tố

Trong thành phần trái trâm có chứa chất sắt. Đây là một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất huyết sắc tố, đồng thời tăng cường khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào và cơ quan, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

Đẹp da, sáng mắt

Vitamin A và C có trong quả trâm có thể giúp se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn trứng cá và giúp đôi mắt sáng khỏe. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong quả trâm cũng có khả năng kiểm soát dầu thừa và loại bỏ nhờn, giúp làm sạch da. 

Tốt cho tim mạch

Chất kali có trong quả trâm có tác dụng giúp điều hòa nhịp tim, duy trì áp lực máu ổn định và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh đột quỵ, xơ cứng động mạch. 

Ngoài ra, nồng độ kali đủ cao cũng có thể giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa các vấn đề về huyết áp. 

Chống viêm

Vitamin C trong quả trâm là một hợp chất chống oxy hóa giúp củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể và tăng khả năng chống lại vi khuẩn nhiễm bệnh.

Ngoài ra, axit quinic và proanthocyanidins trong loại quả này cũng có thể giúp tác động lên cấu trúc trên bề mặt và tạo nên một lớp bảo vệ không cho vi khuẩn bám vào niệu đạo hoặc tiết niệu gây ra viêm.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Trái trâm có chỉ số glycemic (GI) thấp, làm cho quá trình tăng đường huyết diễn ra chậm hơn. Nhờ đó mà loại quả này có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tác dụng của trái trâm đối với sức khỏe
Trái trâm có tác dụng hỗ trợ làm đẹp từ sâu bên trong (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi ăn quả trâm

Khi ăn trái trâm, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần phải quan tâm đó là:

Không uống nước sau khi ăn quả trâm

Uống nước sau khi ăn trái trâm có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc khó tiêu. Do đó, để hạn chế xảy ra tình trạng này, bạn chỉ nên uống nước sau khi ăn loại quả này trước đó 30-40 phút.

Không ăn quả trâm khi bụng đói

Vị chua trong quả trâm có thể gây kích ứng đường tiêu hóa ở một số người, đặc biệt là khi dạ dày đang đói. Điều này có thể gây ra cảm giác ợ chua, đau dạ dày hoặc kích ứng ruột. Do đó, quả trâm được khuyên nên ăn sau bữa chính hoặc khi bụng không đói để hỗ trợ chức năng tiêu hóa được ổn định. 

Tránh ăn cùng với nghệ

Nên tránh ăn bất kỳ thực phẩm nào có nghệ ít nhất 30 phút sau khi ăn quả trâm vì nếu ăn cùng lúc có thể gây ra kích ứng dạ dày.

Không uống sữa sau khi ăn quả trâm

Uống sữa ngay sau khi ăn quả trâm có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu và đau dạ dày.  Do vậy, kết hợp sữa và quả trâm là sự kết hợp gây hại cho sức khỏe.

Những lưu ý khi ăn quả trâm
Những lưu ý tránh khi ăn chung với quả trâm (Nguồn: Internet)

Những ai không nên ăn trái trâm?

Sau đây là một số trường hợp không ăn trái trâm

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Trong giai đoạn này, cơ thể đang trải qua các thay đổi hormon và dinh dưỡng đặc biệt. Việc ăn trái trâm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ và trẻ sơ sinh.
  • Đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác: Một số thuốc có thể tương tác với các hợp chất trong trái trâm. Nếu bạn đang dùng thuốc kê đơn hoặc thuốc tự mua, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ để kiểm tra tương tác thuốc.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường: Trái trâm có chứa một lượng đường tự nhiên, vì vậy người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm soát lượng tiêu thụ để duy trì đường huyết ổn định.
  • Người có vấn đề về dạ dày: Một số người có dạ dày yếu có thể cảm thấy khó chịu sau khi ăn trái trâm. 

>>> Xem thêm:

  • Hạt chia có công dụng gì? Liều lượng sử dụng thích hợp
  • Công dụng của rong biển trong lĩnh vực y học
  • TOP 8 công dụng khi ăn thanh long và những điều cần lưu ý

Trong bài viết trên, Hoàn Mỹ đã giúp bạn điểm qua những thông tin cũng như công dụng của trái trâm đối với sức khỏe và cách sử dụng hợp lý. Để cập nhật nhanh nhất những thông tin về lĩnh vực sức khỏe và y tế, hãy truy cập Tin tức y tế. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm nào về tình trạng sức khỏe hoặc phương pháp điều trị, đừng ngần ngại tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia y tế hoặc bác sĩ. Đội ngũ chuyên gia của Hoàn Mỹ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn thông qua HOTLINE hoặc việc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.