Tin tức y tế

Lợi ích sức khỏe của bí ngòi và các tác hại

12/11/2023

Bí ngòi không chỉ là một nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng dồi dào mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng. Tuy nhiên, việc ăn bí xanh không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về lợi ích sức khỏe của bí ngòi cũng như những tác hại có thể xảy ra khi ăn sai cách.

>>> Xem thêm:

  • TOP 8 công dụng khi ăn thanh long và những điều cần lưu ý
  • Hạt chia có công dụng gì? Liều lượng sử dụng thích hợp

Lợi ích sức khỏe của bí ngòi

Bí ngòi (hay còn gọi là bí xanh) là một loại rau củ thường được trồng và thu hoạch nhiều nhất trong khoảng tháng 6 đến tháng 8. Bí xanh không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong mỗi bữa ăn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người.

Thành phần dinh dưỡng trong bí ngòi

Bí ngòi là một nguồn dinh dưỡng phong phú, bao gồm nhiều khoáng chất, các loại vitamin, hợp chất thực vật có ích cho sức khỏe.

Theo Forbes, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong bí xanh như sau:

  • Nước: 118g
  • Lượng calo: 21 calories
  • Chất đạm: 1,5g
  • Chất béo: 0,36g
  • Tinh bột: 4g
  • Chất xơ: 1g 
  • Đường: 3g

Hàm lượng các khoáng chất và vitamin khác bao gồm:

Lưu ý: Số phần trăm biểu thị lượng chất khuyến nghị cần thiết cho một người trong 1 ngày.

Thành phần dinh dưỡng trong bí ngòi
Bí ngòi là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của con người (Nguồn: Internet)

Chất chống oxy hóa

Bí ngòi cung cấp một lượng đáng kể các chất chống oxy hóa. Nó là những hợp chất thực vật có lợi giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do gốc tự do – là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh như: xơ vữa động mạch, ung thư, bệnh alzheimer,… 

Đặc biệt, trong bí có chứa các thành phần carotenoid như lutein, zeaxanthin và beta-carotene. Các chất này có lợi cho một số bộ phận của cơ thể như mắt, da, tim, đồng thời giúp phòng ngừa một số loại Ung thư như ung thư tuyến tiền liệt. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vỏ của bí xanh chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Ngoài ra, bí ngòi vàng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn một chút so với bí xanh nhạt.

Lợi ích sức khỏe của bí ngòi
Bí ngòi vàng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn bí xanh (Nguồn: Internet)

Bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa

Bí ngòi là một thực phẩm rất có ích cho hệ tiêu hóa của con người. Trong bí chứa nhiều nước giúp làm mềm phân, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa tình trạng táo bón. 

Bí ngòi cũng chứa cả hai loại chất xơ quan trọng đó là chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp hình thành dịch trong dạ dày, hấp thụ nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển trong hệ tiêu hóa. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan có tác dụng kích thích sự di chuyển và xử lý chất thải trong đường ruột. Nhờ sự kết hợp của cả hai đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự lành mạnh và ổn định của hệ tiêu hóa.

Giảm lượng đường trong máu

Bí ngòi có hàm lượng carbohydrate khá thấp (khoảng 3g cho mỗi 232g bí nấu chín). So với nhiều loại thực phẩm khác thì chúng chứa ít đường hơn. Do đó, ăn bí giúp giảm lượng đường trong máu, đặc biệt giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bí ngòi có thể cải thiện sức khỏe tim mạch chủ yếu nhờ vào các thành phần dinh dưỡng và chất chống oxy hóa:

  • Pectin: Chất xơ hòa tan (pectin) có trong bí giúp giảm mức cholesterol xấu LDL và Cholesterol toàn phần. 
  • Kali: Chứa lượng Kali cần thiết có khả năng điều hòa nhịp tim và huyết áp bằng cách làm giảm sự co bóp của mạch máu. 
  • Chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa trong bí như carotenoid đề phòng mắc các bệnh tim mạch như viêm mạch và xơ vữa động mạch.

Cải thiện thị lực

Bí ngòi giúp cải thiện thị lực do hàm lượng vitamin C và beta-carotene có trong loại thực phẩm này rất cao. Hơn nữa, chúng cũng chứa chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể do vấn đề tuổi tác gây ra. 

Hỗ trợ giảm cân

Bí ngòi là một loại rau củ chứa nhiều nước, ít calo và hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Ăn bí có thể tạo cảm giác no lâu nhưng không dung nạp quá nhiều calo cho cơ thể gây tích mỡ và béo phì. Hàm lượng chất xơ trong bí xanh cũng làm giảm cảm giác đói và thèm ăn, từ đó có thể kiểm soát được việc tiêu thụ quá nhiều calo trong các bữa ăn.

Cải thiện sức khỏe xương

Trong bí ngòi có chứa các thành phần dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe hơn, bao gồm chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, vitamin K và magiê. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và kích thích hệ xương khớp phát triển, cải thiện sức khỏe xương.

Ngăn ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng bí xanh có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Một trong những yếu tố quan trọng có thể là do chất chống oxy hóa Zeaxanthin có tác dụng ngăn sự căng thẳng oxy hóa xảy ra. 

Ngoài ra, việc giảm nguy cơ mắc các bệnh Ung thư ở vùng thực quản, dạ dày, miệng, hầu họng và thanh quản có thể liên quan đến những hợp chất sinh học như phenolics, carotenoids, diệp lục và vitamin C có trong bí xanh.

Tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt

Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất từ hạt bí xanh có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát sự tăng sinh tuyến tiền liệt. Đây là một loại bệnh Phì đại tuyến tiền liệt gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề tiểu tiện và sức khỏe sinh lý ở nam giới cao tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu ở trên con người là cần thiết để chắc chắn hơn cho điều này.

Chức năng tuyến giáp

Một lượng lớn polyphenol và axit ascorbic chiết xuất từ vỏ bí ngòi đã được phát hiện và thử nghiệm lên chuột. Kết quả cho thấy bí xanh có tác dụng trong việc điều tiết tuyến giáp, tuyến thượng thận và sự cân bằng đường huyết. 

Những tác hại của bí ngòi

Bí ngòi mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe của con người nhưng chúng cũng có thể gây ra một số tác hại không đáng có nếu chúng ta không biết cách ăn hoặc lạm dụng loại thực phẩm này quá nhiều.

Ngộ độc khi ăn quá nhiều

Nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn quá nhiều bí ngòi có thể gây ngộ độc ở động vật như cừu và gia súc. Đối với con người, ngộ độc bí xanh có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, rụng tóc. Trong một vài trường hợp ngộ độc bí nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. 

Mặc dù vậy nhưng tình trạng ngộ độc là rất hiếm khi chọn mua bí ngòi trong chợ và các cửa hàng. Bởi vì các nhà cung cấp thường tập trung vào việc lai tạo các loại cây trồng có hàm lượng chất gây ngộ độc thấp hơn. Trong khi đó, cần cảnh giác khi ăn bí không rõ nguồn gốc, bởi chúng có khả năng chứa các hợp chất độc hại. 

Đầy hơi

Ăn quá nhiều bí ngòi có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi do một số lý do sau:

  • Chứa nhiều chất xơ: Trong bí ngòi chứa rất nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Nếu ăn chúng quá nhiều sẽ dẫn đến việc tiêu hóa kém, gây chướng bụng. 
  • Tích tụ khí: Quá trình tiêu hóa chất xơ và các chất dinh dưỡng trong bí ngòi có thể làm tích tụ khí trong dạ dày và ruột, gây ra cảm giác đầy hơi.

>>> Xem thêm:

Những lưu ý khi ăn bí ngòi

Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần biết khi ăn bí ngòi để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách đúng đắn.

Bí ngòi có thể ăn sống không?

Bí ngòi có thể ăn sống được, tuy nhiên chúng khá đắng và có nguy cơ tiềm ẩn về vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Một số điều bạn có thể tham khảo trước khi ăn bí ngòi sống như sau:

  • Rửa sạch sẽ: Trước khi ăn sống, bạn nên rửa kỹ bí ngòi để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hoặc hóa chất có thể tồn tại trên bề mặt của nó.
  • Chọn quả bí ngòi tươi: Nên lựa những quả bí có vỏ mịn, không bị bầm hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Quả tươi sẽ có màu sáng, không có vết nứt hoặc sưng phình.
  • Chế biến và sử dụng ngay: Sau khi rửa sạch, hãy cắt bí thành miếng nhỏ và ăn ngay lập tức. Việc tiếp xúc với không khí có thể làm cho bí ngòi nhanh bị hỏng.
  • Không ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều bí sống có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc khó tiêu, thậm chí bị ngộ độc nếu ăn phải loại bí chứa chất độc hại cho cơ thể.
  • Quan sát triệu chứng bất thường: Sau khi ăn bí ngòi sống, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy, hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Để bảo vệ sức khỏe con người, việc ăn sống bí ngòi chỉ nên được thực hiện khi nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của chúng được đảm bảo an toàn. Đồng thời, bạn cũng nên tuân theo đúng các quy tắc về đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. 

Những lưu ý khi ăn bí ngòi
Bí ngòi có thể ăn sống nhưng cần lưu ý một vài điều trước khi tiêu thụ chúng (Nguồn: Internet)

Cách chế biến bí ngòi tốt nhất

Một số cách chế biến bí ngòi mà bạn có thể tham khảo:

  • Salad bí ngòi: Thêm trực tiếp bí ngòi sống vào món salad để tạo sự tươi mát và hương vị đặc biệt.
  • Ratatouille với bí ngòi: Hầm bí cùng các loại trái cây và rau mùa hè khác để tạo ra món ratatouille. Khi hầm, bí ngòi sẽ thêm độ sánh và vị ngọt tự nhiên.
  • Bí ngòi nhồi: Nhồi bí với gạo, đậu lăng hoặc các loại rau khác theo sở thích của bạn, sau đó có thể đem đi nướng.
  • Bí ngòi xào: Đối với món xào nhẹ, thêm một ít dầu ô liu và xào bí cùng với các loại rau và gia vị khác.
  • Súp bí ngòi: Đun sôi bí, sau đó trộn nó thành một loại súp ngon và bổ dưỡng.
  • Nướng hoặc áp chảo: Nướng hoặc áp chảo bí với một ít tỏi và dầu để tăng thêm hương vị và độ ngon của món ăn.
  • Bí ngòi chiên giòn: Tẩm bột và sau đó chiên bí cho đến khi chúng có màu vàng và giòn.
  • Hoa bí ngòi: Trong một số nền văn hóa ẩm thực khác, hoa bí được coi là một món ngon. Bạn có thể chiên ngập dầu hoặc rắc chúng lên trên món salad, súp hoặc món hầm để thêm hương vị và màu sắc đặc biệt.

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về bí ngòiHoàn Mỹ đã cung cấp. Hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về những lợi ích mà nó mang lại, đồng thời biết cách ăn và chế biến hợp lý. Để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về y học, vui lòng truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.