Tin tức y tế

Thuốc điều trị đậu mùa khỉ có những loại nào? Hiệu quả của từng loại

13/10/2023

Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã có những cảnh báo về sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ vì vậy thuốc điều trị đậu mùa khỉ đang là mối quan tâm lớn của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp cung cấp thông tin  về căn bệnh này là gì? Có những thuốc điều trị nào? Hiệu quả và tác dụng của thuốc ra sao?… cùng Hoàn Mỹ xem ngay nhé.

>> Xem thêm: 

Những thông tin cần biết về đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ không còn là bệnh hiếm gặp, mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Việc tìm hiểu những thông tin cần thiết về căn bệnh này sẽ giúp bạn có kiến thức để bảo vệ bản thân và gia đình mình.

Đậu mùa khỉ là bệnh gì?

Bệnh đậu mùa khỉ tên gọi tiếng anh là Mpox do một loại orthopoxvirus  gây ra, đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan từ động vật sang người hoặc từ người sang người. 

Ban đầu bệnh xuất hiện chủ yếu tại các nước ở Châu Phi tuy nhiên hiện nay nó đã có ở nhiều các quốc gia khác như: Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Tây Ban Nha, Brazil, Ecuador, Hoa Kỳ, Anh,… Nếu không có sự kiểm soát và ngăn ngừa thì căn bệnh này có thể bùng phát toàn cầu.

Bệnh lây truyền qua các con đường bao gồm: 

  • Dịch cơ thể như: nước bọt, giọt bắn ở đường hô hấp
  • Tiếp xúc trực tiếp với vết cào hoặc vết thương của vật hay người bị nhiễm bệnh
  • Tiếp xúc trực tiếp với quần áo hoặc đồ dùng của người bị nhiễm virus
  • Từ mẹ sang thai nhi
  • Quan hệ tình dục
  • Sơ chế và tiêu thụ thịt động vật bị bệnh.

Thời gian ủ bệnh từ 1- 2 tuần lâu nhất là 3 tuần với các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, suy nhược cơ thể, nổi hạch. Và cuối cùng là phát ban ở mặt, lòng bàn tay, bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, cơ quan sinh dục thời gian này kéo dài 2- 4 tuần thì các tổn thương đóng vảy và tróc vảy rồi hình thành lớp da mới. Nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu thì thời gian này có thể kéo dài hơn. 

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người hoặc từ người sang người (Nguồn: Internet)

Bệnh đậu mùa khỉ có chữa đc không?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể được chữa khỏi, chủ yếu điều trị với mục đích là giảm các triệu chứng của bệnh, kiểm soát cơn đau và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra người bệnh có thể được cho sử dụng một số loại thuốc điều trị đậu mùa khỉ kháng virus hoặc tiêm vắc xin để ngăn ngừa bệnh. 

Tuy có thể chữa trị được nhưng bệnh cũng có thể để lại những biến chứng như: 

  • Sẹo trên da
  • Nhiễm trùng mắt và có thể dẫn đến mất thị giác
  • Nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết
  • Viêm phổi
  • Tử vong (tỷ lệ ước tính 1% -10%)
Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không?
Bệnh đậu mùa khỉ hoàn toàn có thể chữa trị được (Nguồn: Internet)

Điều trị bệnh bao lâu thì khỏi?

Nếu bệnh đậu mùa khỉ thể nhẹ thì sau khoảng 2 – 4 tuần sẽ tự hết, những triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm cũng như sức khỏe của người bệnh được phục hồi. Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho căn bệnh này chủ yếu  là điều trị hỗ trợ bằng thuốc giảm đau, bổ sung dịch, chăm sóc vết thương. Tuy nhiên đối với những ca bệnh nặng, tùy tình trạng bệnh bác sĩ cần xem xét cho người bệnh sử dụng thuốc chống virus thì thời gian phục hồi có thể lâu hơn.  

>> Xem thêm: Bệnh Thủy Đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh đậu mùa khỉ điều trị bao lâu thì khỏi
Bệnh đậu mùa khỉ với các triệu chứng nhẹ có thể tự khỏi từ 2 -4 tuần (Nguồn: Internet)

Các loại thuốc điều trị đậu mùa khỉ

Các loại thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ đều có hoạt chất chống lại Virus Mpox trong các mô hình thử nghiệm. Tuy nhiên chưa có ghi nhận dữ liệu chứng minh hiệu quả lâm sàng mặc dù vậy các loại thuốc này đã được sử dụng trong đợt bùng phát bệnh. 

Thuốc Brincidofovir

Brincidofovir là loại thuốc chống virus để điều trị bệnh đậu mùa ở người được phê duyệt để sử dụng trong y tế tại Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2021. Các nghiên cứu về hiệu quả của thuốc đối với virus Mpox vẫn còn đang tiếp tục tiến hành. Thuốc có dạng viên uống hoặc dung dịch hỗn hợp. Tùy theo tình trạng bệnh, độ tuổi và cân nặng bác sĩ sẽ kê liều dụng khác nhau, thuốc có thể được uống khi bụng đói. Thận trọng với người mắc Bệnh gan hoặc người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ mang thai và cho con bú. Không sử dụng thuốc này nếu người bệnh đang tiêm cidofovir. Nếu có các biểu hiện như nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, mắt và da dàng, đau dạ dày… hãy ngừng thuốc và liên hệ với bác sĩ ngay. Đặc biệt, thuốc có thể gây vô sinh đối với nam giới vì vậy hãy báo cho bác sĩ nếu bạn dự định có con. 

>> Xem thêm: Sốt siêu vi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Thuốc Brincidofovir
Thuốc Brincidofovir (Nguồn: Internet)

Thuốc Cidofovir

Cidofovir hay còn được gọi là Vistide, được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra như viêm võng mạc ở người mắc bệnh AIDS, virus đậu mùa, virus herpes ở người,… Tuy chưa có dữ liệu cụ thể về hiệu quả của thuốc nhưng nó có thể giúp các triệu chứng bệnh không trở nên tồi tệ hơn. Thuốc có thể gây ra tác hại cho thận nên cần được xem xét kỹ càng trước khi cho người mắc bệnh thận sử dụng. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần cân nhắc khi dùng. Thuốc có thể tương tác với một số thuốc khác có khả năng gây độc cho thận như: Amikacin, Dibekacin, Emtricitabine, Foscarnet… do đó hãy thông báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang sử dụng. 

>> Xem thêm: Sốt phát ban: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thuốc cidofovir
Bác sĩ tiêm thuốc cidofovir (Nguồn: Internet)

Thuốc VIGIV

VIGIV còn được gọi là Vaccinia Immune Globulin được tạo ra từ huyết thanh của những người đã được tiêm vắc xin đậu mùa. Thuốc được sử dụng điều trị cho những người đã mắc bệnh đầu mùa tiến triển nặng. CDC tuyên bố rằng việc sử dụng thuốc này có thể được dùng cho người phơi nhiễm bệnh đậu mùa mà không thể tiêm chủng sau phơi nhiễm bằng vắc xin vì suy giảm hệ miễn dịch chức năng. VIGIV được sử dụng cùng với cidofovir trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa ở Trung Tây năm 2003. 

Thuốc chỉ được bào chế dưới dạng tiêm, không được sử dụng VIGIV cho tình trạng viêm giác mạc do đậu mùa, thiếu hụt miễn dịch Iga. Ngoài ra phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần xem xét lợi ích và tiềm ẩn rủi ro. 

>> Xem thêm: Giời leo: Nguyên nhân & cách điều trị bệnh triệt để, hiệu quả

Vaccinia Immune Globulin
Vaccinia Immune Globulin (Nguồn: Internet)

Thuốc Tecovirimat

Đây là một dòng thuốc kháng virus đầu tiên được FDA Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người. Thuốc được bào chế ở dạng viên nhộng hoặc tiêm đường tĩnh mạch. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc có tác dụng chống các loại virus orthopox gây bệnh đậu mùa. Thuốc vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu trên người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Thuốc dung nạp tốt và không có tác phụ nghiêm trọng. Liều lượng thuốc tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng do đó người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thận trọng sử dụng với người bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch yếu, phụ nữ mang thai và trong giai đoạn cho con bú. 

>> Xem thêm: Nhiễm ký sinh trùng – 8 Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Thuốc Tecovirimat
Thuốc Tecovirimat (Nguồn: Internet)

Những tác dụng phụ của thuốc điều trị đậu mùa khỉ

Không có thuốc điều trị virus Mpox nào mà không có tác dụng phụ, cụ thể:

Thường gặp:

  • Sốt, cảm lạnh
  • Đau họng, đau đầu
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn
  • Đau, sưng tấy nơi tiêm đối với những dạng thuốc tiêm

Ít phổ biến:

  • Đau đầu dữ dội, đau nhói
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Nôn mửa, cơ thể yếu đuối mất sức lực bất thường
  • Chuột rút, yếu cơ
  • Sưng tay, bàn chân, cẳng chân hoặc mắt cá chân
  • Khó khăn trong việc di chuyển
  • Đau tức ngực
  • Đau hay khó chịu ở dạ dày

Hiếm gặp:

  • Gây giảm thị lực
  • Khát nước, đi tiểu nhiều
  • Suy nhược, chán ăn
  • Phát ban
  • Khó thở, Chóng mặt nghiêm trọng
  • Nói lắp
  • Tê tay chân, ngứa hoặc sưng cơ thể nói chung
  • ….

Các thuốc điều trị đậu mùa khỉ khi sử dụng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ từ liều lượng đến thời gian sử dụng để đem lại hiệu quả chữa trị cũng như an toàn cho người bệnh. Nếu trong quá trình dùng thuốc có các dấu hiệu bất thường nào xảy ra trên cơ thể cần thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời có hướng xử lý. 

>> Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ có lây không? Cách điều trị đau mắt đỏ hiệu quả

Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh đậu mùa
Sốt, ớn lạnh là tác phụ thường gặp khi sử dụng thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ (Nguồn: Internet)

Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh lây nhiễm

Sử dụng thuốc điều trị đậu mùa khỉ có những tác dụng phụ không mong muốn vì vậy tốt nhất là bạn nên biết cách phòng ngừa để tránh tình trạng lây lan của bệnh. 

  • Tự cách ly nếu có dấu hiệu của bệnh Mpox và thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.
  • Tránh tiếp xúc với người bị phát ban, người có dấu hiệu bệnh.
  • Sử dụng khẩu trang khi ở môi trường công cộng. 
  • Tránh xử lý quần áo, đồ dùng… đã tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh.
  • Sử dụng găng tay và phải rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc chất khử trùng tay chứa cồn sau khi tiếp xúc với người hoặc động vật bị bệnh.
  • Thường xuyên lau chùi, vệ sinh bề mặt các đồ dùng  để hạn chế nguy cơ virus tồn tại. 
  • Không quan hệ tình dục với người nghi mắc bệnh.
  • Tránh những động vật có thể mang mầm bệnh như động vật bị chết, khỉ, một số loài gập nhấm khác.
  • Không ăn thịt động vật tái cũng như sử dụng các loại động vật có nguồn gốc và đảm bảo an toàn khi chế biến. 
  • Có thể tiêm vắc xin đậu mùa để phòng bệnh tuy nhiên CDC không khuyến nghị nên chủng ngừa Mpox vào thời điểm này do vắc xin có nhiều tác dụng phụ.

>> Xem thêm: Bệnh quai bị: Triệu chứng & Cách chữa bệnh nhanh nhất

Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng là một trong cách bảo vệ bạn khỏi bệnh đậu mùa khỉ (Nguồn: Internet)

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có kiến thức hơn về thuốc điều trị đậu mùa khỉ. Để cập nhật thông tin về sức khỏe, dinh dưỡng bạn đừng quên truy cập mục Tin tức y tế nhé. Ngoài ra nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hãy liên hệ ngay HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để được đặt lịch hẹn với tại hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.