Tin tức y tế

Dấu hiệu nhận biết đậu mùa khỉ? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

02/10/2023

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm lây lan từ người sang người. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới đã đưa ra những dấu hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm của căn bệnh. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để bảo vệ sức khỏe của bạn.

>> Xem thêm:

Đậu mùa khỉ là gì?

Khác với virus Covid-19, bệnh đậu mùa khỉ là một loại bệnh ít gặp, virus gây ra bệnh đậu mùa thông thường. Những người bị bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu như sốt phát ban, đau đầu,… 

Theo y văn, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan trực tiếp từ người bệnh qua các vật dụng cá nhân (như chăn, ga, gối, quần áo, khăn mặt,…), dịch tiết hoặc giọt bắn từ hệ hô hấp. Y văn vẫn chưa xác định được liệu bệnh có lây nhiễm qua quan hệ tình dục hay không. Tuy nhiên, WHO đã ghi nhận có một số trường hợp bệnh ở nam giới quan hệ đồng tính. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.

Bệnh nhân nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thường khỏi bệnh trong vài tuần, tỷ lệ tử vong thường không đáng kể. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn như: tiếp xúc với virus lâu ngày, trẻ em, người suy giảm miễn dịch,… Theo các nhà khoa học, bệnh này không dễ lây nhiễm như dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu không có vaccine kịp thời, bệnh đậu mùa khỉ có thể gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng.

>> Xem thêm: Nhiễm ký sinh trùng – 8 Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ là gì? (Nguồn: Internet)

Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện do đâu?

Bệnh đậu mùa khỉ do một loại virus thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae gây ra. Loại virus này được tìm thấy lần đầu vào năm 1958. Vì virus gây bệnh có liên quan đến hai ổ dịch bệnh đậu mùa ở khỉ trong phòng thí nghiệm nên người ta cũng gọi bệnh là bệnh đậu mùa khỉ. Nhưng thực tế, khỉ không phải là nguyên nhân gây ra dịch bệnh này. WHO cho biết, có thể loài gặm nhấm là nguồn lây chính nhưng chưa xác nhận được chắc chắn.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ 

Làm sao để biết bạn có bị bệnh đậu mùa khỉ hay không? Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng bạn cần lưu ý:

Giai đoạn ủ bệnh

Khi bị nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh sẽ phải ủ bệnh trong một khoảng thời gian có thể từ 5 đến 21 ngày, rồi mới có các dấu hiệu bệnh đầu tiên. Trong một số trường hợp, thời gian ủ bệnh chỉ từ 7 đến 14 ngày.

Những triệu chứng của bệnh

Khi bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh thường có các dấu hiệu sau:

  • Sốt (thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh) 
  • Đau đầu 
  • Đau lưng và các cơ khắp người 
  • Rùng mình 
  • Mệt mỏi, uể oải 
  • Nổi hạch

Khi xuất hiện tình trạng sốt, sau đó 1 đến 3 ngày, người bệnh có thể bị nổi ban. Các vết ban có thể xuất hiện ở những vị trí sau:

  • Toàn bộ khuôn mặt (hầu hết người bệnh đậu mùa khỉ, khoảng 95%, đều nổi ban ở mặt) 
  • Lòng bàn tay, bàn chân (cũng có tỷ lệ nổi ban khá cao, khoảng 75%) 
  • Miệng 
  • Mắt (bao gồm cả màng trong và màng ngoài của mắt) 
  • Bộ phận sinh dục

Ban đầu, các vết phan ban chỉ nhô lên nhẹ trên da rồi dần trở nên nặng hơn, biến thành mụn nước, sưng lớn rồi chuyển thành mụn mủ trước khi khô, vảy và lún xuống. Thông thường, bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự hết sau 2 đến 4 tuần, không cần phải áp dụng các cách điều trị đặc biệt nào khác.

>> Xem thêm: Bệnh quai bị: Triệu chứng & Cách chữa bệnh nhanh nhất

Dấu hiệu và triệu chứng của bận đậu mùa khỉ
Bệnh đậu khỉ khiến bệnh nhân nổi ban trên da (Nguồn: Internet)

Các đường lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ 

Khi một người bình thường tiếp xúc với máu, chất lỏng cơ thể, giọt bắn hô hấp, da hoặc niêm mạc bị thương của bệnh nhân (hoặc của động vật bị bệnh) sẽ có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ. Bên cạnh đó, ăn thịt động vật nhiễm bệnh, dùng chung các đồ dùng cá nhân (như chăn, ga, gối, khăn mặt, quần áo,…) hoặc chạm vào các vết thương trên da của người bệnh cũng là nguyên nhân gây lây lan bệnh đậu mùa khỉ. Vì vậy, nếu ở cùng nhà với người mắc bệnh thì rất dễ bị nhiễm bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ sản phụ sang thai nhi và gây ra bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trẻ mới sinh có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh nếu ở gần mẹ bị bệnh trong lúc sinh. Dù tiếp xúc gần với bệnh nhân là một yếu tố nguy cơ lây bệnh đậu mùa khỉ nhưng các chuyên gia vẫn chưa xác nhận được liệu bệnh có lây qua quan hệ tình dục hay không. Các nghiên cứu cần được tiến hành để làm rõ vấn đề này.

Những biến chứng tiềm ẩn từ bệnh

Theo các tài liệu, bệnh này có thể gây ra các biến chứng sau đây:

  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm mô não 
  • Viêm phổi do viêm phế quản 
  • Nhiễm trùng giác mạc
  • Da bị tổn thương nặng, bong tróc thành từng miếng lớn.

Bệnh đậu mùa khỉ có gây tử vong không? 

Bệnh đậu mùa khỉ từng khiến 11% người nhiễm tử vong (trong đó tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ cao hơn). Nhưng gần đây, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 3-6%. Dù bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây nhiễm như Covid-19 và triệu chứng cũng không quá nặng nề, nhưng nó vẫn là mối nguy hiểm tiềm tàng, đòi hỏi phải có sự phòng ngừa kịp thời.

Các cách chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ 

Không phải ai cũng cần lo lắng về việc chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ, dù bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng. Bạn chỉ nên đi kiểm tra nếu:

  • Có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
  • Vừa trở về từ một nơi có dịch bệnh đậu mùa khỉ.
  • Bị thương do động vật có thể mang mầm bệnh đậu mùa khỉ.
  • Ăn thịt động vật không an toàn, có khả năng bị nhiễm bệnh.

Sống ở những vùng rừng nóng ẩm, nơi có sự hiện diện của các loài vật mang mầm bệnh đậu mùa khỉ. Quy trình chẩn đoán bệnh đậu thường trải qua các bước:

Xem xét tiền sử bệnh

Để chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ, các bác sĩ cần biết rõ tiền sử bệnh của bệnh nhân. Họ sẽ hỏi bạn có từng tiếp xúc người nhiễm bệnh hay không, có từng bị bệnh này trước đây hay không hay vừa đi du lịch ở những nơi có dịch bệnh này hay không,… Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

>> Xem thêm: Bệnh sốt rét là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

tìm hiểu tiền sử bệnh đậu mùa khỉ
Tìm hiểu tiền sử người bệnh khi chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ (Nguồn: Internet)

Xét nghiệm

Sau khi biết tiền sử bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm PCR trong nước bọt hoặc các vết loét trên da để nhận diện virus đậu mùa khỉ. 

Sinh thiết

Khi có những dấu hiệu bị nhiễm bệnh, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân làm sinh thiết để biết chắc chắn có bệnh hay không. Quá trình chẩn đoán thường sẽ không gồm xét nghiệm máu. Bởi vì virus đậu mùa khỉ chỉ ở trong máu một khoảng thời gian ngắn, rất khó tìm ra và xác định tình trạng bệnh.

Phương pháp điều trị đậu mùa khỉ 

Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa có cách chữa trị đặc hiệu. Nhưng người bệnh đừng nản lòng, vì bệnh có thể giảm dần và tự hết mà không cần can thiệp phương pháp điều trị đặc biệt nào. Có một số loại thuốc được cho là có khả năng chữa bệnh đậu mùa khỉ, như: Cidofovir, tecovirimat, brincidofovir (CMX001),… Đây là các loại thuốc có tác dụng đối phó với virus đậu mùa ở khỉ. Tuy nhiên, chưa có loại thuốc nào được thử nghiệm hoặc áp dụng ở những nơi có dịch bệnh để chữa bệnh đậu khỉ.

Người bệnh đã tiêm vaccine phòng bệnh vẫn có thể bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Nhưng triệu chứng thường bệnh sẽ không nặng lắm, không trở nên tồi tệ hơn và hiếm khi gây ra biến chứng.

Biện pháp phòng tránh và hướng xử lý khi phát hiện bệnh  

Việt Nam chưa có nhiều ca bị bệnh đậu mùa khỉ, nhưng vẫn nên phòng tránh cẩn thận. Bạn có thể lưu ý những điều sau để giảm nguy cơ nhiễm bệnh:

  • Không tiếp xúc gần với động vật có thể mang virus đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những nơi có dịch bệnh, động vật có dấu hiệu bệnh,…).
  • Ăn chín uống sôi. Chỉ ăn các loài động vật có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm định an toàn vệ sinh.
  • Nên giữ khoảng cách với người có dấu hiệu bệnh. Không sờ vào những đồ của họ. 
  • Tách biệt người có triệu chứng bệnh/có khả năng bị bệnh. 
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn có cồn, nhất là sau khi tiếp xúc với người khác.
  • Tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa. Việc tiêm vaccine phòng bệnh có thể giảm tới 85% khả năng nhiễm virus bệnh đậu khỉ.
  • Tăng cường nhận thức về phòng dịch. Theo dõi thường xuyên các tin tức về bệnh.

>> Xem thêm: Bệnh quai bị có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh

Tiêm vaccine ngừa bênh đậu mùa khỉ
Tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa (Nguồn: Internet)

Lời kết

Trên đây là những tổng quan nhất về bệnh đậu mùa khỉ và hy vọng rằng thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Để biết thêm nhiều kiến thức y học thường thức khác, bạn đừng quên truy cập vào chuyên mục Tin tức y tế của Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Nếu cần đặt lịch khám, chỉ cần liên hệ ngay với qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ chu đáo.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.