Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Thời gian phục hồi phụ thuộc rất lớn vào phương pháp điều trị và cách chăm sóc hàng ngày. Trong mọi trường hợp mắc bệnh, bệnh nhân cần đi khám sớm để được chỉ định biện pháp kiểm soát hiệu quả, nhằm hạn chế xảy ra biến chứng nghiêm trọng về sau. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu một số cách xử lý cơ bản để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
>> Xem thêm:
- Sốt xuất huyết có lây không?
- Phát ban do sốt xuất huyết có ngứa không, bao lâu thì khỏi?
- Bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Nguyên nhân bị Sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do sự xâm nhập và tấn công của virus Dengue, lây lan từ muỗi cái Aedes mang mầm bệnh. Loại virus này có 4 chủng huyết thanh bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4, đi vào cơ thể con người theo đường máu, dẫn đến nhiễm trùng.
Bị Sốt xuất huyết rồi có bị lại không? Người bệnh có thể bị tái phát thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư với triệu chứng sốt xuất huyết nặng hơn.
>> Xem thêm: Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? Dấu hiệu khỏi bệnh
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi bệnh?
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Dưới đây là một số cách điều trị Sốt xuất huyết tại nhà và cách chăm sóc người bệnh hiệu quả nên tham khảo để thực hiện:
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Sốt xuất huyết khiến cơ bị bị Mất nước nhanh chóng. Nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời, hệ miễn dịch sẽ suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho virus Dengue tấn công và gây tổn thương tế bào. Điều này dẫn đến nhiều biến chứng đáng lo ngại cho sức khoẻ, nguy hiểm nhất là tình trạng sốc (hệ thống tuần hoàn bị rối loạn, làm giảm tưới máu cấp đến các mô).
Do đó, trong giai đoạn đầu bị Sốt xuất huyết, người bệnh lưu ý nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, bao gồm: Nước lọc, súp, nước điện giải, nước ép trái cây,… Đây cũng là biện pháp quan trọng giúp cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu do sốt. Ngoài ra, bạn cần tránh uống các chất kích thích có hại như cà phê, rượu bia, trà, nước ngọt,… để bảo vệ sức khoẻ.
Nếu người bệnh bị buồn nôn, không thể bù nước qua đường uống, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được truyền dịch Ringer lactat, NaCl 0.9%. Tuy nhiên, quá trình thực hiện không được vượt quá 24 – 48 giờ đồng hồ.
Kiểm soát triệu chứng
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Với tình trạng Sốt nhẹ, người bệnh có thể tự kiểm soát triệu chứng tại nhà dựa theo hướng dẫn từ bác sĩ. Đại đa số, những trường hợp này đều được chỉ định uống Paracetamol với liều lượng 0 -15mg/kg/lần (mỗi lần cách nhau từ 4 đến 6 tiếng, tổng liều trong ngày không vượt quá 60 mg/kg). Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để làm giảm triệu chứng buồn nôn, phát ban. Các trường hợp nghiêm trọng có thể cần nhập viện để theo dõi và điều trị.
Ngoài ra, người bệnh lưu ý không tự ý sử dụng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau khi mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị Sốt xuất huyết. Một số loại như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen và Axit Mefenamic đều có khả năng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm: Viêm loét dạ dày, loãng máu, xuất huyết đường ruột,…
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bị Sốt xuất huyết nên ăn gì? Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bệnh sốt xuất huyết là tránh tuyệt đối chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay, nóng hoặc chưa được nấu chín. Thay vào đó, bạn nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hoá, điển hình như:
- Cháo, súp: Loại đồ ăn này rất dễ nuốt, đồng thời còn giúp bổ sung nước và năng lượng cho cơ thể.
- Sữa, sữa chua: Cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể, cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường sức khoẻ và khả năng kháng viêm.
- Rau xanh: Giàu calo, vitamin A, vitamin C, vitamin E, khoáng chất, có lợi cho người mắc bệnh Sốt xuất huyết.
- Thực phẩm giàu vitamin K (bông cải xanh, rau mầm,…): Hỗ trợ quá trình đông máu, tăng số lượng tiểu cầu, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi sức khoẻ diễn ra nhanh hơn.
- Thực phẩm giàu sắt (các loại đậu, gan động vật,…): Làm tăng hàm lượng hemoglobin trong máu, thúc quá trình hình thành tiểu cầu, ngăn ngừa chảy máu và mất máu.
- Trái cây giàu vitamin C (cam, ổi,…): Tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể sau bệnh Sốt xuất huyết.
Tránh gây chảy máu
Người bệnh đang bị Sốt xuất huyết nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh gây té ngã, chấn thương hoặc chảy máu ngoài ý muốn. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo những đối tượng này không nên tiêm thuốc qua cơ vì dễ gây xuất huyết nghiêm trọng.
>> Xem thêm: Bệnh nhân sốt xuất huyết có được tắm không?
Những dấu hiệu nhận biết sắp khỏi Sốt xuất huyết
Nhiều người bệnh thắc mắc dấu hiệu sắp khỏi của Sốt xuất huyết là gì? Khi bước vào giai đoạn phục hồi, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng điển hình sau đây:
- Tăng cảm giác thèm ăn
- Phát ban, ngứa ngáy toàn thân
- Đi tiểu nhiều hơn
- Nhịp tim ổn định trở lại.
Những lưu ý khi điều trị Sốt xuất huyết tại nhà
Trong quá trình điều trị bệnh Sốt xuất huyết tại nhà, người bệnh nên cân nhắc một số lưu ý quan trọng say đây:
- Đi khám sớm: Sốt xuất huyết là bệnh cấp tính, tiến triển phức tạp, khó lường. Do đó, khi mắc bệnh, bạn nên đi khám sớm để được xét nghiệm, chẩn đoán và chỉ định chăm sóc, điều trị đúng cách, nhằm hạn chế xảy ra biến chứng nguy hiểm.
- Tái khám đúng chỉ định: Người bệnh Sốt xuất huyết nên đi tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ để được theo dõi kỹ lưỡng, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.
- Không tự ý sử dụng thuốc điều trị Sốt xuất huyết: Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống mọi loại thuốc điều trị Sốt xuất huyết. Việc tự ý sử dụng hoặc không theo chỉ dẫn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận cho virus Dengue tấn công vào các tế bào, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí là tử vong.
- Chủ động nhập viện khi xuất hiện triệu chứng bất thường: Mệt mỏi trong người dù đã hạ sốt, buồn nôn, tay chân tiết mồ hôi lạnh, đi đại tiện phân đen, chảy máu mũi, khó thở, đau bụng dữ dội,…
>> Xem thêm:
- Bị sốt xuất huyết có ho không? Điều trị ho khi bị Sốt xuất huyết
- Bị sốt xuất huyết kiêng gì và ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Phòng bệnh Sốt xuất huyết tại nhà
Bệnh Sốt xuất huyết có thể được phòng ngừa hiệu quả thông qua một số biện pháp quan trọng sau đây:
- Sử dụng các loại thuốc xịt tiêu diệt côn trùng trong không gian sống, đặc biệt là muỗi Aedes – nguyên nhân gây Sốt xuất huyết.
- Hạn chế đi du lịch hoặc di chuyển đến các khu vực, quốc gia thường xuyên có dịch Sốt xuất huyết, đặc biệt là những vùng nhiệt đới có khí hậu ẩm thấp, mưa nhiều.
- Mặc quần áo dài tay và che kín khi di chuyển đến các vùng có nhiều muỗi.
- Sử dụng điều hòa trong không gian sống.
- Trang bị màn hình sáng trên cửa sổ và cửa ra vào để thu hút muỗi.
- Phát quang bụi rậm, dọn ao tù, bể nước,… để tránh muỗi sinh sôi làm tăng nguy cơ mắc bệnh Sốt xuất huyết.
- Sử dụng màn che chắn cẩn thận khi ngủ.
- Thường xuyên vệ sinh các loại đồ đạc, vật dụng trong gia đình, đảm bảo không gian sống thông thoáng.
- Cách ly người nhà đang bị Sốt xuất huyết để tránh lây lan virus gây bệnh.
- Tiêm vắc-xin ngừa Sốt xuất huyết từ sớm, đặc biệt là trước khi đến các khu vực, quốc gia có dịch bệnh.
>> Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc: Sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không?
- Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì? Triệu chứng & phòng ngừa
Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là phần giải đáp thắc mắc liên quan đến bệnh Sốt xuất huyết, cùng tham khảo ngay:
Sốt xuất huyết ở người lớn bao lâu thì khỏi?
Tính từ thời điểm phát bệnh Sốt xuất huyết, người lớn thường khỏi trong vòng 7 – 10 ngày sau đó.
Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ bao lâu thì khỏi?
Trẻ nhỏ mắc bệnh Sốt xuất huyết thường khỏi sau 1 – 2 ngày, lúc này các bé đã lấy lại cảm giác thèm ăn, ít mệt mỏi và có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn.Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi, nguyên nhân mắc bệnh và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu?
Một số loại thực phẩm mà người bệnh sốt xuất huyết nên ăn để tăng tiểu cầu:
- Sữa là loại thực phẩm giúp cải thiện số lượng tiểu cầu ở trong máu.
- Các loại rau lá xanh chứa nhiều vitamin K giúp quá trình đông máu được cải thiện và có công dụng làm tăng tiểu cầu.
- Hạt lựu là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể, hỗ trợ giúp cơ thể cải thiện hàm lượng máu và tế bào tiểu cầu trong máu.
- Ăn bí ngô cũng giúp tăng cường số lượng tiểu cầu được sản xuất bởi tủy xương.
- Nước dừa chứa hàm lượng cao chất điện giải lành mạnh, điều này hỗ trợ việc gia tăng số lượng tiểu cầu trong máu của người mắc bệnh Sốt xuất huyết.
- Trong thịt heo nạc chứa rất nhiều protein, vitamin b12 và kẽm giúp cho quá trình thiếu hụt tiểu cầu chậm lại và đồng thời cũng làm gia tăng số lượng tiểu cầu trong máu đáng kể.
Hy vọng thông qua bài chia sẻ này, bạn đã cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích để chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.