Rối loạn nội tiết tố nữ là bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh lý người bệnh. Nếu biết được nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có thể biết được dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cần biết về bệnh lý này, hãy cùng tìm hiểu để có cách phòng bệnh kịp thời ngay từ bây giờ.
>>> Xem thêm:
- 4 Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt chuẩn
- Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Bật mí cách tính chính xác mà bạn nên biết
- 9 Dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết, đơn giản
Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?
Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng khi hormone nữ trong cơ thể không ổn định, gây ra các tác động khác đối với sức khỏe và tâm lý của phụ nữ. Hormone nữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và cân bằng chức năng sinh lý, nếu lượng hormone này tăng hoặc giảm bất thường sẽ gây ra sự rối loạn, ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể người bệnh.
>>> Xem thêm: Kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và phương án điều trị
Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng thường gặp là do lượng estrogen cao hoặc do ảnh hưởng từ thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ mỗi ngày. Cụ thể như sau:
Rối loạn nội tiết tố do estrogen cao
Nếu thường xuyên dùng thuốc tránh thai hoặc cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, tinh thần căng thẳng kéo dài sẽ là tác nhân làm cho hàm lượng hormone estrogen so với progesterone trong cơ thể tăng cao. Đây chính là nguyên nhân tác động đến buồng trứng, tuyến yên,…gây ra bệnh.
Do độc tố từ các thực phẩm
Thường xuyên ăn uống không lành mạnh, làm dụng đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, sử dụng nhiều đồ ngọt hoặc bổ sung dinh dưỡng quá mức cũng làm cho estrogen trong cơ thể tăng cao. Từ đó dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tốt, hội chứng đa nang buồng trứng.
Ngoài ra, nếu thường xuyên áp dụng những cách giảm cân không đúng cách, như nhịn ăn, suy dinh dưỡng cũng sẽ làm suy giảm nội tiết tốt.
>>> Xem thêm: Viêm âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
Do ảnh hưởng của mỹ phẩm
Sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp với tình trạng da có thể làm cho cơ thể tiết ra các nội tiết tố nhiều hơn, từ đó gây ra rối loạn nội tiết tố.
Dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ
Nếu cơ thể bị rối loạn nội tiết tốt sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe và thẩm mỹ. Các dấu hiệu để nhận biết bệnh bao gồm:
Nổi mụn bất thường
Nổi mụn là một trong những biểu hiện thường thấy khi cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố. Đặc biệt, trong giai đoạn tuổi dậy thì triệu chứng này sẽ rõ rệt hơn. Khi bị nổi mụn không nên dùng tay nặn, hãy chăm sóc da kỹ lưỡng, để mụn dần thuyên giảm.
Bị đau đầu
Ngoại trừ những trường hợp như làm việc căng thẳng, thường xuyên suy nghĩ, stress thì sự không ổn định trong hormone nữ như estrogen quá thấp có thể gây ra cảm giác đau đầu. Đây là một dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ.
Bị mất ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, việc thường xuyên bị mất ngủ cảnh báo rằng cơ thể đang bị giảm lượng hormone progesterone. Loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định giấc ngủ, giúp tinh thần thoải mái.
>>> Xem thêm: Đau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp giảm đau
Cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn
Mồ hôi ra nhiều hơn là một trong những biểu hiện phổ biến của rối loạn nội tiết tố nữ. Sự thay đổi trong cân bằng hormone có thể làm tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi trên cơ thể. Dấu hiệu này thường gặp ở phụ nữ đội tuổi sau mãn kinh.
Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
Thường xuyên xuất hiện cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và khó chịu là một biểu hiện của rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Ngay cả khi cơ thể không hoạt động nhiều, sự uể oải vẫn thường xuyên xuất hiện. Đây là dấu hiệu nguy hiểm và người bệnh cần phải hết sức lưu ý.
Cân nặng thay đổi
Việc tăng cân mất kiểm soát sẽ xuất hiện, ngay cả khi đang trong chế độ ăn giảm cân. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ việc mất cân bằng hormone trong cơ thể. Sự không ổn định này có thể dẫn đến việc cơ thể tích trữ mỡ thừa và làm suy giảm sự linh hoạt của các khối cơ, dẫn đến việc tăng cân bất thường.
>>> Xem thêm: Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
Gặp phải vấn đề về tiêu hóa
Khi cơ thể gặp vấn đề về tiêu hóa, cụ thể như dạ dày bị khó chịu cũng là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố, tương tự như cách cơ thể phản ứng khi bị căng thẳng và sản sinh ra lượng hormone lớn.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hormone estrogen tăng cao có thể ảnh hưởng đến vi sinh vật trong ruột, gây ra các vấn đề trong hệ tiêu hóa.
Mất khả năng tập trung
Nếu lượng estrogen và cortisol trong cơ thể thấp, người bệnh sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái mất tập trung hoặc dễ quên trước quên sau. Đây cũng là một triệu chứng cho thấy nội tiết tố trong cơ thể đang bị rối loạn.
Cách điều trị rối loạn nội tiết tố
Việc điều trị bệnh thường tùy thuộc vào nguyên nhân và độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là 2 cách điều trị thường được áp dụng:
Điều trị dùng thuốc
Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu của bệnh, việc làm đầu tiên cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn điều trị dùng thuốc phù hợp. Có thể sử dụng phương pháp điều trị thay thế hormone. Phương pháp sẽ đưa các loại estrogen và progesterone tổng hợp vào cơ thể để giúp cân bằng lại nội tiết tố.
Liệu pháp này có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc khác như: Thuốc an thần, vitamin hoặc các thực phẩm chức năng thảo dược giúp bổ sung nội tiết tố.
Điều trị không dùng thuốc
- Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung axit béo omega 3, 6, 9 từ cá, hạt hướng dương, và ăn nhiều rau xanh như súp lơ, bắp cải,…Các acid này sẽ giúp kích thích sản xuất các hormone của cơ thể.
- Uống tối thiểu 2 lít mỗi ngày.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Có thể làm giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, tập thể dục nhẹ và massage chân và bụng nhẹ nhàng.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về rối loạn nội tiết tố và các dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này để có cách điều trị hiệu quả. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, hãy truy cập Tin tức y tế. Bạn cũng đừng quên liên hệ đến số HOTLINE để được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc đặt lịch TẠI ĐÂY để được thăm khám tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.