Tin tức y tế

Phèn chua có tác dụng gì? 10 Công dụng trị bệnh của phèn chua

23/10/2023

Phèn chua được biết đến là một loại gia vị truyền thống của Việt Nam. Loại nguyên liệu này không chỉ giúp tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho các món ăn mà còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như cầm máu, giảm mùi cơ thể, trị nấm da,…. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hoàn Mỹ khám phá về cách sử dụng và những lợi ích sức khỏe mà loại gia vị này mang lại.

>>> Xem thêm:

Phèn chua là gì?

Phèn chua là một loại muối của kali và nhôm hay còn gọi là kali alum, phèn nhôm, nhôm sunfat. Tồn tại dưới hình dạng tinh thể không đồng đều, có màu từ trong suốt đến trắng đục và không có tính độc hại. Loại nguyên liệu này có hương vị chát chua, khó tan trong nước lạnh nhưng dễ dàng tan trong nước nóng, tạo điều kiện cho việc tinh chế thông qua quá trình kết tinh trong nước. Một số tên gọi khác thường gặp của phèn nhôm như vũ nát, bạch phàn, nát thạch, trấn phong thạch, sinh phàn, minh phàn,…

>>> Xem thêm:

Phèn chua là gì?
Phèn chua là một loại muối của kali và nhôm (Nguồn: Internet)

Tác dụng của phèn chua

Phèn chua là một sản phẩm tự nhiên quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng không phải ai cũng biết hết về những tác dụng của dược liệu này. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá những lợi ích từ phèn nhôm.

Giúp làm giảm các vết thương ngoài da

Phèn chua có khả năng diệt khuẩn đáng kể, là một nguyên liệu quý giá để hỗ trợ điều trị cho những khu vực da đang gặp tình trạng loét hoặc viêm tại niêm mạc miệng. Phèn nhôm có thể giúp tái tạo các tế bào bị tổn thương và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và virus gây hại. Nguyên liệu này cũng được sử dụng như một phương pháp điều trị cho tình trạng bỏng. Tuy nhiên, do có vị chua nên việc sử dụng nhôm sunfat có thể gây cảm giác rát và khó chịu.

Giúp khử mùi hôi miệng

Sử dụng phèn chua pha loãng trong nước để súc miệng hàng ngày có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi hôi miệng. Bên cạnh đó, việc súc miệng với dung dịch phèn chua thường xuyên còn có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các vi khuẩn gây hại, giảm thiểu rủi ro mắc phải các bệnh về răng miệng và tai mũi và có thể mắc bệnh viêm họng.

>>> Xem thêm:

Phèn chua giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi hôi miệng
Phèn chua giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi Hôi miệng (Nguồn: Internet)

Phèn chua giúp cầm máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phèn chua có khả năng cầm máu một cách hiệu quả, đặc biệt là đối với các vết thương hở. Để kiểm soát tình trạng chảy máu, có thể sử dụng phèn chua dưới dạng bột rải đều lên vết thương. Bên cạnh tác dụng cầm máu, phèn nhôm còn có tác dụng diệt khuẩn, do đó nguyên liệu này có thể ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết cắt.

Phèn chua hỗ trợ trong điều trị nấm da

Phèn chua không chỉ có khả năng ngăn chặn vi khuẩn mà còn có thể ức chế sự phát triển của một số loại nấm gây bệnh trên da. Chính vì vậy, nguyên liệu này còn được dùng trong việc hỗ trợ chữa bệnh nấm da. Theo các chuyên gia da liễu, việc sử dụng nước ấm pha với 2 – 3 muỗng canh bột phèn nhôm để ngâm chân trong vòng 20 phút có thể giúp giảm ngứa và ngăn chặn sự lây lan của bệnh nấm da.

Phèn chua giúp khử mùi hôi chân, hôi nách hiệu quả

Thành phần chính của phèn chua là nhôm sunfat nên có thể được sử dụng như một giải pháp hiệu quả để khử mùi cơ thể như hôi nách và chân. Để giảm bớt mùi hôi khó chịu này, sau khi làm sạch cơ thể với xà phòng và lau khô, bạn có thể thoa bột phèn chua lên vùng dưới cánh tay và giữa các ngón chân. Những thành phần có trong phèn nhôm sẽ giúp khử mùi và kiểm soát quá trình tiết mồ hôi.

Hỗ trợ điều trị mụn nhọt và mụn trứng cá

Một trong những tác dụng nổi bật của phèn chua là khả năng hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mụn trứng cámụn đầu đen. Phèn nhôm có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ vi khuẩn gây mụn và giảm viêm nhiễm. Ngoài ra, có thể tạo một loại mặt nạ từ dược liệu này và áp dụng lên vùng da bị mụn để cải thiện tình trạng da.

Giúp se khít lỗ chân lông 

Nhôm sunfat giúp làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, từ đó giúp se khít lỗ chân lông và làm da trở nên mịn màng hơn. Nên dùng phèn chua thoa lên da sau khi rửa mặt để đạt được hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem thêm:

Phèn nhôm giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả
Phèn nhôm giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả (Nguồn: Internet)

Phèn chua giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy 

Phèn chua còn được biết đến với khả năng cải thiện tình trạng tiêu chảy. Nguyên liệu này giúp điều chỉnh độ pH trong dạ dày, giảm vi khuẩn gây hại và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Khi gặp phải tình trạng tiêu chảy, có thể pha phèn chua và nước để uống, giúp giảm triệu chứng.

Giúp giảm viêm nhiễm ở âm đạo

Phèn chua có khả năng làm se da và sát trùng, có thể được pha với nước ấm để tạo ra dung dịch ngâm rửa vùng kín, giúp giảm viêm âm đạo. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng phương pháp này thường xuyên để tránh làm khô âm đạo và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Phèn chua giúp trị nước ăn chân

Nước ăn chân là một tình trạng da thường gặp trong mùa mưa do tiếp xúc liên tục với nước. Một giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này là dùng phèn chua. Phèn nhôm có khả năng làm khô, ngăn chặn ngứa ngáy và diệt khuẩn, giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh nước ăn chân. Chỉ cần ngâm chân trong một ít nước hòa tan với một cục phèn chua nhỏ rồi lau khô. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng chân luôn được giữ khô và tránh tiếp xúc với nước bẩn để điều trị bệnh hiệu quả.

Đường phèn và phèn chua có giống nhau không?

Đường phèn và phèn chua là hai chất hoàn toàn khác biệt và không có bất kỳ điểm tương đồng nào. 

  • Đường phèn: Đường phèn còn được biết đến với tên gọi khác là bằng đường, có tên khoa học là Saccharose. Nguyên liệu chính để sản xuất đường phèn là đường RS, ngoài ra còn có thể được chế biến từ mía, củ cải đường và một số thành phần khác như đường thốt nốt, lúa miến ngọt,…Trong đường phèn có một số nguyên tố vi lượng, giúp chuyển hóa Saccharose thành fructose và glucose.
  • Phèn chua: Là một dạng muối của Kali và Nhôm, có hình dạng tinh thể nhỏ hoặc lớn, không màu hoặc màu trắng đục. Phèn nhôm có thể tan trong nước nhưng không tan trong cồn. Nguyên liệu này thường được dùng trong nấu ăn để tạo ra hương vị độc đáo.

Do đó, mặc dù cả đường phèn và phèn chua đều là những nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng thành phần, cấu trúc và cách sử dụng hoàn toàn khác biệt. Đường phèn được dùng nhiều như một loại gia vị, giúp món ăn thêm ngọt ngào và thơm ngon hơn. Trong khi đó, phèn chua được biết đến như một loại phụ gia thực phẩm, mang đến cho ẩm thực một nét đặc biệt với hương vị chua nhẹ độc đáo.

>>> Xem thêm: Hạt macca: Công dụng và phân loại hạt macca phổ biến

Đường phèn và phèn chua không có điểm tương đồng
Đường phèn và phèn chua không có điểm tương đồng (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng phèn chua

Phèn chua một nguyên liệu quý từ thiên nhiên, đã gắn kết với cuộc sống con người qua nhiều thế hệ, từ bữa ăn gia đình cho đến việc bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý về cách sử dụng phèn chua mà bạn có thể thử: 

  • Súc miệng: Phèn chua là một nguyên liệu chống vi khuẩn hiệu quả. Pha phèn chua với nước sôi để tạo ra dung dịch súc miệng, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và giảm thiểu mùi hôi miệng.
  • Trị mụn viêm và sẹo mụn: Có thể kết hợp phèn nhôm đã được nghiền nhỏ với lòng trắng trứng và áp dụng lên vùng da bị ảnh hưởng để điều trị mụn viêm, mụn ẩn và sẹo mụn. Dược liệu này có khả năng kiểm soát vi khuẩn gây mụn, làm dịu và giảm viêm sưng. 
  • Làm sạch da: Pha phèn chua với một lượng nước vừa phải rồi nhẹ nhàng massage để loại bỏ bụi bẩn trên da mặt và hỗ trợ chống lão hóa da.
  • Chữa nước ăn chân: Phèn chua là một “vũ khí hiệu quả” trong việc kiểm soát sự phát triển của một số loại nấm gây bệnh trên da. Ngâm chân trong nước ấm pha với 2 – 3 muỗng canh bột phèn chua trong khoảng 20 phút để giảm ngứa và ngăn chặn sự lây lan của nấm da. 
  • Khử mùi cơ thể: Để giải quyết vấn đề mùi hôi cơ thể, bạn có thể thử chưng cất phèn nhôm cho đến khi nước cạn, khi đó phèn sẽ xốp và nở phồng gấp 2 – 3 lần. Sau khi làm sạch cơ thể, chà xát phèn chua lên vùng dưới cánh tay và chân, thoa đều trong 8 – 10 phút. Nên thực hiện điều này 3 – 4 lần mỗi tuần để có thể giúp khắc phục mùi hôi cơ thể một cách hiệu quả.

>>> Xem thêm: Ngải cứu có tác dụng gì đối với sức khỏe? Các lưu ý khi sử dụng

Phèn chua thường được sử dụng dưới dạng bột hoặc pha loãng
Phèn chua thường được sử dụng dưới dạng bột hoặc pha loãng (Nguồn: Internet)

Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ biết thêm những tác dụng tốt của phèn chua trong việc bảo vệ sức khỏe bên cạnh cách sử dụng như một thành phần trong ẩm thực. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.