Tin tức y tế

Các mốc siêu âm thai và những điều mẹ bầu cần biết trong thai kỳ

22/08/2023

Mang thai là một niềm hạnh phúc thiêng liêng của người mẹ. Trong thời gian mang thai là 9 tháng 10 ngày, mẹ bầu cần tiến hành siêu âm thai định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Vậy siêu âm thai là gì? Những điều mà mẹ bầu cần biết trong quá trình thai kỳ. Tìm hiểu ngay cùng Hoàn Mỹ qua bài viết sau đây.

>> Xem thêm:

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai là phương pháp sử dụng sóng âm thanh với tần số cao để tạo hình ảnh trực quan của em bé cũng như các cơ quan sinh sản (nhau thai, tử cung) của mẹ. Thực hiện siêu âm trước khi sinh đảm bảo em bé đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, trong những trường hợp bác sĩ phát hiện vấn đề thì siêu âm thai sẽ được tiến hành.

Trong quá trình siêu âm, sóng âm thanh từ máy phát sóng được truyền vào bụng hoặc cơ quan khác, dội vào cấu trúc bên trong cơ thể em bé và cơ quan sinh sản. Sau đó, hình ảnh được tạo ra và phản chiếu trên màn hình. Sóng âm thanh này không sử dụng tia bức xạ nên không ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

>> Xem thêm: Sắt cho bà bầu có tác dụng gì? Bổ sung sắt cho mẹ bầu hợp lý

Siêu âm thai là phương pháp sử dụng sóng âm thanh với tần số cao
Siêu âm thai là phương pháp sử dụng sóng âm thanh với tần số cao (Nguồn: Internet)

Các loại siêu âm thai

Để cung cấp những thông tin rõ ràng hơn về em bé, bác sĩ yêu cầu người mẹ tiến hành siêu âm thai bằng công nghệ tiên tiến, bao gồm 5 phương pháp chính dưới đây:

Siêu âm qua ngã âm đạo

Siêu âm qua âm đạo cung cấp những hình ảnh rõ ràng hơn, và nên thực hiện vào giai đoạn đầu của thai kỳ để có thể phát hiện nhịp tim của thai nhi và thời gian mang thai bao lâu.

Trong phương pháp này, bác sĩ và y tá sẽ đặt một thiết bị vào trong ống âm đạo của mẹ và sóng âm thanh từ thiết bị chuyển thành hình ảnh trên máy tính. Mặc dù hương pháp này khiến người mẹ không thoải mái nhưng không mang lại cảm giác đau đớn và hình ảnh rõ ràng hơn siêu âm bụng.

Siêu âm qua thành bụng

Siêu âm thai qua thành bụng là phương pháp truyền thống, bác sĩ đặt một đầu dò trực tiếp và di chuyển xung quanh bụng và tiến hành kiểm tra. Phương pháp sử dụng công nghệ 2D và chủ yếu được thực hiện sau khoảng 12 tuần đầu mang thai.

Phương pháp này chỉ sử dụng thiết bị dò trên da nên hoàn toàn không ảnh hưởng cho sức khỏe mẹ và bé, do đó, đây được xem là cách thức kiểm tra an toàn nhất, tuy nhiên kết quả không rõ ràng bằng phần còn lại.

Siêu âm Doppler

Siêu âm Doppler là hình thức kiểm tra đặc biệt thông qua hình ảnh của máu di chuyển qua mạch máu, nhờ đó mà bác sĩ xác định máu của bé được lưu thông bình thường hay không. Đồng thời, kiểm tra các vấn đề về sức khỏe của thai phụ như bệnh hồng cầu hình liềm, tiền sản giật…

Công nghệ siêu âm mới này được tiến hành vào giai đoạn cuối của thai kỳ, khi em bé đã được xác định hoàn toàn.

>> Xem thêm:

Siêu âm 3D, 4D

Khác với siêu âm truyền thống, với công nghệ 3D, 4D cho phép cung cấp những hình ảnh thấy chiều cao, chiều rộng, chiều sâu của thai nhi và cơ quan sinh sản. Cách thực hiện tương tự như siêu âm tiêu chuẩn, nhưng thiết bị kiểm tra sử dụng đầu dò và thiết bị đặc biệt để tạo ra hình ảnh 3D, đặc biệt với công nghệ 4D, hình ảnh rõ hơn về khuôn mặt và chuyển động của bé.

Siêu âm chi tiết tim thai

Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ thai nhi có những vấn đề sức khỏe hoặc dị tật bẩm sinh, thì bắt đầu tiến hành siêu âm tim thai. Phương pháp này tốn nhiều thời gian của nhưng đem lại những hình ảnh chuyên sâu về tim thai, từ hình dạng, kích thước đến cấu trúc của tim.

Siêu âm thai có an toàn không?

Siêu âm thai hoàn toàn bình thường và không có bằng chứng nào chứng minh gây hại cho thai nhi và thai phụ. Như đã nói ở trên, thiết bị sóng đưa vào kiểm tra không chứa tia bức xạ, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mặc dù không mang lại tác động tiêu cực nhưng phần lớn các Hiệp hội y tế lớn đều khuyến cáo không nên đi kiểm tra xét nghiệm nhiều lần nên thực hiện khi cần thiết. Nếu kết quả siêu âm bình thường và thai kỳ không có biến chứng nào hoặc rủi ro thấp thì không cần thiết siêu âm lại.

Lợi ích của siêu âm thai

Lợi ích lớn nhất của siêu âm thai là cung cấp thông tin về quá trình thay đổi, phát triển của thai nhi, đồng thời đưa ra thông tin như thời gian dự kiến sinh sản, phát hiện những bất thường, biến chứng xảy ra trong thai kỳ,…

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, khi trẻ có những dấu hiệu dị tật bẩm sinh, hội chứng Edwards, hội chứng Down, hội chứng Turner, hội chứng tam bội thể,…

Siêu âm giúp mẹ bầu theo dõi quá trình phát triển của con
Siêu âm giúp mẹ bầu theo dõi quá trình phát triển của con (Nguồn: Internet)

3 mốc siêu âm quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần lưu ý những mốc thời gian siêu âm quan trọng để quan sát những phát triển bất thường nếu có của trẻ, tuy nhiên không phải thời điểm nào dị tật cũng được phát hiện trong suốt giai đoạn mang thai. Vì vậy, có 3 móc thời gian quan trọng sau mà mẹ bầu nên lưu ý.

Mốc 1: Thai kỳ từ 11-12 tuần

Giai đoạn 1 là khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên (từ 11-12 tuần), siêu âm thai có thể phát hiện những vấn đề:

  • Xác nhận mang thai và thời gian mang thai
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Xác định tuổi của thai nhi và dự tính ngày sinh
  • Kiểm tra nhau thai, tử cung, cổ tử cung và buồng trứng
  • Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung
  • Tìm kiếm những dấu hiệu phát triển bất thường của trẻ.

Mốc 2: Thai kỳ từ 22-23 tuần

Thời gian giữa thai kỳ (thai nhi từ 22-23 tuần) cung cấp cho mẹ bầu những thông tin về:

  • Kiểm tra nhịp tim, vị trí và những chuyển động của trẻ
  • Kiểm tra vị trí nhau thai
  • Xác định kích thước tử cung của mẹ bầu
  • Xác định những bất thường về thể chất của trẻ
  • Xác định giới tính của bé.

Mốc 3: Thai kỳ từ 31-32 tuần

Trong lần khám cuối cùng trước khi sinh, kết quả xét nghiệm đưa ra thông tin về:

  • Kiểm tra sự tăng trưởng, sức khỏe của bé
  • Kiểm tra tổng quát về nhau thai, nước ối của mẹ
  • Tìm hiểu về tình trạng sinh mổ hay không (tùy vào tình trạng của trẻ)
  • Kiểm tra những dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo,…

Lưu ý khi siêu âm thai

Khi đi siêu âm, mẹ cần trang bị những thông tin trong suốt quá trình xét nghiệm, quá trình chuẩn bị và kết quả nhận được sau khi thực hiện.

Cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm thai?

Trước khi siêu âm, bạn cần chuẩn bị một bàng quang đầy đủ để kết quả kiểm tra rõ ràng về thai nhi về các cơ quan sinh sản của mẹ, Trước khi xét nghiệm một giờ, mẹ nên uống 2 đến 3 cốc nước và không được đi tiểu trước khi siêu âm. Ngoài ra, không nên uống rượu bia, chất kích thích, nước có ga hoặc nước ép trái cây,… trước khi xét nghiệm. Mẹ bầu nên mang trang phục thoải mái, rộng rãi để siêu âm thuận lợi hơn.

Kết quả

Những thông tin nhận được từ quá trình siêu âm như chu vi vòng bụng (AC), chu vi vòng đầu (HC), đường kính lưỡng đỉnh (BPD), nhip tim thai nhi (FHR), chỉ số nước ối (AFI),… giúp bác sĩ có những dự đoán về tuổi thai, ngày sinh dự tính, tình trạng phát triển của trẻ.

Ưu & nhược điểm của siêu âm thai

Như đã đề cập ở trên, việc siêu âm thai bao gồm 5 loại, mỗi loại có những cách thực hiện và chẩn đoán khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng vẫn có những ưu nhược điểm chung.

Một số ưu điểm chung của siêu âm thai:

  • Siêu âm thai là kỹ thuật sử dụng công nghệ không xâm lấn, không gây đau đớn và an toàn cho mẹ và bé
  • Giúp xác định được thời gian mang thai, tuổi thai, số lượng, vị trí của thai nhi và ngày sinh dự tính.
  • Theo dõi quá trình thay đổi, hoạt động và trạng thái của bé
  • Kiểm tra sàng lọc di truyền và phát hiện những dị tật nếu có
  • Giúp mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh rõ nét của bé, đặc biệt là với siêu âm 3D, 4D.

Một số nhược điểm của siêu âm:

  • Tiến hành siêu âm không xác định được tất cả những bất thường của thai nhi, một số trường hợp phải dùng đến phương pháp MRI hay xét nghiệm máu
  • Những kết quả phát hiện bất thường gây lo lắng cho mẹ và không chắc chắn khả năng nguy hiểm của vấn đề
  • Một vài trường hợp, kết quả xác định giới tính không chính xác do góc nhìn và kinh nghiệm của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về siêu âm thai mà bài viết trên mang đến cho bạn đọc, đặc biệt là các mẹ bầu. Việc trang bị những kiến thức về quá trình mang thai giúp mẹ bầu có thể yên tâm và đưa ra những lựa chọn phù hợp cho thai nhi. Để có thể cập nhật thêm kiến thức về sức khỏe thường xuyên, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Nếu bạn có muốn biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay về HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để nhận tư vấn trực tiếp của Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

Câu hỏi liên quan:

Siêu âm thai nhiều có tốt không?

Siêu âm thai nhiều lần không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo chỉ nên xét nghiệm siêu âm khi cần thiết và yêu cầu của Bác sĩ.

Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy được không?

Trường hợp mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm, theo nghiên cứu, chỉ 70% trường hợp siêu âm có thể phát hiện được. Vì vậy, cần kết hợp với xét nghiệm máu beta-hCG hay xét nghiệm máu progesterone để có kết quả chính xác hơn.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.