Tin tức y tế

Sốc phản vệ là gì và xảy ra khi nào? Nguyên nhân, cách điều trị

25/08/2023

Sốc phản vệ là tình trạng Dị ứng nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tử vong. Điều này có thể xảy ra chỉ trong vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Bệnh không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà người lớn cũng có thể mắc phải nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời nhé!

>>> Xem thêm:

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một dạng phản ứng Dị ứng cấp tính có thể trực tiếp đe dọa tới tính mạng nếu không phát hiện kịp thời và điều trị. Sốc phản vệ xảy ra khi hệ miễn dịch giải phóng các chất hóa học trong quá trình phản ứng lại với các vật thể gây dị ứng làm người bệnh bị sốc.

Do sự giãn nở của các mạch máu (giãn mạch)thành mạch tăng tính thẩm thấu, cùng với phản ứng quá mẫn cảm của phế quản, có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này qua các biểu hiện lâm sàng.

Một số người có thể biết được nguyên nhân gây ra phản ứng Dị ứng nhưng một số người khác thì rất khó xác định do có thể có nhiều yếu tố gây nên, việc chẩn đoán càng khó khăn hơn. Khoảng 20% những người bị phản ứng dị ứngkhông có các triệu chứng trên niêm mạc da, một số người khác lại có triệu chứng ở hệ tuần hoàn như huyết áp thấp.

Sự kết hợp giữa kháng thể và kháng nguyên làm cơ thể sản sinh ra nhiều yếu tố gây giãn mạch, Huyết áp thấp khiến cơ thể có thể bị sốc phản vệ. Một loại sốc phản vệ thường gặp nhất là sốc do tiêm kháng sinh penicillin.

>>> Xem thêm: Thuốc kháng sinh: Phân loại, công dụng, cách dùng & tác dụng phụ 

Thuốc kháng sinh thường gây phản ứng dị ứng
Thuốc kháng sinh thường gây phản ứng Dị ứng (Nguồn: Internet)

Cơ chế sinh ra phản ứng dị ứng

Có tổng cộng 4 loại phản ứng dị ứng. Phần lớn bệnh nhân đều có thể bị phản ứng loại I nhưng không thể xác định do nguyên nhân không rõ ràng.

Phản ứng phản vệ do IgE miễn dịch gây ra

Với phản ứng do IgE miễn dịch gây ra, bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng khi tiếp xúc lần đầu với chất gây dị ứng. Khi tiếp xúc với chất gây Dị ứng đó lần nữa, các kháng thể IgE được tạo ra và chất gây dị ứng thành một “liên kết” giữa các kháng thể này qua thụ thể có ái lực cao (FcεRI) – nằm trong màng của tế bào basophil và mast. Sau liên kết, các kháng thể làm cho 2 tế bào này hoạt động và tạo ra phản ứng quá mẫn ngay tức thì.

Chính sự liên kết này làm cho màng tế bào thay đổi, tạo ra dòng chảy cho các ion canxi vào tế bào, bắt đầu quá trình phân hủy và giải phóng các chất trung gian (như histamine). Sự tương tác giữa cơ quan vật chủ và chất trung gian làm xuất hiện các biểu hiện lâm sàng.

Phản ứng phản vệ không do IgE miễn dịch gây ra

Ngược lại, các phản ứng không do IgE miễn dịch gây ra mà thông qua quá trình sản xuất kháng thể IgG. Sự tương tác với chất gây Dị ứng kích hoạt liên kết kháng nguyên IgG cùng các thụ thể có ái lực thấp lên đại thực bào. Các phản ứng không do IgE miễn dịch gây ra cần tiếp xúc với kháng nguyên nhiều hơn và không làm cho histamin được giải phóng như một chất trung gian. Hơn thế, các phản ứng không do IgE miễn dịch gây ra, không yêu cầu tiếp xúc với chất gây Dị ứng lúc đầu.

Phản ứng phản vệ không bình thường

Các phản ứng bất thường có thể xảy ra thông qua sự phân hủy các tế bào ưa bazơ và tế bào mast mà không có các globulin miễn dịch. Chúng có thể được kích hoạt bởi các tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như độc tố bên ngoài, thuốc hay yếu tố vật lý.

Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Khi cơ thể gặp những chất lạ đi vào, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể đặc hiệu. Đối với những chất có hại thì đây được xem là phản ứng tốt. Nhưng đôi khi, hệ miễn dịch lại quá nhạy cảm với những chất vô hại như thức ăn. Khi đó hệ miễn dịch sẽ khởi động lại chuỗi các phản ứng hóa học gây ra hiện tượng dị ứng.

Truyền dịch, thuốc tiêm, thuốc uống, nọc côn trùng hoặc thức ăn là những nguyên nhân hay gây ra tình trạng phản ứng dị ứng. Một số nguyên nhân khác gây ra sốc như bị mất máu quá nhiều, cơ thể bị nghiền nát khi bị chấn thương…

Các loại thuốc như thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau chống viêm, kháng sinh, thuốc gây tê cục bộ, gây mê là những nguyên nhân thường gặp nhất của sốc phản vệ do thuốc. Nọc ong cũng là loại nọc côn trùng phổ biến gây nên tình trạng này. Thức ăn hàng ngày như các loại hải sản, lạc, trứng là những nguyên nhân gây ra phản ứng Dị ứng do thức ăn. 

>>> Xem thêm: Bệnh sốt rét là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Thức ăn cũng có thể là nguyên nhân gây phản ứng dị ứng
Thức ăn cũng có thể là nguyên nhân gây phản ứng Dị ứng (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của sốc phản vệ 

Các dấu hiệu của tình trạng sốc phản vệ thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với vật gây dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra nửa tiếng hoặc lâu hơn. Các triệu chứng thường gặp là: 

  • Phản ứng trên da như nóng bừng hoặc nhợt nhạt, phát ban, ngứa ran bàn tay, bàn chân, miệng hoặc da đầu
  • Huyết áp thấp (hạ huyết áp)
  • Sưng cổ họng, co thắt đường thở
  • Mạch nhanh nhẹ khó bắt
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Đột nhiên cảm thấy quá nóng
  • Đau bụng
  • Chảy nước mũi và hắt hơi
  • Sưng lưỡi, môi.

Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, các triệu chứng của tình trạng sốc phản vệ sẽ phản ứng trong vòng vài phút. Tuy nhiên, đôi khi phản ứng này có thể chậm hơn nửa giờ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, phản ứng này có thể xảy ra sau nhiều giờ. Các dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng Dị ứng bao gồm: 

  • Các phản ứng trên da như ngứa, da nóng hoặc tái, phát ban, ngứa ran bàn chân, bàn tay, da đầu hoặc miệng
  • Huyết áp thấp (hạ huyết áp)
  • Co thắt đường thở,  khó thở, gây tình trạng thở rít
  • Sưng cổ họng
  • Đau bụng
  • Sưng môi, lưỡi 
  • Mạch khó bắt
  • Hắt hơi và chảy nước mũi
  • Tiêu chảy, buồn nôn và  nôn mửa 
  • Chóng mặt và ngất xỉu
  • Đột nhiên thấy nóng trong người
  • Cảm thấy khó nuốt hoặc cảm giác như có một khối u trong cổ họng.

Nếu cho rằng mình đang bị sốc phản vệ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ y tế ngay lập tức để tránh gặp phải các biểu hiện nặng hơn như: 

  • Tình trạng khó khăn khi thở
  • Mất dần ý thức
  • Lú lẫn
  • Chóng mặt
  • Cảm thấy cơ thể yếu ớt đột ngột.
Mẩn đỏ trên da là biểu hiện thường thấy của phản ứng dị ứng
Mẩn đỏ trên da là biểu hiện thường thấy của phản ứng Dị ứng (Nguồn: Internet)

Các biến chứng nguy hiểm của sốc phản vệ

Hậu quả nghiêm trọng của việc bị sốc phản vệ dẫn tới co thắt đường hô hấphạ huyết áp gây ra tình trạng thiếu hụt cung cấp oxy cho các tế bào. Hiện tượng này không chỉ dẫn đến khó thởngừng tim, mà còn kèm theo những biến chứng nguy hiểm như:

Những biến chứng này sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu bạn đang mắc các bệnh nền, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Cách xử lý khi bị sốc phản vệ 

Tình trạng sốc phản vệ thường đến bất ngờ. Chính vì vậy cần trang bị cho bản thân một số kiến thức cơ bản về sơ cứu để kịp thời xử lý khi gặp phải tình huống này. 

Cấp cứu khẩn cấp tại chỗ và liên tục 

Nguyên tắc tổng quát của việc cấp cứu trong các trường hợp sốc phản vệ là phải phát hiện sớm, thực hiện xử trí khẩn cấp ngay tại chỗ và duy trì sự theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ. Sử dụng Adrenalin là yếu tố thiết yếu và quan trọng hàng đầu để cứu sống bệnh nhân đang gặp tình trạng phản ứng dị ứng, cần được tiêm trực tiếp vào cơ bắp ngay khi tình trạng này được chẩn đoán ở mức nặng trở lên.

Dựa vào các dấu hiệu, sốc phản vệ được người ta phân loại thành 4 mức độ như sau:

  • Mức độ nhẹ (Độ I): Chỉ có các triệu chứng trên da, dưới da và niêm mạc như phù mạch,  phát ban và ngứa ngáy
  • Mức độ nặng (Độ II): Có ít nhất 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:
  • Da phát ban, phù mạch xuất hiện nhanh chóng.
  • Thở khó khăn nông và nhanh, tức ngực, giọng khàn, chảy nước mũi.
  • Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Huyết áp tăng hoặc giảm, nhịp tim tăng hoặc không đều.
  • Mức độ nguy kịch (Độ III): Dấu hiệu xuất hiện ở nhiều cơ quan, mức độ nặng hơn:
  • Về hệ hô hấp: tiếng rít thanh quản, sưng thanh quản.
  • Hô hấp: tím tái, rối loạn nhịp thở, thở nhanh, khò khè.
  • Rối loạn ý thức: hôn mê, co giật, loạn trí, rối loạn cơ tròn.
  • Hệ tuần hoàn: huyết áp tụt, sốc, nhịp tim nhanh nhỏ.
  • Ngừng hoạt động tuần hoàn (Độ IV): Dấu hiệu ngừng hô hấp, ngừng hoạt động tuần hoàn hiện diện.
Thực hiện cấp cứu khẩn cấp tại chỗ cho người bị sốc phản vệ bất ngờ
Thực hiện cấp cứu khẩn cấp tại chỗ cho người bị sốc phản vệ bất ngờ (Nguồn: Internet)

Nguyên tắc cấp cứu cho các mức độ sốc phản vệ 

Sốc phản vệ mức độ nhẹ: Sử dụng  diphenhydramin hoặc methylprednisolon qua đường tiêm hoặc uống và theo dõi trong ít nhất 24 giờ.

Sốc phản vệ nặng, nguy kịch:

  • Ngừng ngay việc tiếp xúc với thuốc hay dị nguyên (nếu có).
  • Truyền hoặc tiêm adrenalin.
  • Giúp người bệnh nằm ngửa, thấp đầu và nếu có nôn thì nghiêng về phía trái.
  • Cung cấp oxy thông qua mặt nạ.
  • Đánh giá ý thức, tuần hoàn, tình trạng hô hấp của người bệnh.
  • Thực hiện thiết lập đường truyền adrenalin vào tĩnh mạch, hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền nhanh dung dịch.
  • Mức độ của phản ứng Dị ứng có thể tăng rất nhanh, do đó cần phải theo dõi và thực hiện các biện pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý trong thời gian chờ cấp cứu 

Khi đối mặt với tình trạng sốc phản vệ, hãy ngay lập tức gọi đến số điện thoại cấp cứu 115 hoặc chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Trong khoảng thời gian chờ đợi sự can thiệp của các chuyên gia y tế, nên thực hiện các bước sau:

  • Đặt bệnh nhân nằm trong tư thế chân cao hơn so với đầu.
  • Đắp chăn và làm thông thoáng quần áo và cho bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa hoặc chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để tránh nguy cơ sặc.
  • Liên tục nói chuyện với bệnh nhân để giúp duy trì nhịp thở và tránh rơi vào tình trạng hôn mê.
  • Trong trường hợp bệnh nhân ngừng thở, bạn cần thực hiện thủ thuật hồi sức tim phổi bằng cách thực hiện nhấn ngực và thổi hơi cấp cứu cho bệnh nhân.
  • Kiểm tra nguyên nhân gây ra tình trạng sốc và ngừng tiếp xúc ngay lập tức với các tác nhân gây Dị ứng (nếu có).

Các phương pháp điều trị sốc phản vệ

Một trong các phương pháp thường được áp dụng trong việc điều trị là kỹ thuật hồi sức tim phổi (CPR). Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc cụ thể trong quá trình điều trị như sau:

  • Cung cấp oxy thông qua mặt nạ để hỗ trợ người bệnh thở 
  • Sử dụng thuốc kháng cortisone và histamine qua đường tiêm tĩnh mạch (IV) giúp cải thiện chức năng hô hấp và giảm viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Sử dụng chất chủ vận beta (albuterol) để giảm các triệu chứng khó thở. 
Phương pháp điều trị bằng việc cung cấp oxy qua mặt nạ
Phương pháp điều trị bằng việc cung cấp oxy qua mặt nạ (Nguồn: Internet)

Cách phòng ngừa sốc phản vệ 

Tránh xa các tác nhân gây Dị ứng là biện pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả nhất. Người bệnh có thể làm các xét nghiệm dị nguyên để sàng lọc, từ đó có biện pháp giảm nguy cơ bị sốc phản vệ.

  • Cẩn thận với các loại bò sát, côn trùng
  • Cẩn thận với thành phần thức ăn
  • Thường xuyên mang theo thuốc chống dị ứng.
Thận trọng với côn trùng và thực phẩm có nguy cơ là một trong những cách phòng phản ứng dị ứng
Thận trọng với côn trùng và thực phẩm có nguy cơ là một trong những cách phòng phản ứng Dị ứng (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp về sốc phản vệ 

Vì sao sốc phản vệ lại diễn ra nhanh? 

Phản ứng phản vệ xuất hiện nhanh chóng sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, khiến cơ thể tiết ra nhiều hóa chất để chống lại tác động của chất này. Những hóa chất này kích hoạt chuỗi triệu chứng, xuất hiện từ vài giây, vài phút hoặc thậm chí lâu hơn. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm: Nói lắp và lú lẫn, tức ngực, khó thở, ho, buồn nôn hoặc nôn mửa, khó nuốt, da đỏ, tiêu chảy, đau bụng. Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng ban đầu có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ai có nguy cơ bị sốc phản vệ? 

Người có cơ địa hay Dị ứng là nhóm dễ gặp tình trạng sốc phản vệ. Nhóm này bao gồm người dị ứng với vật dụng, côn trùng, thực phẩm, thuốc… Vì vậy, khi xác định được nguyên nhân dị ứng, cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng này.

Qua bài chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị của sốc phản vệ mong rằng có thể giúp bạn bổ sung kiến thức. Từ đó tự tìm ra cho bản thân những giải pháp phòng ngừa phù hợp. Để cập nhật các thông tin về sức khỏe mới nhất, bạn có thể theo dõi tại Tin tức y tế. Hãy gọi ngay hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí. 

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.