Bệnh trĩ là căn bệnh mà nhiều người gặp phải, bao gồm cả nam và nữ ở nhiều độ tuổi. Bệnh gây cảm giác đau nhức, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Trong bài viết sau, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn biết được trĩ là bệnh gì, Bệnh trĩ có lây không, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm:
- Đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Đau ruột thừa bên nào? Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Bệnh trĩ là gì? Phân loại loại bệnh trĩ?
Bệnh trĩ có tên tiếng Anh là Hemorrhoids. Bệnh xảy ra là do tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn bị viêm, sưng tấy và phình to. Bình thường, các mô quanh hậu môn có nhiệm vụ kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này bị sưng phồng, quá trình đại tiện gặp khó khăn, thậm chí gây đau rát.
Trĩ được phân thành 2 loại, bao gồm:
- Trĩ nội: Trĩ nằm bên trong trực tràng bị sung huyết, chảy máu, thậm chí bị sa ra ngoài.
- Trĩ ngoại: Trĩ ngoại xảy ra ở xung quanh hậu môn, có thể phát triển huyết khối gây đau.
>>> Xem thêm: Men tiêu hóa là gì? Cách phân biệt men tiêu hóa & men vi sinh
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Bệnh trĩ bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất:
- Căng thẳng, rặn nhiều khi đi đại tiện.
- Thói quen ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu.
- Tiêu chảy mãn tính.
- Táo bón.
- Béo phì.
- Mang thai.
- Quan hệ không lành mạnh qua hậu môn.
- Ăn quá ít chất xơ.
- Tính chất công việc ngồi thường xuyên, ít đi lại.
- Nâng vật nặng thường xuyên.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ diễn biến âm thầm trong cơ thể, khi người bệnh cảm thấy đau đớn cũng là lúc bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Bởi vậy, bất kỳ ai cũng cần quan tâm đến sức khỏe bản thân, nhận biết sớm những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh để can thiệp điều trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu, triệu chứng của từng loại trĩ mà bạn nên biết:
- Trĩ giai đoạn đầu: Người mới bị trĩ thường có cảm giác ngứa rát ở hậu môn, thỉnh thoảng đi ngoài ra máu và có cảm giác đau rát.
- Trĩ ngoại: Biểu hiện Bệnh trĩ ngoại rất dễ nhận biết với những dấu hiệu như hậu môn bị ngứa hoặc kích ứng, nứt kẽ hậu môn, hậu môn sưng to. Trường hợp nặng thường có những biểu hiện như đại tiện ra máu, trĩ sa ra ngoài gây đau đớn.
- Trĩ nội: Biểu hiện của Bệnh trĩ nội rất hay gặp là chảy máu sau khi đại tiện, búi trĩ sa hoặc nhô ra ngoài hậu môn, viêm sưng hậu môn, có thể gây cảm giác đau đớn và bị kích ứng. Trĩ nội có thể gây tiết nhiều chất nhầy, gây cảm giác ẩm ướt, khó chịu.
- Trĩ huyết khối: Bệnh do máu ứ đọng trong búi trĩ, gây viêm, sưng tấy, có thể xuất hiện cục cứng gần hậu môn và có cảm giác đau dữ dội.
>>> Xem thêm:
- Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Triệu chứng & Cách chữa
- Bị tiêu chảy nên ăn gì? Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất
Bệnh trĩ có biến chứng không?
Trĩ là bệnh lý ít gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân vẫn sẽ gặp phải một số biến chứng sau đây:
- Thiếu máu: Trĩ khiến người bệnh đi ngoài ra máu. Trĩ nặng khiến cơ thể mất máu liên tục gây thiếu máu. Nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng này là do cơ thể bị mất máu qua búi trĩ nên không có đủ tế bào hồng cầu để cung cấp oxy nuôi dưỡng các tế bào. Biến chứng này rất hiếm khi xảy ra.
- Trĩ nghẹt: Búi trĩ bị sa hoặc mắc kẹt sẽ ngăn chặn nguồn cung cấp máu cho búi trĩ. Lúc này, người bệnh ấn nhẹ sẽ có cảm giác nổi cộm, rất khó chịu. Biến chứng Bệnh trĩ này có thể gây cho người bệnh những cơn đau dữ dội.
- Xuất hiện cục máu đông: Trĩ có thể làm xuất hiện cục máu đông, gây đau đớn. Một số trường hợp nặng, người bệnh cần phải dẫn lưu cục máu đông.
>>> Xem thêm: Đau ruột thừa bên nào? Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Bệnh trĩ nặng sẽ nguy hiểm như thế nào?
Khi có dấu hiệu bị trĩ, nếu người bệnh chủ quan không phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ diễn biến lên cấp độ nặng hơn và mức độ nguy hiểm cũng tăng lên. Theo đó, người bệnh sẽ gặp nhiều vấn đề như nhiễm khuẩn hậu môn gây ngứa rát, Sốt nhẹ. Trường hợp nặng hơn có thể gây viêm loét, chảy máu nhiều, hoại tử hậu môn, nhiễm trùng máu, tăng nguy cơ Ung thư trực tràng,…
>>> Xem thêm: Đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị Bệnh trĩ hiệu quả
Với sự tiến bộ của ngành y học, bệnh trĩ có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị trĩ được áp dụng nhiều nhất:
Điều trị ngoại khoa
Với trường hợp trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài, chảy máu, gây đau đớn, người bệnh có thể điều trị ngoại khoa với những phương pháp sau:
- Thắt dây cao su: Bác sĩ sẽ đặt vòng cao su quanh gốc trĩ để ngăn chặn máu lưu thông đến các búi trĩ. Sau 1 tuần, búi trĩ sẽ bị khô và rụng. Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ đang nằm trong thành trực tràng hoặc mới sa ra ngoài.
- Liệu pháp xơ hóa: Phương pháp này sử dụng hóa chất để tiêm truyền đến mô trĩ và thu nhỏ búi trĩ. Liệu pháp xơ hóa chỉ phù hợp với trường hợp trĩ chưa sa hoặc mới sa ra ngoài.
- Sử dụng laser, hồng ngoại: Tác động của tia laser, tia hồng ngoại sẽ khiến các búi trĩ đang chảy máu cứng và teo lại. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân mới bị sa búi trĩ ra ngoài.
- Phẫu thuật cắt búi trĩ: Bác sĩ sẽ tiến thành phẫu thuật để loại bỏ các mô thừa gây chảy máu. Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ, gây tê tủy sống hoặc gây tê toàn thân. Bệnh nhân bị trĩ độ 3, búi trĩ to hoặc trĩ huyết khối gây tắc nghẽn, trĩ ngoại lớn được chỉ định thực hiện phương pháp này.
- Cắt trĩ bằng ghim: Phương pháp này ngăn chặn máu đến các mô trĩ. Ghim cắt trĩ ít gây đau đớn hơn so với phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, cách trị bệnh trĩ này chủ yếu áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ nội.
Điều trị nội khoa
Trĩ ở giai đoạn đầu, triệu chứng nhẹ không cần phẫu thuật. Người bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng cách dùng các loại thuốc sau đây:
- Kem, thuốc mỡ bôi trĩ: Các loại kem, thuốc mỡ thường chứa hydrocortison, lidocain có tác dụng giảm đau và giảm ngứa. Tuy nhiên, hydrocortison không nên sử dụng quá 1 tuần có thể làm mỏng da.
- Thuốc đạn đặt hậu môn: Thuốc giúp giảm đau, hỗ trợ đại tiện dễ dàng hơn. Một số loại thuốc thảo dược được chiết xuất từ cây phỉ cũng có tác dụng điều trị trĩ, giảm ngứa rát.
- Sử dụng miếng đệm bảo vệ hậu môn.
>>> Xem thêm: Bệnh truyền nhiễm là gì? Danh sách các bệnh truyền nhiễm thường gặp
Chế độ ăn uống cho người bị bệnh trĩ
Ăn uống thiếu khoa học gây bệnh trĩ và khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Vì thế, để giảm triệu chứng trĩ, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị trĩ nên ăn và không nên ăn:
Bệnh trĩ nên ăn gì?
Nhiều trường hợp bị trĩ đều xuất phát từ chế độ ăn thiếu chất xơ, gây táo bón. Vậy nên, người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc nguyên hạt,… Những thực phẩm này sẽ hỗ trợ nhu động đường ruột, giúp đi ngoài dễ dàng, ngăn ngừa tình trạng táo bón, đầy hơi.
Bệnh trĩ kiêng ăn gì?
Để cải thiện hệ tiêu hóa, giảm áp lực cho hậu môn, người bị trĩ cũng nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo, thức ăn cay nóng, thức ăn quá mặn, thức ăn gây táo bón,… Đồng thời, người bệnh cũng không nên sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lào,…
>>> Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm: Triệu chứng & Cách sơ cứu tại nhà
Những cách phòng ngừa bệnh trĩ
Bệnh trĩ không có nguy cơ lây nhiễm. Thế nhưng, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này, nhất là những người có lối sống không khoa học. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên áp dụng một số cách sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
- Uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày, tránh rượu bia, nước ngọt và đồ uống chứa cồn.
- Tránh gây căng thẳng cho hậu môn khi đại tiện, không ngồi quá lâu trên bồn cầu.
- Tập luyện, vận động đều đặn mỗi ngày để kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên tĩnh mạch, ngăn ngừa táo bón.
- Không nên ngồi quá lâu gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.
- Những người làm công việc văn phòng nên đứng dậy và đi lại ở nơi làm việc.
Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh trĩ, nguyên nhân, triệu chứng và các điều trị hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng được cung cấp thêm một số kiến thức để chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa trĩ. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, hạn hãy truy cập Tin tức y tế. Bạn cũng đừng quên liên hệ đến số HOTLINE để được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc đặt lịch TẠI ĐÂY để được thăm khám tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.