Tin tức y tế

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1: Biểu hiện, cách trị, mấy ngày khỏi?

21/09/2023

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em và khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng. Trong đó, bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 thường là thể nhẹ nhất của bệnh và hầu như không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, để hiểu rõ hơn về biểu hiện, cách chữa trị của căn bệnh này, hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

>> Xem thêm:

Bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 là gì?

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi thường gặp nhiều biến chứng nhất. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như: Sưng đỏ, đau ở miệng, nổi các mẩn ngứa ở tay và chân, Sốt nhẹ,… Bệnh sẽ không kéo dài và sẽ tự khỏi trong khoảng một đến hai tuần cũng như không gây ra vấn đề nghiêm trọng.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 thường bắt gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi
Bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 thường bắt gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây bệnh Tay chân miệng cấp độ 1

Nguyên nhân gây ra bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 là do các chủng virus đường ruột như Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Chủ yếu là do tiếp xúc gần gũi gần người bệnh hoặc với các dịch mủ, nước bọt hoặc phân chứa virus. 

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Đặc biệt vào mùa hè và mùa thu thường là thời điểm bệnh thường xuất hiện nhiều nhất.

>> Xem thêm: Bệnh thủy đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Dấu hiệu bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 

Dấu hiệu của bệnh Tay chân miệng ở cấp độ 1 thường xuất hiện ở các giai đoạn khác nhau của bệnh. Cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Trong giai đoạn này, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và không biết rằng họ đã bị nhiễm virus gây bệnh. Trong giai đoạn ủ bệnh, virus gây bệnh bắt đầu nhân lên trong cơ thể. Giai đoạn ủ bệnh sẽ diễn ra khoảng 3-7 ngày.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này bắt đầu khi các triệu chứng ban đầu của bệnh xuất hiện. Người bệnh có thể trải qua sự khó chịu, mệt mỏi, Sốt nhẹ, có thể kèm theo đau họng và ít mụn nước xuất hiện ở vùng miệng, tay chân và mông… Giai đoạn này sẽ diễn ra trong vòng 1-2 ngày.

Giai đoạn toàn phát

  • Giai đoạn này thường kéo dài từ 7-10 ngày sau khi bắt đầu giai đoạn khởi phát.
  • Trẻ có thể phát triển vết ban đỏ ở bàn tay và bàn chân và đôi khi còn xuất hiện ở mông.
  • Vết ban có thể xuất hiện dưới dạng mẩn đỏ, có thể có bóng nước và không gây đau đớn nhiều.
  • Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái và các triệu chứng thường rất nhẹ, tự giảm đi sau một thời gian.

Tuy nhiên, bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 sẽ  có triệu chứng nhẹ và không gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.

>> Xem thêm: Mụn trứng cá: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả nhất

Giai đoạn lui bệnh

Sau giai đoạn toàn phát, triệu chứng thường bắt đầu giảm dần, các nút mụn nước sẽ vỡ và biến mất nếu được chăm sóc đúng cách và kỹ lưỡng trong khoảng 1 -2 tuần.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Dấu hiệu bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 (Nguồn: Internet)

Bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 bao lâu khỏi? 

Thời gian để hồi phục hoàn toàn bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp bệnh. Thông thường bệnh sẽ tự giảm đi và khỏi sau khoảng 7-10 ngày từ khi bắt đầu giai đoạn khởi phát. Để bệnh nhanh khỏi thì người bệnh cần được nghỉ ngơi đủ và giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Nếu triệu chứng bệnh có dấu hiệu trở nặng hoặc kéo dài không khỏi, thì hãy đến bệnh viện để khám ngay.

>> Xem thêm: Giời leo: Nguyên nhân & cách điều trị bệnh triệt để, hiệu quả

Bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 có phải nhập viện không?

Nhiều người lo lắng không biết rằng bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 có phải nhập viện không. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể không cần phải nhập viện nếu chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu có bất kỳ dấu hiệu biến chứng hoặc triệu chứng trở nên nghiêm trọng như: Khó thở, Sốt cao, hoặc Mất nước quá nhanh, nôn ói nhiều… thì cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

>> Xem thêm: Sốt phát ban: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cách điều trị bệnh Tay chân miệng cấp độ 1

Hiện tại, không có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình chăm sóc và điều trị bệnh diễn ra một cách an toàn và hiệu quả, bố mẹ cần tuân thủ các cách sau đây:

Nguyên tắc điều trị

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi giúp cơ thể có chống lại với virus. Đồng thời, hãy giữ vùng miệng và cơ thể sạch sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền virus cho người khác. Luôn giữ tay sạch và không dùng chung vật dụng cá nhân..
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp giảm triệu chứng sưng và đau ở miệng và họng. Nếu trẻ nhỏ không muốn ăn, bạn có thể cho bé uống nhiều nước, không nên ép trẻ ăn.
  • Tránh thực phẩm cay và mặn: Tránh thực phẩm có thể gây đau hoặc kích thích niêm mạc miệng và họng như thực phẩm cay, mặn.
  • Kiểm tra và theo dõi triệu chứng: Theo dõi triệu chứng của bệnh. Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài thì hãy đến bệnh viện ngay. 
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác: Bệnh Tay chân miệng dễ lây truyền trong các môi trường. Hạn chế tiếp xúc với với người khác trong giai đoạn bệnh là quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

>> Xem thêm: Bệnh thủy đậu có lây không? Cách để không bị lây thủy đậu 

Phương pháp điều trị bệnh

Khi trẻ bị Tay chân miệng cấp độ 1, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp điều trị như sau:

  • Hạ sốt: Nếu trẻ bị Sốt cao, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol hoặc Ibuprofen theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. 
  • Thoa gel Antacid lên các vết thương, vết loét ở miệng: Điều này có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, dễ nhai và nuốt thức ăn hơn.
  • Sử dụng thuốc kháng Histamin cho triệu chứng ngứa của mụn nước: Nếu trẻ có triệu chứng ngứa từ mụn nước, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc kháng Histamin để giảm ngứa.
  • Chế độ dinh dưỡng đủ chất và phù hợp với độ tuổi: Đảm bảo trẻ được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe. Chia nhỏ bữa ăn và không ép trẻ ăn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu có nhiễm trùng tại các vết loét do mụn nước vỡ ra, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.

>> Xem thêm: Bệnh sốt rét là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Phương pháp điều trị bệnh
Phương pháp điều trị bệnh (Nguồn: Internet)

Một số cách phòng bệnh

Bạn có thể khảo một số cách phòng bệnh Tay chân miệng cho trẻ như sau:

  • Vệ sinh cá nhân và rửa tay: Hãy đảm bảo sự sạch sẽ của trẻ bằng cách rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã lót cho trẻ bị bệnh.
  • Rửa sạch đồ chơi và đồ dùng: Hãy rửa sạch đồ chơi và các dụng cụ, đồ dùng trong nhà. Người bệnh nên sử dụng đồ riêng của mình để tránh lây truyền bệnh.
  • Sử dụng dung dịch khử khuẩn: Lau nhà và các bề mặt thường xuyên tiếp xúc bằng dung dịch khử khuẩn để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
  • Sử dụng khẩu trang (nếu cần): Nếu bạn hoặc người trong gia đình có triệu chứng bệnh tay chân miệng, hãy sử dụng khẩu trang để ngăn ngừa lây truyền virus khi tiếp xúc với người khác.
  • Cách ly: Người bệnh cần được cách ly với môi trường sinh hoạt khác để tránh lây lan dịch.
  • Chăm sóc và kiểm tra thường xuyên: Tay chân miệng ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ bị bệnh cẩn thận và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường để được kiểm tra và điều trị.

>> Xem thêm: Bệnh quai bị có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh

Lưu ý khi trị bệnh Tay chân miệng cấp độ 1

  • Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên: Đảm bảo theo dõi nhiệt độ của trẻ để xem có bất kỳ sự thay đổi nào không. Nếu nhiệt độ trên 38 độ C, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp hạ Sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế thức ăn kích thích: Tránh cho trẻ ăn thức ăn nhanh, đồ ăn cay, mặn, nóng vì các loại thức này có thể làm tăng khả năng kích thích vết loét trong miệng.
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước: Quá trình hồi phục cần nhiều nước. Bố mẹ nên đảm bảo trẻ được cung cấp đủ lượng nước để tránh mất nước.
  • Kiểm tra nhịp tim và huyết áp: Thường xuyên kiểm tra nhịp tim và huyết áp của trẻ để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tim mạch.
  • Tránh các loại trái cây gây kích ứng: Nên tránh cho trẻ ăn các loại trái cây có khả năng gây kích ứng và làm tăng triệu chứng như cam, quýt…
  • Giảm đau: Trong trường hợp nhiệt độ môi trường quá nóng, bố mẹ có thể cho trẻ ăn một ít kem mềm, không quá lạnh để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và giảm đau rát.

Câu hỏi thường gặp:

Dấu hiệu khỏi bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 là gì?

Các tổn thương trên da lành lặn.
Giảm đau rát và khó chịu.
Cải thiện tổng quan sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Trẻ bị Tay chân miệng nhưng không Sốt có nguy hiểm không?

Trẻ bị Tay chân miệng mà không Sốt thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh và cách ly để ngăn lây truyền bệnh cho người khác.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh Tay chân miệng cấp độ 1 mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích có thể truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc có thể đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.