Tin tức y tế

Hạt óc chó: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

26/10/2023

Hạt óc chó là loại hạt có dạng hình cầu, nhăn nheo, được bảo vệ bởi lớp vỏ màu nâu sẫm. Loại hạt này được tìm thấy ở khu vực Địa Trung Hải và Trung Á và là một phần trong chế độ ăn uống của người dân nơi đây. Trong thành phần dinh dưỡng có chứa nhiều khoáng chất, vitamin cung cấp nguồn dinh dưỡng có ích cho sức khỏe. Ngoài ra, óc chó còn được dùng để chế biến nhiều món ăn nhẹ, món tráng miệng. Tìm hiểu chi tiết hơn về thành phần dinh dưỡng và công dụng cùng Hoàn Mỹ qua biết viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

Giá trị dinh dưỡng có trong quả óc chó

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 1 khẩu phần ăn, khoảng 28g hạt óc chó cung cấp:

Trong 1 khẩu phần ăn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đó là lý do tại sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích tiêu thụ loại hạt này mỗi ngày.

  • Chất béo: Tương tự các loại hạt khác, nguồn năng lượng chính của hạt óc chó đến từchất béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-6. Đồng thời, cung cấp nhiều axit alpha-linolenic omega-3 (ALA) chiếm khoảng 8-14% tổng chất béo. Loại chất béo này rất có lợi cho tim mạch, giảm viêm và mỡ trong máu.
  • Cung cấp nguồn omega-3 thực vật: Trong 28g hạt cung cấp 2,5g omega-3, cao hơn rất nhiều so với các loại hạt khác. Theo Viện Y học, lượng omega-3 mỗi ngày cần hấp thụ là 1,6 g đối với nam và 1.1g đối với nữ.
  • Hàm lượng protein: Chiếm 15% trong tổng số giá trị dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho hoạt động mỗi ngày.

>>> Xem thêm:

Thành phần dinh dưỡng của hạt óc chó
Hạt óc chó chứa nhiều chất béo, omega-3 và chất chống oxy hóa (Nguồn: Internet)

Vitamin và các khoáng chất

Thành phần nổi bật nhất của óc chó là hàm lượng vitamin và khoáng chất tuyệt vời, được nhiều người biết tới với công dụng tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa mắc bệnh.

  • Đồng: Đây là nguồn khoáng chất giúp hạn chế mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Đồng thời, duy trì sức mạnh của xương, thần kinh và hệ miễn dịch.
  • Acid folic (vitamin B9): Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, vitamin B9 có tác dụng phát triển sức khỏe toàn diện của bé.
  • Photpho: Khoảng 1% cơ thể có cấu tạo từ photpho, khoáng chất có trong xương. 
  • Vitamin B6: Tác dụng chính của vitamin này là tăng cường hệ thống miễn dịch và xây dựng sức khỏe tinh thần. Chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin B6 có thể gây ra bệnh thiếu máu.
  • Vitamin E: So với các loại hạt khác, vitamin E được tìm thấy trong óc chó có hàm lớn cao hơn và một dạng vitamin E đặc biệt là gamma-tocopherol.
  • Mangan: Khoáng chất này được tìm thấy trong hầu hết các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh.

Các hợp chất khác

Trong quả óc chó chứa các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học và giàu chất chống oxy hóa. Ở Hoa Kỳ, hạt óc chó được bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày bởi những công dụng của hợp chất có trong hạt.

  • Axit allagic: Là hợp chất được tìm thấy nhiều nhất trong hạt cùng các hợp chất khác như ellagitannin, có tác dụng ngăn ngừa mắc bệnh tim mạch và ung thư.
  • Catechin: Đây là chất chống oxy hóa flavonoid mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Melatonin: Cũng là hợp chất chống oxy hóa giúp điều chỉnh sinh hoạt và tăng cường miễn dịch.
  • Axit phytic (phytate): hợp chất chống oxy hóa có lợi, tuy nhiên có thể ức chế tiêu thụ sắt và kẽm trong thức ăn.

Hạt óc chó có tác dụng gì?

Hạt óc chó được đánh giá là thực phẩm lành mạnh, cung cấp nhiều hợp chất tốt như chất chống oxy hóa, chất béo lành mạnh và nguồn omega-3 đa dạng nên mang nhiều giá trị dinh dưỡng, nhất là hệ tim mạch. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu xem hạt óc chó có tác dụng gì đối với sức khỏe.

Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Quả óc chó chứa nhiều axit alpha-linolenic (ALA) omega-3 – là một trong những chất béo lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy, nhóm thực phẩm cung cấp nhiều ALA có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Mỗi ngày cung cấp khoảng 28g óc chó, chứa 2,5 gam ALA, làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim khoảng 10%.

Hàm lượng ALA có thể làm giảm cholesterol LDL có hại, chống viêm và nguy cơ tích tụ mảng bám trên động mạch, nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Bên cạnh đó, những người ăn loại hạt này cũng giảm gần 6% lượng apolipoprotein B – là yếu tố tăng nguy cơ gây ra bệnh tim.

>>> Xem thêm:

Tốt cho sức khỏe tim mạch
Hàm lượng ALA làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ bảo vệ xương khớp

Trong thành phần dinh dưỡng của hạt óc chó chứa lượng lớn khoáng chất mangan, hỗ trợ xương chắc khỏe và sản xuất collagen chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, còn giúp tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể nhờ vào hàm lượng magie. Từ đó, có thể khắc phục tình trạng loãng xương và cải thiện sức khỏe xương khớp.

Giảm nguy cơ mắc sỏi thận

Một cuộc khảo sát trên 80000 người, bổ sung loại hạt này vào thực đơn hàng ngày, sau 20 năm, kết quả cho thấy nguy cơ sỏi thận thấp hơn so với phần còn lại. Vì vậy, ăn quả óc chó mỗi ngày để hạn chế mắc bệnh sỏi thận.

>>> Xem thêm: Rau má có tác dụng gì đối với sức khỏe? Lưu ý khi sử dụng

Ngăn ngừa sỏi thận
Duy trì ăn loại hạt này thường xuyên giúp ngăn ngừa sỏi thận (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ phát triển trí tuệ và thể chất

Hàm lượng omega-3 và chất chống oxy có trong loại hạt này giúp tăng cường sức khỏe não bộ. Bên cạnh đó, chất béo tốt, polyphenol và vitamin E giúp ngăn ngừa viêm và tổn thương oxy hóa bên trong não. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh cho tác dụng này.

Đối với những người lớn tuổi, người hay quên, duy trì ăn óc chó mỗi ngày giúp cải thiện trí nhớ và giảm trầm cảm, giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và thoái hóa thần kinh.

Theo một nghiên cứu trên 64 người trường thành, duy trì sử dụng loại hạt này trong 8 tuần, kết quả cho thấy khả năng xử lý thông tin và khả năng phân tích cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, nhờ vào lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo và các hợp chất dinh dưỡng khác nên có thể giúp duy trì các hoạt động thể chất tốt, nhất là đối với người lớn tuổi.

Bổ thận tráng dương

Theo nghiên cứu, trong thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt và ngũ cốc tinh chế có khả năng làm giảm chức năng sinh lý ở nam giới.

Một cuộc nghiên cứu năm 2012 với 117 thanh niên khỏe mạnh, mỗi người tham gia sẽ tiêu thụ 75g hạt óc chó mỗi ngày và thực hiện trong 3 tháng, đã có nhiều thay đổi về chức năng sinh lý, tăng khả năng sản sinh tinh trùng so với người không ăn hạt.

Cải thiện giấc ngủ

Hoạt chất melatonin có tác dụng ổn định tinh thần, giúp ngủ ngon hơn. Khi cơ thể không sản xuất đủ hoạt chất này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như uể oải, bồn chồn, khó ngủ, ngủ không ngon. Nhờ vào các hợp chất có trong hạt như melatonin, tryptophan và axit béo omega-3 giúp cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon hơn.

>>> Xem thêm: Gạo lứt có tốt không? Tác dụng của gạo lứt với sức khỏe

Hạt óc chó giúp cải thiện giấc ngủ
Hoạt chất melatonin giúp ổn định tinh thần, hỗ trợ giấc ngủ (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Mặc dù, loại hạt này có chứa nguồn năng lượng khá cao, tuy nhiên, theo một nghiên cứu cho thấy, cơ thể không thể hấp thụ toàn bộ năng lượng mà chỉ khoảng 21% tổng calo. Hơn nữa, tiêu thụ hạt mỗi ngày giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế thèm ăn hiệu quả.

Cũng chính vì tác dụng không gây tăng cân nên hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Trong một nghiên cứu nhỏ, nghiên cứu trên 100 người mắc bệnh tiểu đường type 2, duy trì sử dụng 1 thìa dầu óc chó mỗi ngày, đồng thời sử dụng thuốc chữa trị bệnh tiểu đường và chế độ ăn lành mạnh. Kết quả sau 3 tháng, lượng đường trong máu lúc đói giảm 8% và 8% lượng huyết sắc tố 8%. Cũng có một số nghiên cứu đã chứng minh chế độ dinh dưỡng bao gồm óc chó có ảnh hưởng tích cực đến lượng đường trong máu.

Ngăn ngừa ung thư

Nguyên nhân mắc bệnh Ung thư là do sự căng thẳng oxy hóa, đồng thời gây ra tình trạng viêm và các bệnh mãn tính khác. Nghiên cứu y học hiện đại đã tìm thấy hàm lượng chất chống oxy hóa như ALA, phytosterol, axit amin arginine, polyphenol và axit ellagic có trong hạt óc chó. Vì vậy, đây là nguồn năng lượng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển ung thư bao gồm ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt.

Hơn nữa urolithin trong thành phần hạt còn có đặc tính chống viêm, giúp ngăn ngừa Ung thư đại trực tràng và các bệnh ung thư liên quan đến hormone như ung thư vú, tuyến tiền liệt.

>>> Xem thêm: Hạt macca: Công dụng và phân loại hạt macca phổ biến

Ngăn ngừa ung thư
Óc chó có vai trò ngăn ngừa Ung thư nhờ vào lượng chất chống oxy hóa (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của hạt óc chó cần lưu ý

Mặc dù, hạt óc có có nhiều vai trò đối với sức khỏe, tuy nhiên, một số đối tượng nên tránh sử dụng để không gây ra tác dụng phụ:

  • Dị ứng: Quả óc chó là loại hạt dễ gây ra dị ứng nhất, thường có triệu chứng nguy hiểm như sốc phản vệ và ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy những người có Dị ứng với loại hạt này không nên sử dụng.
  • Khả năng hấp thụ khoáng: Trong thành phần của hạt có chứa hợp chất axit phytic (phytate), giảm khả năng hấp thụ các khoáng chất, sắt và kẽm.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu 10+ tác dụng của dưa lưới đối với sức khỏe

Tác dụng phụ của hạt óc chó
Quả óc chó là loại hạt dễ Dị ứng nhất trong các loại hạt (Nguồn: Internet)

Ăn hạt óc chó đúng cách

Hạt óc chó có nhiều hoạt chất có lợi. Tuy nhiên, ăn không đúng cách sẽ làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của hạt.

  • Lần đầu ăn loại hạt này nên dùng với lượng vừa đủ để tránh trình trạng gây Dị ứng và tăng cân.
  • Với phụ nữ đang mang thai, nên ăn cả lớp vỏ lụa bên ngoài vì lớp vỏ này chứa nhiều dinh dưỡng tốt trong quá trình mang thai.
  • Lớp vỏ màu nâu bên ngoài chứa nhiều chất chống oxy hóa, khi ăn có vị hơi đắng.
  • Loại hạt này có chứa nhiều dầu thực vật nên rất dễ hỏng, vì vậy cần được bảo quản kỹ càng.

Ngoài cách ăn trực tiếp, loại hạt này còn có nhiều cách chế biến khác để vừa hấp thụ đủ dưỡng chất mà còn ngon miệng hơn.

  • Món ăn sáng: Thay vì ăn nguyên hạt, hãy nghiền nhỏ rồi cho vào ăn cùng với sữa chua hoặc sinh tố dùng để ăn sáng nhanh gọn và dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể cho vào trong nguyên liệu làm bánh để tăng độ giòn, thơm cho bánh.
  • Nướng: Óc chó nguyên hạt có thể đem nướng giòn trong lò nướng hoặc bếp nướng để thêm vào các món salad, granola hoặc phủ lên trên món súp tạo hương vị thơm ngon.
  • Dùng làm dầu: Ép hạt nguyên chất để lấy dầu, sử dụng thay ăn dầu ăn thông thường, vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng hơn rất nhiều.

>>> Xem thêm: Đu đủ mang tới công dụng và lợi ích sức khỏe như thế nào?

Ăn hạt óc chó đúng cách
Quả óc chó nướng dùng để ăn kèm với salad tăng độ thơm ngon, bổ dưỡng (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Ai không nên ăn hạt óc chó?

Đối với những người Dị ứng với hạt cũng không nên ăn loại này. Trẻ em dưới 4 tuổi không tránh ăn tất cả các loại hạt để tránh bị nghẹn.

Nên ăn bao nhiêu hạt óc chó mỗi ngày?

Mỗi khẩu phần chỉ nên ăn từ 28g đến 50g mỗi ngày để đạt được lợi ích sức khỏe tối đa. Việc ăn quá nhiều có thể khiến tăng cân, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhiều bệnh lý liên quan khác.

Hạt óc chó rất giàu chất chống oxy hóa, chất béo tốt, có giá trị dinh dưỡng, giúp điều hòa đường huyết, ngăn ngừa bệnh tim mạch, sỏi thận, ung thư… Ngoài là món ăn nhẹ còn có thể dùng nguyên liệu chế biến món ăn vô cùng bổ dưỡng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe, truy cập vào Tin tin y tế để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nhất nào. Ngoài ra, nếu bạn muốn đặt lịch hẹn khám bệnh, hãy liên hệ HOTLINE hoặc TẠI ĐÂY để kết nối với Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.