Nhiễm trùng máu vẫn luôn là một thách thức lớn trong lĩnh vực y tế, bởi đây là tình trạng được đánh giá khó chữa trị và mất rất nhiều thời gian. Nhiễm trùng máu không chỉ khiến người bệnh mất dần đi sức đề kháng mà kinh phí để điều trị tình trạng này cũng rất lớn. Vậy nhiễm trùng máu là gì? Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị cho tình trạng này qua bài viết sau.
>>> Xem thêm:
- Bệnh giang mai: Hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu
- Đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp theo độ tuổi?
Nhiễm trùng máu là gì?
Nhiễm trùng máu hay còn được gọi là nhiễm trùng huyết, là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống mạch máu và gây tổn thương đến các tế bào trong cơ thể. Dẫn đến rối loạn đông máu, suy thận, suy thận… Hiện nay, hiện tượng nhiễm trùng máu được chia thành 3 dạng đặc biệt gồm:
- Nhiễm trùng huyết tạm thời: Do sự xuất hiện thường trú của các vi khuẩn trong máu thông qua việc đánh răng hoặc đi tiểu/đại tiện.
- Nhiễm trùng huyết cách hồi: Do vi khuẩn đã tồn tại trong một vị trí nhiễm nào đó được phóng thích cách hồi vào trong hệ thống mạch máu, được biểu thị qua hiện tượng áp xe, viêm mô tế bào và viêm phúc mạc.
- Nhiễm trùng huyết liên tục: Do vi khuẩn xâm nhập vào máu một cách trực tiếp qua hiện tượng viêm nội tâm mạc bán cấp.
Hiểu đơn giản, nhiễm trùng máu là một hội chứng đáp ứng viêm hệ thống do hiện tượng nhiễm trùng gây ra.
>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng máu
Để nhận biết một người có đang gặp phải tình trạng du khuẩn huyết hay không, bạn cần chú ý đến một số triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng như:
Sốt
Một trong những biểu hiện dễ nhận biết và vô cùng quan trọng chính để xác định một ai đó có bị nhiễm trùng huyết hay không chính là thân nhiệt của họ luôn cao hơn 38 độ C. Vì thế, để sớm phát hiện tình trạng này, nên dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể một cách kỹ lưỡng.
>>> Xem thêm:
Ớn lạnh
Ớn lạnh thường là biểu hiện đi kèm khi người bệnh đang bị sốt, bên cạnh đó họ cũng gặp phải một số biểu hiện liên quan khác. Ớn lạnh cũng là một biểu hiện phổ biến để xác định nhiễm trùng máu.
>>> Xem thêm: Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hạ thân nhiệt
Cơ thể hạ thân nhiệt là trường hợp hiếm gặp khi mắc phải nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, đây lại là một biểu hiện nguy hiểm, vì các chuyên gia nghiên cứu đã nhận định rằng tình trạng Hạ thân nhiệt diễn ra có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng máu trở nên nặng và tiên lượng lại rất xấu.
Tim đập nhanh, hạ huyết áp
Khi người bệnh gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn huyết, tim sẽ hoạt động nhanh hơn bình thường để đẩy lượng máu đến ổ viêm nhiễm nhằm chống lại các vi khuẩn đang xâm nhập. Mặt khác, biểu hiện huyết áp thấp kèm theo là báo hiệu về tình trạng sốc nhiễm trùng khuẩn, cũng là giai đoạn nghiêm trọng của nhiễm khuẩn huyết.
>>> Xem thêm: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim
Da đổi màu
Biểu hiện da đổi màu xuất hiện khi lượng máu ở những chỗ không viêm nhiễm trong cơ thể di chuyển đến nơi đang gặp tình trạng viêm để bơm máu nhằm chống lại tình trạng nhiễm trùng. Hay nói cách khác, máu sẽ di chuyển từ các cơ quan kém quan trọng sang những cơ quan quan trọng trong giai đoạn này để duy trì sự sống, đó là lý do vì sao da của người bệnh sẽ nhợt nhạt đi.
>>> Xem thêm: Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân nhiễm trùng máu
Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu xuất phát từ việc đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương và viêm phổi, cụ thể:
Nhiễm trùng ổ bụng
Một số bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm nhiễm ở vùng ổ bụng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu gồm:
- Rối loạn tiêu hóa hoặc trào ngược dạ dày thường xuyên
- Viêm phúc mạc hoặc viêm ruột thừa
- Túi mật và gan bị nhiễm trùng
>>> Xem thêm: Đau ruột thừa bên nào? Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Viêm phổi
Tình trạng viêm phổi xuất hiện bởi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm hoặc virus gây nên. Bên cạnh đó, viêm phổi còn được gọi là căn bệnh cộng đồng bởi chúng có thể lây từ người sang người mỗi khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc chỉ đơn giản là đang nói chuyện. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng máu phổ biến.
>>> Xem thêm: Huyết áp thấp là bao nhiêu? Có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa
Nhiễm trùng thần kinh trung ương
Nhiễm trùng thần kinh trung ương hay còn được gọi là bệnh viêm màng não. Tương tự như viêm phổi, căn bệnh này cũng xuất hiện khi có sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Nghiêm trọng hơn, chúng để lại di chứng nguy hiểm và từ đó gây ra hiện tượng du khuẩn huyết.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn nhận biết biểu hiện cúm A
Các đối tượng thường bị nhiễm trùng máu
Hiện tượng nhiễm trùng máu sẽ rất dễ xảy ra với những đối tượng như:
- Trẻ sơ sinh nhẹ cân, đẻ non, dị tật bẩm sinh
- Người cao tuổi
- Người bệnh đang trong quá trình điều trị bằng tia xạ trị hay hóa chất
- Người nhiễm bệnh HIV, tiểu đường, suy thận mạn tính, bệnh tim
- Người Nghiện rượu hoặc có tiền sử mắc bệnh giảm bạch cầu
- Người từng đặt nội khí quản
>>> Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm: Triệu chứng & Cách sơ cứu tại nhà
Những biện pháp điều trị bệnh nhiễm trùng máu
Hiện ngành y tế đã có những phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng máu nhất định và thông dụng với hiệu quả đem lại cao, giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng:
Dùng kháng sinh
Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế các ổ vi khuẩn, vì thế đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả. khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cần có sự theo dõi của các Bác sĩ để quá trình điều trị đảm bảo an toàn.
Sử dụng thuốc kháng virus hoặc kháng nấm
Nếu người bệnh mắc bệnh nhiễm trùng máu do virus gây hoặc nấm gây nên, phương pháp điều trị hữu hiệu nhất chính là tiêm thuốc kháng virus vào tĩnh mạch để ức chế sự sản sinh của chúng.
Truyền dịch
Sử dụng nước muối để truyền dịch cho những người bị nhiễm trùng máu là điều cần làm, nhất là khi người bệnh bị hạ huyết áp. Ngoài ra, tại một số bệnh viện, họ sử dụng nước có chứa khoáng chất để truyền cho người bệnh.
Liệu pháp oxy
Người bệnh có thể gặp tình trạng khó thở, vì thế luôn cần phải đáp ứng đủ oxy cho họ bằng một số cách như: thở máy, đeo mặt nạ oxy hoặc sử dụng ống thông qua mũi người bệnh.
Lọc máu
Nếu người bệnh đã có tiền sử bị bệnh suy thận và họ cũng đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng máu, khi này phương pháp lọc máu loại bỏ các chất thải, lượng nước và muối dư thừa.
Phẫu thuật
Nếu nguồn gốc nhiễm trùng được xác định, chẳng hạn như khối áp xe gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết, phương pháp phẫu thuật sẽ tiến hành nhằm loại bỏ triệt để nguồn gốc gây viêm nhiễm.
>>> Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhanh chóng
Biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu
Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng huyết đơn giản nhất chính là tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm trùng máu và bổ sung các thực thực phẩm chứa nhiều vitamin C cho cơ thể. Bên cạnh đó, cũng cần lưu tâm đến các vấn đề như cơ sở khám chữa bệnh phải được vệ sinh kỹ lưỡng các dụng cụ y tế. Riêng các bác sĩ, y tá hỗ trợ quá trình phẫu thuật cần vô trùng dao, kéo,… trước khi tiến hành. Ngoài ra, để tránh tình trạng nhiễm trùng máu, các khu vực viêm nhiễm hoặc bị áp xe cần được điều trị dứt điểm.
>>> Xem thêm: 15 cách trị ho tại nhà không cần kháng sinh hiệu quả, nhanh khỏi
Một số câu hỏi thường gặp
Bệnh nhiễm trùng máu vẫn có thể chữa trị được nếu người bệnh phát hiện kịp thời. Vì diễn biến bệnh khá nhanh nên nếu phát hiện trễ thì sẽ gặp nhiều khó khăn khi điều trị.
Giai đoạn cuối của bệnh nhiễm khuẩn huyết sẽ trở nên nghiêm trọng khi người bệnh có thể bị sốc nhiễm trùng và rối loạn đông máu. Từ đó kéo theo tình trạng bệnh ngày càng xấu đi và không thể tiếp tục điều trị.
Tóm lại, nhiễm trùng máu là một trong những tình trạng đáng chú ý trong nền y khoa hiện nay. Bệnh nhiễm khuẩn huyết được phát hiện bởi nhiều triệu chứng khác nhau, do đó cách chữa trị cũng trở nên đa dạng hơn. Để cập nhật những thông tin mới nhất trong lĩnh vực y tế, bạn hãy truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, bạn hãy truy cập TẠI ĐÂY để nhanh chóng đặt lịch thăm khám hoặc liên hệ số HOTLINE để được tư vấn và hỗ trợ mọi giải đáp một cách chi tiết.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.