Tin tức y tế

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Có nên dùng hàng ngày?

03/10/2023

Lá đinh lăng được biết đến là một dược liệu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong lá đinh lăng có chứa nhiều dưỡng chất giúp chữa trị một số bệnh như đau đầu, các bệnh về tiêu hoá, mất ngủ, sỏi thận,… Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết về tác dụng, cách sử dụng và một số lưu ý khi dùng lá đinh lăng trong bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:

Đặc điểm của lá đinh lăng 

Cây đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm, là loại cây thuộc họ Nhân sâm. Tên khoa học là Polyscias Fruticosa. Đinh lăng có cây cao từ 0,8-1m, lá mọc so le nhau, có màu lục nhạc. Ở nước ta, đinh lăng là loại cây phổ biến, chủ yếu được trồng để làm cảnh, làm thuốc hoặc làm gia vị để nấu ăn.

Theo Tây y, lá đinh lăng có nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin B1, B2, B6, và C,… và một số loại axit amin. Đặc biệt, trong rễ cây còn nhiều chất saponin là thành phần hóa học chính của nhân sâm. Trong y học cổ truyền, lá đinh lăng là vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng trong việc thông huyết bổ mạch, giải độc thức ăn. 

Đặc điểm của lá đinh lăng 
Lá đinh lăng có nhiều thành phần thiết yếu cho cơ thể như vitamin B1, B2, B6 (Nguồn: Internet)

Tác dụng của lá đinh lăng

  • Với các thành phần quý tương tự như nhân sâm, đinh lăng có tác dụng tăng cường thể lực, giảm căng thẳng, lo âu, tăng cường hệ miễn dịch và giúp kích thích sự hình thành của não bộ.
  • Hạn chế tình trạng sưng viêm của vết thương bằng cách nghiền nhỏ lá đinh lăng và đặt lên vết thương.
  • Trong củ cây đinh lăng có chứa khoảng 0.3% Glucozit có công dụng giảm thiểu lượng natri trong tim và tăng cường khả năng co bóp của tim.
  • Vỏ rễ và lá của cây đinh lăng chứa thành phần Alcaloid với tác dụng hỗ trợ giảm đau và tê bì chân tay.
  • Củ cây đinh lăng còn có công dụng chống lại Histamin và ức chế tế bào Mast rất hữu ích trong việc điều trị hen suyễn.
  • Saponin có khả năng ức chế hoạt động của α-amylase của tuyến tụy giúp ổn định đường huyết.
  • Flavonoid trong lá cây đinh lăng còn có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Các vitamin nhóm B trong đinh lăng rất tốt hệ thần kinh, thị giác và hệ tim mạch.
  • Lá của cây đinh lăng còn có tác dụng trong điều trị các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,…

>> Xem thêm:

Tác dụng của lá đinh lăng
Lá đinh lăng có tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng lá đinh lăng 

Hải Thượng Lãn Ông – Ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam từng nói cây đinh lăng tương tự như “sâm của người nghèo”. Trong Đông y, đinh lăng được sử dụng phổ biến với những bài thuốc:

Chữa bệnh tiêu hóa

Khi hệ tiêu hóa có các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,… bạn chỉ cần sử dụng một nắm lá khoảng 10g để sắc nước uống trong vài ngày. Các vấn đề tiêu hóa sẽ bắt đầu thuyên giảm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng 10g rễ cây đun cùng 200ml nước đun sôi và chia 2-3 lần uống trong ngày.

>> Xem thêm: Hoa cứt lợn – Liều thuốc diệu kỳ cho bệnh viêm xoang

Lá đinh lăng chữa các bệnh về tiêu hóa
Lá đinh lăng hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Giảm triệu chứng đau lưng do thời tiết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng như thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, hay do chấn thương, hoặc do thời tiết thay đổi,… đinh lăng có tác dụng thông khí bổ huyết nên rất tốt trong việc điều trị đau lưng. Chỉ cần rửa sạch khoảng 20-30g rễ đinh lăng thái mỏng và phơi khô. Sau đó, sắc lấy nước uống trong 7-10 ngày thì triệu chứng đau lưng sẽ được cải thiện. 

Cải thiện Dị ứng da

Vì lá của cây đinh lăng có tính mát, nên có tác dụng chống ngứa, giải độc cơ thể, đặc biệt là các bệnh ngoài da như mề đay, vảy nến, viêm da dị ứng,… Có thể sử dụng khoảng 80g lá khô đun sôi cùng 500ml nước sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày và uống liên tục trong 10 ngày.

Lá đinh lăng hỗ trợ cải thiện dị ứng da
Cải thiện Dị ứng da nhờ lá đinh lăng (Nguồn: Internet)

Tốt cho người rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hay đau thắt vùng bụng khi tới ngày hành kinh có thể sử dụng lá đinh lăng để sắc nước uống. Sử dụng một năm lá và cành cây rửa sạch và đun với nước uống trong ngày. Lưu ý là sử dụng khi nước còn ấm để mang lại hiệu quả đáng kể.

Giảm đau đầu, mất ngủ

Hàm lượng Saponin triterpenoid giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị mất ngủ. Ngoài việc sử dụng lá đinh lăng để sắc uống bạn cũng có thể dùng lá làm gối khi ngủ. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và vẫn chưa thuyên giảm, có thể dụng 24g lá cùng 20g tang diệp và 20g lá vông, 12g tâm sen, 16g liên nhục đun sôi với 400ml nước và sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.

>> Xem thêm:

  • Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan
  • Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng
Lá đinh lăng giúp giảm đau đầu, mất ngủ
Lá đinh lăng chữa trị tình trạng đau đầu mất ngủ (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi dùng lá đinh lăng

  • Lá đinh lăng có chứa nhiều saponin nên không được sử dụng quá nhiều dễ có tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hoặc gây nên tình trạng vỡ hồng cầu.
  • Trẻ em nên hạn chế sử dụng lá đinh lăng vì các cơ quan của trẻ chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị các vấn đề về tim mạch và tiêu hóa.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên dùng lá đinh lăng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không nên sử dụng quá nhiều lá đinh lăng trong thời gian dài vì rất dễ dẫn đến tình trạng xung huyết gan, tim, phổi và dạ dày.

Sử dụng lá đinh lăng cần được thực hiện và duy trì một cách đều đặn để thấy hiệu quả. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng khi sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Đừng quên truy cập Tin tức y tế  để cập nhật thông tin y tế mới nhất mỗi ngày tại nhà. Nếu có vấn đề về sức khỏe, liên hệ ngay HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn thăm khám với các bác sĩ tại hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

Uống nước lá đinh lăng tươi có tốt không?

Theo các chuyên gia y tế, uống lá đinh lăng tươi có tác dụng tốt đối với cơ thể, vì lá chứa các thành phần như lysine, methionine, vitamin và axit amin có công dụng chữa bệnh như tê bì chân tay, mất ngủ, Dị ứng thời tiết, ngoài da,…

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?

Mặc dù nước đinh lăng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không nên sử dụng nước đinh lăng hàng ngày thay thế cho nước lọc vì nước lá đinh lăng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Hãy sử dụng 2-3 lần trong ngày hoặc dùng với liều lượng vừa phải.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.