Tin tức y tế

Tác dụng của cacao đối với sức khỏe là gì? Uống nhiều có tốt không?

03/10/2023

Tại Việt Nam, ca cao là loại cây công nghiệp nhiệt đới được trồng nhân rộng ở nhiều vùng miền, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế. Theo các nhà khoa học ở Anh đã chứng minh rằng,  bột ca cao còn có nhiều thành phần hóa học có lợi cho cho sức khỏe trong việc điều trị một số bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, đột quỵ,.. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết về ca cao sau bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm:

Tìm hiểu chung về cacao 

Tên ca cao là cái tên được vay mượn từ tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Trung và Nam châu Mỹ thuộc họ Trôm (Sterculiaceae). Tại Việt Nam ca cao thường trồng ở một số vùng phía Nam Bộ và Tây Nguyên, bởi vì ở đây nhiệt độ trung bình thấp 25-28 độ C, độ ẩm ổn định nên rất dễ trồng các loại cây nhiệt đới.

>> Xem thêm: Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

Cacao có nguồn gốc từ Châu Mỹ
Ca cao có nguồn gốc từ Trung và Nam châu Mỹ thuộc họ Trôm (Nguồn: Internet)

Hoa cây ca cao thường trồng trong 3-4 năm và có khá nhiều màu như đỏ hồng tím. 

Thân cây thường cao từ 4-8m, nếu sống trong điều kiện tự nhiên có thể cao từ 8-10m. Ca cao cũng là loại cây ưa bóng râm nên rất thích hợp trong việc trồng xen canh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất. Tuổi thọ của cây có thể lên đến 20-30 năm.

Quả ca cao thường có nhiều hạt nhỏ, khi chín sẽ có trái màu xanh lục chuyển sang màu vàng tươi. Chiều dài trung bình của quả từ 12-15cm. Từ lúc ca cao ra hoa cho đến khi ra quả có thể mất từ 5-7 tháng. 

Cacao có tác dụng gì?

Giáo sư Y học Tim mạch Christian Heiss từ Đại học Surrey nhấn mạnh: “Tác động tích cực của flavanol trong cacao đối với hệ tim mạch là không thể phủ nhận, đặc biệt là đối với chức năng của mạch máu và huyết áp. Cacao được biết đến với khả năng chống oxi hóa mạnh mẽ. Vì vậy, việc tiêu thụ cacao có thể được coi là một phương pháp tiềm năng để điều trị tăng huyết áp nhẹ, giúp cải thiện lưu thông máu một cách hiệu quả.”

Chống oxy hóa

Cacao nguyên chất đặc trưng với hơn 700 hợp chất và các chất chống oxy hóa. Đặc biệt, khả năng chống oxy hóa của ca cao là nhờ vào phân đoạn hợp chất polyphenol – một trong những loại hợp chất chống oxy hóa cao nhất. Đối với phụ nữ vượt qua tuổi 30, cacao đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục độ đàn hồi của da, giảm sự xuất hiện của Nếp nhăn và tạo nên làn da mềm mại và căng tràn sức sống. 

Giúp giảm huyết áp

Cacao có khả năng đóng vai trò thay thế statin, một loại thuốc được sử dụng để giảm lượng Cholesterol trong máu, đặc biệt trong việc điều trị bệnh huyết áp cao. Các flavonoid có trong cacao còn có khả năng cải thiện nồng độ oxit nitric trong máu, thúc đẩy chức năng của các mạch máu, và giảm huyết áp. 

>> Xem thêm: Nấm linh chi: Bật mí 6 tác dụng có thể bạn chưa biết

Cacao giúp giảm huyết áp
Cacao giúp giảm huyết áp (Nguồn: Internet)

Giảm nguy cơ đột quỵ

Các nhà nghiên cứu Đức đã rút ra kết luận rằng việc tiêu thụ cacao mỗi ngày có thể giảm đến 37% nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ; nhờ vào khả năng cải thiện sự lưu thông máu do chất flavonoid. Cacao không chỉ có khả năng chống cô đặc máu, giảm kháng insulin và giảm viêm, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác nhau, góp phần vào việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, Suy tim và đột quỵ.

Cải thiện chức năng não

Theo thông tin từ Inverse đã chỉ ra rằng việc sử dụng ca cao đen có hàm lượng flavanol cao có thể tăng 8% lưu lượng máu đến não sau một tuần và gia tăng đến 10% sau hai tuần sử dụng. Flavanol đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa tạo ra tế bào thần kinh và các phân tử quan trọng liên quan đến chức năng não bộ.

Theo một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng polyphenol có trong cacao có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh bằng cách cải thiện chức năng não và lưu lượng máu. Bên cạnh đó, flavanol còn có tác động tích cực lên quá trình sản xuất oxit nitric, hỗ trợ sự thư giãn của cơ mạch máu, nâng cao lưu lượng máu và cung cấp máu cho não của bạn.

>> Xem thêm: Hoa cứt lợn – Liều thuốc diệu kỳ cho bệnh viêm xoang

Cacaao giúp cải thiện chức năng não
Ca cao giúp cải thiện chức năng não (Nguồn: Internet)

Giảm stress, trầm cảm

Serotonin, một chất truyền thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉ cảm xúc, giác quan thèm ăn, giấc ngủ và nhiều hoạt động khác của cơ thể. Khi trạng thái niềm vui được kích thích, serotonin sẽ được kích hoạt và giải phóng. Serotonin hình thành từ tryptophan, một loại axit amin có mặt trong nhiều loại thực phẩm. Ca cao với chứa lượng đáng kể tryptophan, là một nguồn thực phẩm phong phú của nó. Do đó, thường xuyên bổ sung thực phẩm này có thể giúp tăng cường sản xuất serotonin và cải thiện tâm trạng.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường loại 2

Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh (tháng 5/2016) đã chỉ ra rằng những người thường xuyên tiêu thụ một lượng nhỏ cacao mỗi ngày có tác dụng cải thiện tình trạng giảm tỷ lệ insulin và chức năng men gan. Trong cacao còn chứa lượng lớn Polyphenol và Theobromin, hai chất này không chỉ giúp giảm ảnh hưởng xấu của tiểu đường đối với sức khỏe mà còn có khả năng ngăn ngừa mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Kiểm soát cân nặng

Tiến sĩ Shilpa Mittal, Chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, chia sẻ: “Cacao là một thành phần xuất sắc để kích thích sự trao đổi chất”. Được biết, trong ca cao có chứa theobromine – một hợp chất có nguồn gốc tự nhiên, có mối quan hệ chặt chẽ với caffeine. Do đó có tác dụng trong việc giảm năng lượng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

>> Xem thêm: Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan

Cacap giúp kiểm soát cân nặng
Ca cao giúp kiểm soát cân nặng (Nguồn: Internet)

Phòng ngừa bệnh ung thư

Theo phân tích của Đại học Warmia and Mazury (Ba Lan) đã chỉ ra rằng nguy cơ tử vong do Ung thư của những người tiêu thụ nhiều ca cao thấp hơn 12% so với những người hạn chế thực phẩm này. Ca cao chứa flavanol, một chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn chặn thiệt hại tế bào, điều này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.

Tốt cho người bệnh hen suyễn

Trong cacao, có chứa chất theobromine và theophylline, hai hoạt chất này có tác dụng tương tự như caffeine, có khả năng giúp dứt điểm những cơn ho dai dẳng và giảm viêm. Đặc biệt, Theobromine giúp làm dịu đường thở, giảm nguy cơ Dị ứng và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, Ung thư phổi.

Uống cacao vào thời điểm nào là tốt nhất?

Bột cacao chứa một lượng chất xơ đáng kể, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt, việc sử dụng nó vào buổi sáng kết hợp với bữa ăn sáng sẽ giúp cơ thể tiếp nhận một lượng chất xơ đầy đủ cho cả ngày.

Ngoài ra, khoảng thời gian từ 15-16 giờ sau bữa ăn là lúc cơ thể không quá đói nhưng vẫn cần một lượng năng lượng bổ sung, và bạn có thể xem xét việc sử dụng cacao vào khoảng thời điểm này. Hoặc sau buổi tập thể dục mệt mỏi, bạn có thể thưởng cho bản thân một cốc cacao để bổ sung năng lượng. 

Mặc dù bột cacao chứa một lượng caffeine rất nhỏ, nhưng với những người nhạy cảm với caffeine, nó có thể gây ra tình trạng mất ngủ hoặc khó ngủ. Do đó, bạn nên hạn chế việc tiêu thụ cacao vào buổi tối. 

Những người không nên uống cacao

Mặc dù là một thực phẩm vàng đầy dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng nên tiêu thụ ca cao. Trong nhiều trường hợp, những người không nên sử dụng bột cacao lại có thể rơi vào tình trạng tiêu thụ lượng lớn, điều này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Người bị các bệnh lý về trào ngược dạ dày, hệ tiêu hóa không được tốt
  • Người bị rối loạn chảy máu
  • Người bị loãng xương
  • Mắc các bệnh liên quan đến tăng nhãn áp
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
  • Những người thường xuyên mất ngủ
  • Người mắc các triệu chứng đau nửa đầu
  • Người bị bệnh tim, viêm đại tràng cũng hạn chế sử dụng

Tác dụng phụ của cacao

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 2 ly cacao mỗi ngày, vì sử dụng lượng lớn cacao trong một ngày có thể dẫn đến tình trạng nghiện và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

  • Cacao chứa caffeine, vì vậy, nếu tiêu thụ một lượng lớn trong thời gian ngắn, có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, tăng tần suất đi tiểu, mất ngủ, và tim đập nhanh. 
  • Cacao có thể gây ra phản ứng Dị ứng da và cũng có thể gây đau nửa đầu. Ngoài ra, nó cũng có thể gây buồn nôn, khó chịu ở dạ dày, táo bón và cảm giác đầy hơi.
  • Uống cacao vào buổi tối có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, Trầm cảm và gây ra căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.
  • Sử dụng quá nhiều ca cao khiến cơ thể nóng trong người gây ra các tình trạng mụn nhọt, mụn trứng cao.

Một số lưu ý khi sử dụng

  • Nên sử dụng ca cao với liều lượng vừa đủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Hạn chế sử dụng ca cao khi đang sử dụng các loại thuốc như Adenosine, Dipyridamole, Estrogen, Lithium,… 
  • Hạn chế tiêu thụ dưới 40 gram hoặc 4 thìa cà phê ca cao mỗi ngày.
  • Tìm mua thương hiệu ca cao với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Tránh uống ca cao sau bữa tối và gần giờ đi ngủ để tránh khả năng gây khó ngủ do chứa caffeine và có thể gây vấn đề về răng.
  • Không nên uống hơn 2 ly cacao mỗi ngày
  • Hạn chế lượng đường và sữa sử dụng vì có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, và tích tụ mỡ trong cơ thể.

>> Xem thêm: Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan

Một số lưu ý khi sử dụng cacao
Một số lưu ý khi sử dụng ca cao (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Người già uống cacao có tốt không?

Uống ca cao với liều lượng vừa phải hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. 

Uống cacao mỗi ngày có tốt không?

Uống ca cao mỗi ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa tuy nhiên không nên dùng quá 2 ly mỗi ngày. 

Uống cacao không đường có tác dụng gì?

Ca cao không đường có tác dụng trong việc hỗ trợ giảm cân, giảm viêm, hạ huyết áp và giảm Cholesterol trong cơ thể

Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về các tác dụng của ca cao và khả năng tương tác của nó với các loại thuốc và các bệnh lý khác. Từ đó, bạn có thể sử dụng quả cacao và các sản phẩm từ nó một cách chính xác và hiệu quả. Để cập nhật thêm nhiều thông tin y tế mới nhất mỗi ngày hãy truy cập  Tin tức y tế. Nếu có vấn đề về sức khỏe, liên hệ ngay HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn thăm khám với các bác sĩ tại hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.