Tin tức y tế

Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn

21/09/2023

Trẻ nhỏ dễ bị sốt cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: Nhiễm virus, nhiễm khuẩn, tiêm chủng, cơ thể bị viêm,… Trong trường hợp này, bố mẹ cần theo dõi triệu chứng, tình trạng sức khoẻ của con một cách kỹ càng để biết cách xử lý kịp thời, tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Cùng Hoàn Mỹ tham khảo một số cách hạ Sốt cho trẻ hiệu quả để áp dụng kịp thời trong tình huống cần thiết. 

Bài viết cùng chủ đề:

Vì sao trẻ bị Sốt cao?

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao so với bình thường, là một phần phản ứng của hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống này phản ứng với các tác nhân gây bệnh, vùng dưới đồi sẽ nhận tín hiệu và đẩy thân nhiệt tăng cao. Trường hợp trẻ bị Sốt cao có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Nhiễm virus

Virus gây ra các bệnh sau đây cũng có thể là tác nhân khiến trẻ bị Sốt cao, luôn đi kèm với các triệu chứng điển hình, dễ nhận thấy ở các bệnh sau: 

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Tình trạng này còn được gọi là cảm lạnh, thường đi kèm với triệu chứng đau họng, nghẹt mũi và ho.
  • Cúm: Nhức đầu, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng.
  • Viêm dạ dày ruột (Cúm dạ dày): Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, mất nước.
  • Bệnh tay chân miệng: Phát ban dạng mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, lưỡi và miệng.
  • Sốt xuất huyết: Nhức đầu, đau nhức cơ khớp, phát ban.
  • Thủy đậu: Nổi mụn nước trên cơ thể.

>>> Xem thêm: 15 cách trị ho tại nhà không cần kháng sinh hiệu quả, nhanh khỏi

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn như viêm phổi, nhiễm trùng đường nước tiểu, nhiễm trùng thận,… cũng có thể khiến trẻ bị sốt. 

Tiêm chủng

Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị Sốt sau khi tiêm ngừa vaccin. Thuốc tiêm vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng các loại vi khuẩn/virus nhất định, khiến thân nhiệt tăng cao tạm thời. Tình trạng này thường không kéo dài và không đáng lo ngại. 

Tình trạng viêm

Các tình trạng viêm xảy ra trong cơ thể như viêm khớp vô căn, khối u,… cũng có thể gây Sốt cao.

Bài viết cùng chủ đề:

Dấu hiệu nhận biết trẻ em đang bị sốt

Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào thể trạng và các thời điểm khác nhau trong ngày. Mức nhiệt này vượt quá 37,8 độ C được coi là sốt. Triệu chứng cụ thể cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, phổ biến như:

  • Đổ mồ hôi
  • Ớn lạnh
  • Cơ thể run rẩy
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Ăn mất ngon
  • Cáu gắt
  • Mất nước
  • Mệt mỏi
Dấu hiệu nhận biết trẻ em đang bị sốt
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị Sốt cao là đổ mồ hôi, ớn lạnh, quấy khóc, mất nước, mệt mỏi (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn cách hạ Sốt cho trẻ em an toàn, nhanh chóng

Bố mẹ nên nắm các cách hạ Sốt cho trẻ an toàn, nhanh chóng sau đây để kiểm soát tình trạng một cách hiệu quả, tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn:

Bù nước 

Khi bị sốt, thân nhiệt của trẻ tăng cao sẽ dẫn đến mất nước. Do đó, bù nước đầy đủ, kịp thời là biện pháp quan trọng nhất. Bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước, kết hợp bù điện giải bằng đường uống như hydrate, oresol,… theo chỉ định của bác sĩ.

Cho trẻ nghỉ ngơi

Cơ thể bé khi đang Sốt luôn vô cùng mệt mỏi và đau nhức. Trẻ lúc này cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi, ổn định thân nhiệt, đặc biệt là trong 2 ngày đầu tiên.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi

Khi sốt, cơ thể sẽ cảm thấy lạnh nhưng bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ mặc quần áo quá kín hoặc quá dày. Thay vào đó, bạn nên cho con mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt để hỗ trợ toả nhiệt nhanh, đảm bảo hạ Sốt an toàn, hiệu quả. 

Bổ sung vitamin C

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi,… để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, các nhóm chất dinh dưỡng khác cũng cần được cân bằng, đảm bảo bổ sung đầy đủ. 

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Đây là cách hạ Sốt cho trẻ nhanh nhất. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt, đảm bảo phù hợp với cân nặng, độ tuổi, tình trạng bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất, có công dụng giảm đau, hạ Sốt vô cùng hiệu quả:

  • Paracetamol: Thường được chỉ định sử dụng cho trẻ bị Sốt cao, liều lượng uống từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 – 6 giờ (không dùng quá 5 lần/ ngày, không tự ý sử dụng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi).
  • Ibuprofen: Mỗi lần dùng ibuprofen thường cách nhau khoảng 6 giờ, không được tự ý sử dụng cho các bé dưới 3 tháng tuổi hoặc cân nặng dưới 5kg, trẻ bị Sốt xuất huyết hoặc đang mắc bệnh hen suyễn

Lưu ý: Liều lượng thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, cha mẹ cần hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể và rõ ràng về tình trạng bệnh, thể trạng của con.

Lau người bằng nước ấm

Đây cũng là cách hạ Sốt cho trẻ hiệu quả bố mẹ nên nắm. Bằng cách lau người bằng nước ấm, thân nhiệt của bé sẽ sớm ổn định trở lại, cơ thể cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng làm mạch máu khi tập trung lau vùng trán, thái dương, bẹn và nách. Quá trình lau cần thực hiện liên tục trong vòng 15 – 20 phút đến khi kiểm tra thấy thân nhiệt trở lại bình thường. 

Những lưu ý quan trong khi thực hiện cách hạ Sốt cho trẻ

Khi áp dụng các cách hạ Sốt cho trẻ tại nhà, bố mẹ nên cân nhắc một số lưu ý quan trọng sau đây:

  • Không được hạ Sốt cho bé bằng phương pháp chườm lạnh vì sẽ khiến lỗ chân lông bị co lại, nhiệt độ không thể thoát ra ngoài. Thậm chí, điều đó có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, bỏng lạnh và nhiều biến chứng đáng lo ngại khác.
  • Không nên đắp chăn đủ ấm cho bé khi bé đang sốt, kể cả khi cơ thể xuất hiện triệu chứng run rẩy, lạnh tay chân,… để tránh xảy ra hiện tượng co giật, tím tái,… 
  • Luôn đo và theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ Sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
  • Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ Sốt với nhau.
  • Không tự ý dùng aspirin hoặc các loại thuốc chứa aspirin để hạ Sốt cho trẻ vì có thể gây xuất huyết đường ruột, đau dạ dày,… 
Theo dõi tình trạng của con trong suốt thời gian trong và sau khi sốt
Đo và theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên khi trẻ đang bị Sốt (Nguồn: Internet)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đối với các tình trạng Sốt nhẹ, bố mẹ có thể áp dụng các cách hạ Sốt cho trẻ nhanh chóng như trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng sau, bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được thăm khám, theo dõi và kiểm soát kịp thời:

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi, có nhiệt độ trực tràng từ 100,4 độ F (38 độ C) trở lên.
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi, có nhiệt độ trực tràng cao hơn 102 độ F (38,9 độ C) hoặc có triệu chứng mệt mỏi, uể oải hoặc khó chịu bất thường.
  • Trẻ từ 7 – 24 tháng tuổi và có nhiệt độ trực tràng cao hơn 102độ  F (38,9 độ C), tình trạng đã kéo dài hơn một ngày và không có bất kỳ triệu chứng nào khác. 
  • Trẻ có triệu chứng sổ mũi, ho, tiêu chảy nghiêm trọng.

Đối với trẻ sau độ tuổi biết đi

  • Dễ cáu kỉnh, nôn mửa nhiều lần, nhức đầu dữ dội, đau họng, đau bụng,…
  • Bị Sốt sau khi đi xe hơi.
  • Bị Sốt kéo dài hơn ba ngày.
  • Trẻ bị Sốt kèm co giật kéo dài hơn 5 phút.
  • Trẻ từng có tiền sử bị động kinh, mắc các bệnh miễn dịch,…

Trên đây là tổng hợp tất cả các cách hạ Sốt cho trẻ nhanh chóng, an toàn, dấu hiệu nhận biết trẻ bị Sốt và một số trường hợp khẩn cấp cần gặp bác sĩ. Hy vọng thông qua bài chia sẻ này, quý bậc phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.