Viêm da mủ là một loại bệnh ngoài da thường xuất hiện trong những điều kiện thuận lợi như cơ thể bị suy yếu, vệ sinh không đầy đủ, sức đề kháng giảm hoặc ngứa gãi gây xước da. Đặc biệt là vào mùa hè nóng nực thì da luôn bị ẩm ướt mồ hôi nên đây chính là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sinh sản nhiều hơn gây ra bệnh ngoài da. Để tìm hiểu kỹ hơn về loại bệnh ngoài da này và cách điều trị nó tại nhà, hãy cùng Hoàn Mỹ theo dõi bài viết sau.
>> Xem thêm:
- Bệnh viêm da cơ địa và những thông tin quan trọng bạn nên biết
- Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
- Nhiễm ký sinh trùng – 8 Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Viêm da mủ là gì?
Da chính là một phần trong cơ thể có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài và chiếm diện tích lớn nhất trong cơ thể. Tuy làm chức năng bảo vệ cơ thể nhưng da cũng có thể bị nhiễm trùng, nhiễm trùng da do nhiều nguyên nhân gây ra và các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng hơn tùy mức độ. Hầu hết các bệnh về da nếu ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc không kê đơn và các biện pháp vệ sinh tại nhà đơn giản, nếu ở mức độ nặng thì cần sự can thiệp của bác sĩ.
Các loại vi khuẩn, thậm chí là cả nấm và ký sinh trùng đều lấy da của con người làm “đất sống” khi gặp điều kiện thuận lợi như tình trạng vệ sinh da kém, môi trường nóng nực, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm, ngứa ngáy, gãi, chấn thương ở da,… Khi gặp những điều kiện thuận lợi trên thì các vi khuẩn sẽ sinh sản nhiều và tăng độc tính gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da, điển hình nhất đó chính là viêm da mủ.
>> Xem thêm: Sốc phản vệ là gì và xảy ra khi nào? Nguyên nhân, cách điều trị
Nguyên nhân viêm da mủ
Bệnh ngoài da này thường do tụ cầu khuẩn gây tổn thương ở nang lông. Một số bệnh lý thường gặp do vi khuẩn này là:
Viêm nang lông
Triệu chứng viêm da mủ này thường xuất hiện ở dạng viêm nang lông nông và Viêm nang lông sâu, thường gặp ở các vùng như cằm, gáy, vùng da đầu,… Thông thường những người bị viêm nang lông thì sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ ở các lỗ chân lông và sẽ tự hết mà không để lại sẹo trong vài ngày. Tuy nhiên nếu viêm nang lông sâu thì khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát và có thể để lại sẹo nếu không được điều trị đúng cách.
>> Xem thêm:
- Viêm mao mạch dị ứng: Triệu chứng, cách điều trị
- Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Nhọt ổ gà
Nhọt ổ gà thường xuất hiện ở những vùng da bị nhăn như nách, háng, khe dưới ngực,… Bệnh thường gây ra những triệu chứng như nốt mụn đỏ sưng tấy, nặng thì các vết mủ sẽ bị vỡ ra tạo thành vết thương hở và để lại sẹo khó lành. Đối với những bệnh nhân có tiền sử hoặc có sức đề kháng kém thì nhọt ổ gà rất dễ bị tái phát, đặc biệt vào mùa hè nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Đinh nhọt
Đinh nhọt có nguyên nhân xuất phát từ Viêm nang lông trở nặng dẫn đến nhiễm trùng lỗ chân lông. Đinh nhọt thường xuất hiện ở da dầu, lỗ chân lông có thể bị nổi cục lớn, tích mủ và có thể lan rộng ra các phần da xung quanh. Cách triệu chứng của đinh nhọt có thể là đau nhức đầu, nóng sốt,…
Bệnh Chốc
Bệnh Chốc là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đây là một hệ quả của tình trạng nhiễm trùng cấp tính trên da và sẽ xuất hiện nhiều ở mùa hè. Triệu chứng viêm da mủ này làm cho người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, nếu gãi mạnh sẽ khiến mủ bị bục ra và tiết mủ màu vàng gây lây lan sang các vùng da lân cận.
Chốc loét
Bệnh chốc loét này thường xảy ra trên các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ, cơ thể bị thiếu dưỡng chất hoặc những người hay uống nhiều bia, rượu,… Bệnh này chính là hệ quả của bệnh chốc lở thường xuất hiện ở trẻ em, nếu bệnh trở nặng hơn thì khó có thể điều trị.
Chốc mép
Một trong những triệu chứng của viêm da mủ đó là bệnh Chốc mép, một loại bệnh thường xuất hiện ở trẻ em khi cơ thể bị thiếu chất, không được vệ sinh miệng sau khi ăn uống. Kẽ mép sẽ bị nứt ra tương tự như bị nẻ, dịch vàng chảy ra đóng vảy gây đau rát và dễ chảy máu khi miệng cử động mạnh.
Viêm quầng
Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm do nhiễm khuẩn da và tác động của chủng Streptococcus pyogenes có chứa độc tố cao. Bệnh có thể khiến cho bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Bệnh này hầu hết thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi hoặc những người có tiền sử bệnh nền khác. Viêm quầng thường có các triệu chứng như đau đầu, Sốt cao, sốt rét, nôn mửa và thậm chí là có thể xuất hiện co giật. Vùng da bị nhiễm khuẩn sẽ bị sưng, căng cứng, tấy đỏ và bị phù, những vùng viêm quầng cao hơn bề mặt da sẽ có màu đỏ tươi. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng có thể gây ra các biến chứng như viêm nội tâm mạc, viêm màng não, viêm khớp, …
Hăm kẽ
Hăm kẽ thường xuất hiện ở những vùng da bị nhăn, gấp như vùng da dưới cổ, kẽ bẹn, vùng bụng, kẽ tai,… Trẻ em và những người thừa cân thường là những đối tượng dễ mắc loại bệnh này. Hăm kẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu vì ngứa ngáy, đau rát và lở loét.
Cách trị viêm da mủ tại nhà
Tùy từng loại viêm da mủ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị thích hợp, khi có những triệu chứng của bệnh thì cần phải đến cơ sở y tế thăm khám để có thể phòng tránh những biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận,… Đặc biệt là bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, dán cao, đắp lá, thuốc bôi và không được cào rách vùng da bị viêm, không nặn những vết mụn đang bị tấy, chưa hóa mủ để tránh sự lây lan qua những vùng da xung quanh và đảm bảo vệ sinh cho vùng da bị viêm.
Dưới đây là một số cách để phòng bệnh viêm da mủ tại nhà:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đầy đủ
- Không ăn nhiều những đồ ăn nóng có hàm lượng đường cao
- Bổ sung thêm vitamin như vitamin A, vitamin C,… cho cơ thể
- Bổ sung protein vào chế độ ăn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin và cách điều trị, phòng bệnh viêm da mủ mà bạn cần phải đặc biệt quan tâm và lưu ý. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên hoặc nghi ngờ về bệnh thì bạn cần phải nhanh chóng sắp xếp đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Liên hệ ngay HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám trực tiếp với các bác sĩ thuộc hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Ngoài ra để có thể cập nhật thêm những thông tin y tế, sức khỏe khác bạn có thể truy cập Tin tức y tế để đọc thông tin.
Câu hỏi thường gặp
Một số thuốc bôi trị viêm da mủ
Một số loại thuốc trị viêm da mủ hiệu quả như: Thuốc bôi Benzoyl peroxide 5%, thuốc bôi ngoài Bactroban 2%, dung dịch Chlorhexidine, thuốc bôi Clindamycin, Fucidin, dung dịch Methylen 1%, thuốc bôi ngoài da Neomycin, kem bôi Penicillin, dung dịch sát khuẩn Povidon Iod 10%, …
Bệnh viêm da mủ có lây không?
Viêm da mủ là một loại bệnh nhiễm trùng trên da và rất dễ lây lan, thường xuất hiện và ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện thường là những hạt mụn nước đỏ ở trên mặt hoặc xung quanh miệng, mũi, bàn tay, bàn chân,…
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.