Filter Từ điển y khoa

Bệnh thận mãn tính

  • Tổng quan

    Filter

    Bệnh thận mãn tính hay là suy thận mãn tính, là sự suy giảm dần dần chức năng thận. 

    Thận thực hiện chức năng lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, sau đó thải ra ngoài thông qua ống tiểu. Tuy nhiên trong đoạn đầu các dấu hiệu bệnh thường không rõ ràng. Người bệnh có tâm lý chủ quan cho đến khi tình hình xấu đi sẽ có nguy cơ tích tụ chất lỏng, chất điện giải và chất thải trong cơ thể gây ra nguy hiểm.

    Điều trị bệnh thận mãn tính là làm chậm sự tiến triển của tổn thương thận. Tuy nhiên, ngay khi đã kiểm soát được tác nhân gây bệnh, tổn thương thận vẫn có thể tiếp tục diễn ra. Trường hợp xấu nhất là dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, gây ra tử vong.

    Vì vậy, chẩn đoán và điều trị bệnh thận mãn tính sớm rất quan trọng để ngăn ngừa suy giảm chức năng thận. Theo dõi thường xuyên, điều chỉnh lối sống và thăm khám theo chỉ định của bác sĩ là những việc cần làm để kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ mắc suy thận giai đoạn cuối.

  • Triệu chứng

    Filter

    Các triệu chứng của bệnh thận mãn tính thường không rõ ràng và tiến triển theo thời gian.

    • Buồn nôn, nôn ói.
    • Cảm giác ăn không ngon miệng.
    • Mệt mỏi và cơ thể yếu ớt.
    • Các vấn đề liên quan giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không ngon.
    • Thay đổi tần suất đi tiểu (tăng hoặc giảm).
    • Tinh thần suy giảm.
    • Chuột rút cơ bắp.
    • Sưng bàn chân và mắt cá chân.
    • Da khô và ngứa.
    • Huyết áp cao khó kiểm soát.
    • Khó thở xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong phổi.
    • Đau ngực khi chất lỏng tích tụ xung quanh màng tim.

    Điều trị bệnh thận mãn tính sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa suy giảm chức năng thận

    Suy thận mãn tính  gây buồn nôn, mệt mỏi ở người bệnh. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến bệnh thận, bạn cần phải đặt lịch hẹn với bác sĩ kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nặng.

    Cần theo dõi thường xuyên về huyết áp, chức năng thận thông qua xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán sớm nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn và có phương pháp điều trị kịp thời, thích hợp.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Bệnh thận mãn tính phát triển khi chức năng của thận bị suy giảm do một bệnh lý nào đó dẫn đến tổn thương thận trong thời gian dài. Trong đó, phải kể đến:

    • Bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2: Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài làm hỏng các mạch máu và bộ phận lọc của thận.
    • Huyết áp cao: Huyết áp cao làm căng các mạch máu ở thận, dẫn đến tổn thương thận.
    • Viêm cầu thận: Do nhiễm trùng, rối loạn hệ thống miễn dịch và sử dụng một số loại thuốc.
    • Viêm thận kẽ: Do bị nhiễm trùng, sử dụng thuốc, bệnh tự miễn hoặc các nguyên nhân tiềm ẩn khác.
    • Bệnh thận đa nang do di truyền: Gây ra sự hình thành các u nang trong thận.
    • Tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài: Tình trạng phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc một số bệnh ung thư có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, dẫn đến nước tiểu chảy ngược và gây tổn thương thận.
    • Trào ngược bàng quang niệu quản: Tình trạng này khiến nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào thận, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận và tổn thương tiềm ẩn.

    Nhiễm trùng thận tái phát (viêm bể thận): Nếu không được điều trị có thể gây viêm và suy thận.

  • Nguy cơ

    Filter

    Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính. Bao gồm:

    • Bệnh tiểu đường: Cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.
    • Huyết áp cao: Huyết áp cao làm căng các mạch máu ở thận, dẫn đến tổn thương thận.
    • Bệnh tim (tim mạch): Bệnh tim, suy tim và xơ vữa động mạch góp phần vào sự phát triển của bệnh thận mãn tính.
    • Hút thuốc: Làm hỏng mạch máu và làm giảm lưu lượng máu đến thận, làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
    • Béo phì: Thừa cân và béo phì gây ra bệnh tiểu đường và huyết áp cao, yếu tố nguy cơ gây ra bệnh thận.
    • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người đang hoặc từng mắc bệnh thận.
    • Cấu trúc thận bất thường: Một số người sinh ra với những bất thường về cấu trúc thận.
    • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh thận có xu hướng tăng theo tuổi tác, vì thận có thể suy giảm chức năng một cách tự nhiên theo thời gian.
    • Thuốc: Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc như thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau có thể gây hại cho thận.

    Lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài dẫn đến tổn thương thận.

    Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Không có biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh thận mãn tính. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể làm chậm quá trình phát triển bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.

    • Điều trị theo nguyên nhân: Kiểm soát chặt chẽ đường máu và huyết áp bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và phương pháp tập luyện phù hợp.
    • Điều trị huyết áp: Huyết áp cao cũng được xem là nguyên nhân chính gây ra suy thận mãn tính. Sử dụng một số loại thuốc không chỉ làm hạ huyết áp mà còn tăng chức năng của thận.
    • Kiểm soát Cholesterol: Cholesterol cao gây ra tắc nghẽn mạch máu. Kiểm soát lượng cholesterol giúp giảm tổn thương đến thận.
    • Điều trị các vấn đề gây nên bởi bệnh suy thận mãn tính: Điều trị thiếu máu, ứ dịch, xương hay dư thừa Kali, acid để bảo vệ các chức năng của thận.
    • Điều trị suy thận giai đoạn cuối: Trường hợp chức năng của thận suy giảm nghiêm trọng, 3 phương pháp điều trị suy thận cuối cùng sẽ được xem xét  tiến hành:
    • Lọc màng bụng.
    • Chạy thận nhân tạo.
    • Ghép thận.

    Phòng ngừa

    Để giảm nguy cơ phát triển bệnh thận, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây.

    • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng các loại thuốc giảm đau đúng liều lượng, cách uống theo kê đơn.
    • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao để duy trì chỉ số cân nặng là điều cần thiết. Trường hợp muốn tăng hoặc giảm cân an toàn nên có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
    • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá có tác động bất lợi đến thận của bạn và làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương thận hiện có.
    • Hồ sơ bệnh lý: Lưu lại hồ sơ bệnh lý nếu bạn mắc phải các vấn đề liên quan đến thận. Theo dõi huyết áp, lượng đường trong máu và chức năng thận thường xuyên để kiểm soát bệnh hiệu quả. 
    • Thảo luận về các xét nghiệm chức năng thận với bác sĩ của bạn.

    Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên bạn có thể chủ động giảm nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính và tăng cường sức khỏe thận tổng thể. 

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 12/10/2023