Tin tức y tế

Phân loại thuốc bôi nhiệt miệng và một vài lưu ý khi sử dụng

05/11/2023

Bạn đang tìm kiếm thuốc bôi Nhiệt miệng tốt nhất để điều trị tình trạng loét miệng khó chịu? Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ giới thiệu đến bạn cách phân loại và lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Nhiệt miệng hiệu quả.

>>> Xem thêm:

  • Thuốc kháng sinh: Phân loại, công dụng, cách dùng, tác dụng phụ
  • Motilium là thuốc gì? Công dụng, liều dùng
  • Thuốc Meloxicam có công dụng gì? Một số tác dụng phụ cần lưu ý

Dấu hiệu và triệu chứng Nhiệt miệng ở trẻ em và người lớn

Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi và mọi nhóm người. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, nhất là khi ăn uống và giao tiếp.

Nhiệt miệng thường tồn tại khoảng hơn 1 tuần hoặc lâu hơn. Dấu hiệu Nhiệt miệng là xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng, kích thước nhỏ, có viền đỏ bao quanh và gây ra cảm giác đau rát. Các vết lở này hình thành và xuất hiện trên vùng môi, má, nướu hoặc dưới lưỡi. 

Ở trẻ nhỏ, Nhiệt miệng có thể gây ra các vết loét màu trắng hoặc đỏ ở các vị trí khác nhau trong miệng như vòng miệng, môi trong, nướu hoặc lưỡi. Nhiệt miệng ở trẻ có thể phân loại thành 3 dạng sau:

  • Nhiệt miệng với các vết lở nhỏ: Đây là dạng phổ biến với các vết loét có kích thước từ 2mm – 8mm và thường tự khỏi sau 15 ngày.
  • Nhiệt miệng với các vết lở lớn: Các vết loét có đường kính lên đến 1cm với viền cao xung quanh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ để lại sẹo và mất nhiều thời gian để lành.
  • Nhiệt miệng Herpes: Đây là một dạng Nhiệt miệng khác biệt với 2 dạng trên khi các vết loét nhỏ liền kề nhau tạo thành một cụm.
Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi
Bệnh Nhiệt miệng (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu thuốc bôi nhiệt miệng

Một số loại thuốc bôi có thể được dùng để điều trị nhiệt miệng, bao gồm: 

  • Thuốc dạng gel: Thuốc có chứa các chất chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ phục hồi niêm mạc. Thuốc dạng gel có đặc điểm là mỏng, dễ thấm và bám trên niêm mạc miệng, từ đó cho hiệu quả điều trị cao.
  • Thuốc dạng kem: Thuốc dạng kem thường có chất thuốc mềm, lỏng, dễ thấm vào vết loét. Thuốc không gây cản trở sự trao đổi chất giữa da và môi trường bên ngoài. Khi sử dụng thuốc dạng kem, bạn nên dùng giãn cách với thời gian ăn uống để đảm bảo được độ bám và tăng hiệu quả của thuốc.
  • Thuốc dạng bột: Thuốc được làm từ thảo mộc, khoáng chất có tác dụng làm giảm viêm, mát da và ngăn chặn xung huyết quanh vết loét. Thuốc dạng bột có đặc điểm là hút ẩm tốt, giúp cân bằng độ ẩm của niêm mạc miệng. Tuy nhiên, cách sử dụng thuốc này khá khó khăn nên bạn cần được hướng dẫn và tư vấn về vấn đề vệ sinh trước khi dùng thuốc này.
Tìm hiểu thuốc bôi nhiệt miệng
Thuốc bôi Nhiệt miệng (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi dùng thuốc bôi nhiệt miệng

Khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng, bạn cần số lưu ý một số điều để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn hoặc tương tác của thuốc:

  • Không sử dụng quá liều: Sử dụng quá liều hoặc quá thời gian quy định có thể gây ra những biến chứng như kích ứng, viêm loét niêm mạc miệng. 
  • Không sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau: Khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây ra những tương tác thuốc làm giảm hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ.
  • Không sử dụng khi có biểu hiện Dị ứng hoặc tác dụng phụ: Sử dụng thuốc bôi Nhiệt miệng có thể xuất hiện tác dụng phụ như phát ban, ngứa, sưng, đau, chảy máu. Trong trường hợp này, bạn cần ngừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
  • Không sử dụng thuốc bôi Nhiệt miệng cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trẻ em khi chưa được bác sĩ chỉ định: Nên cẩn thận khi sử dụng thuốc bôi Nhiệt miệng đối với phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trẻ em. Vì điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho thai nhi, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng với vết loét lớn
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Nhiệt miệng với vết loét lớn (Nguồn: Internet)

Các phương pháp chữa Nhiệt miệng khác

Súc miệng với nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là một loại dung dịch có tính sát khuẩn cao, an toàn và lành tính. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày giúp làm giảm đau rát và khô vết loét trong miệng.

Tự pha nước muối súc miệng bằng cách hòa tan khoảng 1 muỗng muối với 200ml nước ấm rồi súc miệng khoảng 15 – 30 giây thì nhổ ra. Bạn nên súc miệng để nước muối tiếp xúc với vết Nhiệt miệng nhưng không được nuốt. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ sớm thấy hiệu quả. Nếu không muốn tự làm, bạn có thể mua nước muối súc miệng Natri Clorid 0,9% đóng chai tại các hiệu thuốc.

Sử dụng mật ong

Mật ong có thể được sử dụng để điều trị Nhiệt miệng do đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng thứ cấp và làm lành vết thương. Một số phương pháp có thể áp dụng với mật ong bao gồm:

  • Bôi trực tiếp mật ong lên vết Nhiệt miệng 4 lần/ngày. Mật ong sẽ giúp giảm đau rát và sưng đỏ quanh vết loét.
  • Pha trà nóng và cho chút mật ong để uống hằng ngày. Bạn nên uống từ từ để cho dung dịch tiếp xúc với vết nhiệt miệng. Mật ong sẽ giúp giảm viêm và bảo vệ niêm mạc miệng.
  • Trộn mật ong với bột nghệ, tạo thành hỗn hợp, đắp lên vết Nhiệt miệng 2 – 3 lần/ngày. Mật ong kết hợp với bột nghệ có thể giúp kháng khuẩn và phục hồi niêm mạc miệng.

Uống bột sắn dây

Bột sắn dây, một loại thực phẩm theo Đông Y có vị ngọt cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể. Bột sắn dây cũng có chứa nhiều chất xơ, protein, chất chống oxy hóa, các flavonoids, triterpenoids, khoáng chất,…có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm lành nhanh vết loét do Nhiệt miệng gây ra.

Để trị Nhiệt miệng bằng bột sắn dây đơn giản tại nhà, bạn chỉ cần hòa tan khoảng 5g bột sắn dây với 200ml nước ấm rồi uống hằng ngày. Bạn nên uống từ từ để cho dung dịch tiếp xúc với vết nhiệt miệng. Nước sắn dây có mùi thơm và vị ngọt tự nhiên nên rất dễ uống.

>>> Xem thêm:

  • Thuốc an thần: Công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng
  • Sulpiride 50mg là thuốc gì? Công dụng, liều dùng
  • Thuốc kháng sinh Azithromycin là gì? Công dụng và lưu ý

Qua bài viết trên, Hoàn Mỹ đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thuốc bôi nhiệt miệng. Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi nhóm người. Do đó cần lựa chọn loại thuốc bôi phù hợp và sử dụng đúng cách để việc điều trị đạt hiệu quả tối đa.

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm kiến thức về sức khỏe khác bạn có thể tham khảo tại Tin tức y tế. Liên hệ ngay với số HOTLINE hoặc đặt hẹn lịch trực tiếp TẠI ĐÂY nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị để được tư vấn miễn phí bởi hệ thống của bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.