Tin tức y tế

Say nắng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí khi bị say nắng

28/11/2023

Say nắng (cảm nắng) là tình trạng thường thấy vào những ngày oi bức, khi nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột và không thể tự điều chỉnh xuống. Nhiều người cho rằng đây là vấn đề không quá nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây tổn thương não và các cơ quan khác, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu ngay nguyên nhân, triệu chứng và cách sơ cứu khi bị cảm nắng thông qua bài viết sau.

>>> Xem thêm: 

Say nắng là gì?

Say nắng là tình trạng cơ thể bị tăng cao nhiệt độ thường trên 40 độ C, do  tác động của ánh nắng mặt trời, gây ra rối loạn điều hòa thân nhiệt và mất nước. Ngoài ra, còn có các biến chứng ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thần kinh và tuần hoàn.

Say nắng là gì?
Tiếp xúc lâu với ánh nắng có cường độ cao dễ dẫn đến say nắng (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra say nắng

Nếu một người tiếp xúc lâu hoặc làm việc quá sức dưới ánh nắng mặt trời, hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể có thể bị rối loạn, dẫn đến Mất nước và nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng lên 15 độ.

Các triệu chứng của say nắng sẽ xuất hiện ngay khi cơ thể bắt đầu tăng nhiệt độ, có nhiều biểu hiện thần kinh sớm, một số tổn thương có thể không có khả năng phục hồi. Đồng thời, có khả năng xuất hiện tình trạng tụ máu trong não và dưới màng cứng.

>>> Xem thêm: Nhiễm trùng máu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị

Lao động dưới trời nắng
Hoạt động và làm việc dưới trời nắng làm nhiệt độ cơ thể tăng nhanh (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của cảm nắng

Tình trạng cảm nắng có thể được biểu hiện qua các triệu chứng sau đây:

  • Thân nhiệt tăng cao (trên 40 độ C).
  • Cơ thể bị mất nước, gây ra hậu quả nghiêm trọng làm giảm khối lượng tuần hoàn, dẫn đến trụy tim và chất điện giải của cơ thể bị rối loạn.
  • Chóng mặt, choáng váng, đau đầu.
  • Dấu hiệu nhẹ là làm tăng nhịp thở, nhịp tim và gây cảm giác hồi hộp.
  • Trạng thái nặng hơn sẽ gây khó thở, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và chân tay rã rời.
  • Cuối cùng người bị say nắng sẽ xỉu, hôn mê,…

Bị say nắng xử trí như thế nào?

Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể gây tổn thương não bộ, tim mạch, thận và cơ. Khi bị cảm nắng, bạn nên xử trí như sau:

  • Làm giảm thân nhiệt cho người bị trúng nắng: Di chuyển người bệnh ra khỏi nơi nắng nóng và tìm nơi mát mẻ, thoáng khí. Để người bệnh uống nước điện giải hoặc uống nước pha muối, cởi bỏ bớt quần áo, chườm lạnh hoặc nước đá tại các động mạch như cổ, bẹn, nách.
  • Nếu người bệnh ngất xỉu hoặc có những biểu hiện như đau ngực, khó thở, bụng đau thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế. Trong quá trình di chuyển cần liên tục chườm lạnh.

Đối với các trường hợp Sốt cao, sẽ được hỗ trợ hạ sốt bằng paracetamol, được truyền điện giải và bù nước. Với các trường hợp hôn mê thì người bệnh sẽ được đặt ống nội khí quản.

>>> Xem thêm: Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sơ cứu cho người bị say nắng
Sơ cứu cho người bị say nắng (Nguồn: Internet)

Phòng ngừa say nắng

Đây là một tình trạng nguy hiểm, vì vậy hãy chủ động bảo vệ cơ thể bằng các biện pháp sau:

Bổ sung đủ nước

Khi cơ thể mất nước, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, chuột rút… Nếu Mất nước nặng, có thể bị đau đầu dữ dội, khó thở, liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê. Vì vậy, để hạn chế mất nước nên bổ sung ít nhất 1,5 lít nước lọc. Ngoài ra, còn có thể sử dụng nước ép rau củ, trái cây hoặc có thể bổ sung các loại nước uống điện giải.

Khi tập thể dục hoặc lao động kéo dài ở ngoài trời. Khuyến nghị chung, hoạt động hai tiếng thì bổ sung cho cơ thể 700ml nước. 

Hãy giữ thói quen uống nước thường xuyên, không để đến khi cảm thấy khát mới uống nước. Bên cạnh đó, cần tránh uống rượu bia và chất kích thích vì chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Uống nhiều nước giúp phòng ngừa cảm nắng (Nguồn: Internet)

Sử dụng các biện pháp chống nắng

Nguyên nhân chính của cảm nắng là do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, làm cho trung tâm điều hòa thân nhiệt bị rối loạn và cơ thể mất nước. Vì vậy, nên tránh ra ngoài vào các khung giờ nắng nóng cao điểm. Nếu cần đi ra ngoài, hãy sử dụng các biện pháp chống nắng như: Quần áo rộng thoải mái, sáng màu, đeo mũ rộng vành, kính râm, áo dài tay…

>>> Xem thêm: Cảm cúm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị

Sử dụng các biện pháp chống nắng
Sử dụng các biện pháp che chắn để phòng ngừa say nắng (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp

Bị say nắng uống gì?

Một số loại thức uống bạn có thể sử dụng khi bị say nắng: Nước lọc pha muối hoặc đường, nước dừa, nước chanh tươi, sắn dây, rau má và các loại nước ép trái cây mang tính hàn, giải nhiệt, làm mát cơ thể.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về tình trạng say nắng cũng như các cách phòng tránh hiệu quả. Để cập nhật các thông tin về sức khỏe mới nhất, bạn có thể theo dõi các Tin tức y tế hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.