Ho gà là một trong những bệnh lý về đường hô hấp mà mọi người thường mắc phải khi thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng về sau. Vậy ho gà là gì? Nguyên nhân, các triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất? Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
>> Xem thêm:
- Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Bệnh lao: Nguyên nhân, nhận biết triệu chứng và cách điều trị
Ho gà là gì?
Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính về đường hô hấp có khả năng lây lan nhanh, bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trường hợp hay gặp và nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bệnh nhân nên tìm hiểu để chủ động phát hiện kịp thời và điều trị bệnh sớm tránh xảy ra biến chứng cũng như có cách phòng tránh loại bệnh này hiệu quả nhất.
>> Xem thêm: Tràn dịch màng phổi: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
Nguyên nhân gây ra bệnh ho gà
Vi khuẩn gây nên bệnh ho gà có tên khoa học là Bordetella pertussis.
Nguyên nhân chủ yếu lây bệnh ho gà là qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp với người đã nhiễm vi khuẩn thông qua tuyến nước bọt khi giao tiếp với nhau hoặc những người sinh hoạt cùng nhau trong một không gian kín như: gia đình, trường học,…
Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể lây lan và xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em càng nhỏ thì bệnh lý có thể xảy ra biến chứng và nguy hiểm hơn. Thực tế, trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng vắc xin là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao nhất.
>> Xem thêm: Cúm A: Triệu chứng, biểu hiện, điều trị, biến chứng và phòng ngừa
Những biểu hiện của bệnh ho gà
Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Nên đưa người bệnh đến các chuyên gia bác sĩ để được thăm khám sớm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng. Theo Cục Y tế dự phòng, ho gà thường phát triển theo từng giai đoạn:
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 6 – 20 ngày (nhưng trung bình khoảng 9-10 ngày): Người bệnh bắt đầu giai đoạn này thường không có triệu chứng.
>> Xem thêm: Hen phế quản: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị
Giai đoạn viêm long đường hô hấp
Giai đoạn viêm long đường hô hấp thường kéo dài khoảng 7 – 14 ngày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng giống như các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: ho húng hắng, gây Sốt nhẹ, chảy nước mũi thường xuyên, hắt hơi và đến cuối giai đoạn này làm ho nặng theo cơn.
>> Xem thêm: Virus RSV: Nguyên nhân và cách phòng bệnh cho trẻ mà bạn nên biết
Giai đoạn khởi phát
Người bệnh thường trong giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1 – 6 tuần, nhưng có các trường hợp đặc biệt và nặng hơn có thể kéo dài lên đến 10 tuần với những biểu hiện và triệu chứng điển hình như:
- Ho: Trẻ ho thành từng cơn từ 15 – 20 tiếng liên tiếp và rũ rượi, càng về sau cơn ho càng yếu và giảm dần. Nếu xuất hiện những cơn ho nhiều sẽ khiến trẻ yếu dần như: ngừng thở do thiếu oxy, mặt tím tái hoặc đỏ, chảy nước mắt và nước mũi, tĩnh mạch cổ nổi.
- Thở rít vào: Tiếng rít xuất hiện nghe như tiếng gà, thở vào cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể không nghe thấy tiếng rít khi cơn ho xảy ra.
- Kết thúc cơn ho bằng việc khạc đờm màu trong, trắng và dính. Trong đờm lúc này sẽ có vi khuẩn chứa bệnh này và đây là một nguồn lây bệnh mà bạn nên chú ý.
Vào khoảng 14 ngày đầu của giai đoạn ho này, tần suất xuất hiện khoảng 15 cơn/ngày. Sau đó người bệnh sẽ giảm dần nhưng bệnh lý có thể kéo dài trên 3 tuần nếu không được điều trị sớm. Suốt quá trình xuất hiện cơn ho có thể khiến cho trẻ mệt mỏi, nôn và thở nhanh, kèm theo các triệu chứng Sốt nhẹ, mí mắt và mặt có cảm giác nặng.
>> Xem thêm: Cảm cúm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn phục hồi: Cơn ho xuất hiện sẽ ít dần và người bệnh hạ sốt. Tuy nhiên cơn ho có thể kéo dài nhiều tháng sau và tái lại nhiều lần gây viêm phổi. Người bệnh cần được điều trị và theo dõi thật kỹ để bệnh được chấm dứt hoàn toàn.
>> Xem thêm: Ho khan có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị ho có đờm lâu không khỏi?
Bệnh ho gà có nguy hiểm không?
Bệnh ho gà xảy ra các biến chứng phần lớn do phát sinh bội nhiễm, đặc biệt là trong trường hợp các bệnh nhân không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy để kịp thời xử lý và điều trị hiệu quả bệnh lý này thì dấu hiệu nhận biết ban đầu là rất quan trọng.
Trong một số trường hợp, các bệnh nhân có thể xuất hiện những hệ lụy không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Viêm phổi – viêm phế quản
Đây là biến chứng xảy ra nhiều nhất, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, trẻ bị thiếu dinh dưỡng và có sức đề kháng yếu kém. Các dấu hiệu của bệnh từ từ xuất hiện dần, thường bắt đầu từ ngày thứ 7 trở đi sau các cơn ho. Kèm theo đó là Sốt cao kéo dài trong nhiều ngày, mệt mỏi, cơ thể yếu dần. Bệnh nhân có dấu hiệu khó thở khi căn bệnh trở nên nặng.
>> Xêm thêm: Suy hô hấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị
Suy hô hấp
Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh với giai đoạn bệnh ho gà nặng nhất. Các biểu hiện như: tăng cân một cách bất thường, xuất hiện Phù nề rõ rệt ở chi dưới và trên mặt, mạch nhanh hay huyết áp tăng. Ngoài ra, tĩnh mạch cổ của bệnh nhân có thể nổi thể hiện các dấu hiệu như: suy tim, gan to và đau bất thường.
Do thiếu oxy trong quá trình suy hô hấp gây nên bệnh não :
Khi các tổn thương ở phổi kết hợp với các tổn thương thần kinh làm người bệnh bắt đầu có cơn ho, kèm theo Sốt cao đột ngột có thể lên đến 40 độ C, da xám tái, môi tím, chân tay lạnh, co giật,… thường xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên và có nguy cơ tử vong cao.
>> Xem thêm: Lao phổi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị
Cách điều trị bệnh ho gà
- Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân và độ tuổi mà các bác sĩ sẽ có những pháp đồ điều trị khác nhau. Trước khi bắt đầu xuất hiện các cơn ho, các bệnh nhân thường sẽ sử dụng thuốc kháng sinh, điển hình: thuốc Erythromycin uống liên tục 14 ngày ( 10 – 12,5 mg/kg/6 giờ, tối đa 2g/ngày) và Azithromycin uống liên tục 5 ngày (10 – 12 mg/kg/ngày). Ngoài ra, các loại thuốc Amoxicillin và Cephalosporin là những loại thuốc được các bác sĩ kê thêm để điều trị cũng như ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm.
- Các yếu tố cách ly, hạn chế tiếp xúc phải luôn được đảm bảo để hạn chế cũng như ngăn chặn quá trình lây bệnh. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân phải tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với những bệnh nhân có bệnh nền hoặc đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi có dấu hiệu mắc bệnh cần được nhập viện ngay để được theo dõi và điều trị kịp thời. Khi bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện nguy hiểm đến tính mạng như: khó thở, ngừng thở,… cần được hỗ trợ thở bằng máy đồng thời hỗ trợ hút đờm khi cơ thể tiết ra quá nhiều. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình điều trị, bù nước, bù khoáng và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất là những yếu tố quan trọng góp phần hỗ trợ bệnh lý thuyên giảm.
Một số loại vắc xin phòng ngừa bệnh ho gà
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh lý này dù ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.
Hiện nay, vắc xin cho bệnh lý này có trong rất nhiều loại vắc xin kết hợp như:
- Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim và Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim/Infanrix Hexa với các thành phần ho gà vô bào nên thường được sử dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ. Phác đồ tiêm được sử dụng đối với trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên:
Mũi 1: được tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi 2: tiêm khi trẻ được 3 tháng tuổi
Mũi 3: áp dụng tiêm khi trẻ 4 tháng tuổi
Mũi 4: 1 năm kể từ sau khi tiêm mũi 3.
- Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim có phác đồ 5 mũi tiêm.
Mũi 1,2,3: các mũi tiêm áp dụng khi trẻ được 2,3,4 tháng tuổi
Mũi 4: 1 năm kể từ sau khi tiêm mũi 3
Mũi 5: 4 năm sau khi tiêm mũi 4 (trẻ từ 4-6 tuổi)
- Vắc xin 3 trong 1 Adacel là vắc xin được chỉ định tiêm đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi. Phác đồ bao gồm 1 mũi tiêm. Sau đó 10 năm tiêm nhắc một lần. Đối với người lớn đặc biệt là phụ nữ trước khi mang thai được các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vắc xin chứa thành phần ho gà hỗ trợ có kháng thể càng sớm càng tốt cho em bé kể từ lúc còn trong bụng mẹ.
>> Xem thêm: Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trên đây là tổng hợp chi tiết về ho gà cũng như những nguyên nhân, các triệu chứng và cách điều trị mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến bạn và gia đình. Để cập nhật thêm các kiến thức mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.