Tin tức y tế

Dâu tằm có tốt không? Tác dụng của quả dâu tằm

10/07/2023

Dâu tằm là một loại quả mọng thuộc họ dâu tằm moraceae, mọc hoang ở nhiều vùng ôn đới trên thế giới, còn được gọi với nhiều tên gọi khác như dâu cang, tầm tang… Nguồn gốc của cây của loại quả này bắt nguồn từ Trung Quốc, chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt hơn, không chỉ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng mà các bộ phận như lá, quả, rễ và thân cây từ xa xưa đã được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Hôm nay, Hoàn Mỹ sẽ cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của quả dâu tằm đối sức khỏe qua bài viết này nhé.

>> Xem thêm:

Đặc điểm của quả dâu tằm

Dâu tằm là loại quả mọng, có vị ngọt hơi chua, tùy thuộc vào màu sắc của quả với tên khoa học khác nhau, phổ biến nhất là Morus alba (dâu tằm trắng), Morus rubra (dâu tằm đỏ), Morus nigra (dâu tằm đen)… Cây cao khoảng 2m đến 3m, thân gỗ, lá cây màu xanh hình bầu dục, viền lá có vết răng cưa, hoa. Quả khi còn non có màu xanh, trắng dần sang hồng đỏ khi chín hay thậm chí là tím đen. Trong bảng thành phần chứa nhiều dưỡng chất có lợi nên được dùng để ăn, ngâm rượu hay làm thuốc.

Ở Việt Nam, đây là loại quả khá dễ trồng, phát triển nhiều ở các vùng ven sông Đáy hay các tỉnh cao nguyên Lâm Đồng. Mùa thu hoạch từ khoảng tháng 5 đến tháng 7, nông dân có thể thu về những quả chín mọng nhất.

Quả dâu tằm có màu xanh khi non và chuyển sang đỏ tím khi đã chín
Quả dâu tằm có màu xanh khi non và chuyển sang đỏ tím khi đã chín (Nguồn: Internet)

Thành phần dinh dưỡng có trong quả dâu tằm

Dâu tằm được dùng để ăn tươi, làm thuốc hay ngâm rượu bởi bên trong chúng chứa nhiều thành phẩm dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người như sắt, riboflavin, vitamin C, vitamin K, kali, photpho, canxi. Ngoài ra, chúng còn chứa lượng lớn chất xơ, hợp chất hữu cơ, zeaxanthin, resveratrol, chất dinh dưỡng thực vật, lutein, anthocyanin và nhiều hợp chất polyphenolic. Trong 100g dâu tươi chứa:

  • Năng lượng: 43 calo.
  • Nước: 87,68g.
  • Protein: 1.44g.
  • Chất béo: 0.39g.
  • Carbohydrate: 9,8g.
  • Đường: 8,1g.
  • Canxi: 39 mg.
  • Sắt: 1,85 mg.
  • Magie: 18 mg.
  • Photpho: 38 mg.

>> Xem thêm: Chuối tiêu có tốt không? Tác dụng của chuối tiêu với sức khỏe

Tác dụng của trái dâu tằm

Với những dưỡng chất trên, đây không chỉ là trái cây dinh dưỡng mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý. Một số công dụng tuyệt vời như:

Quả dâu tằm giúp hỗ trợ tiêu hóa

Phần lớn các loại trái cây hay rau quả đều chứa lượng lớn chất xơ, cung cấp khoảng 10% nhu cầu mỗi ngày. Hàm lượng chất xơ trong dâu tằm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm hiện tượng đầy hơi, táo bón. Đặc biệt hơn, chất xơ có thể điều chỉnh lượng Cholesterol và cải thiện sức khỏe của tim khi được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Quả dâu tằm giúp tim khỏe mạnh

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ đau tim hay đột quỵ có thể là do lượng Cholesterol trong cơ thể cao, bổ sung sắt nhằm hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu giúp cung cấp oxy đến các mô hay cơ quan quan trọng. Do đó, ăn dâu tằm mỗi ngày là biện pháp tăng cường trao đổi chất và tối ưu hóa chức năng của các hệ thống đó.

Dâu tằm làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể giúp tim khỏe mạnh
Dâu tằm làm giảm lượng Cholesterol trong cơ thể giúp tim khỏe mạnh (Nguồn: Internet)

Giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể

Vitamin C được chứng minh là một trong những vũ khí phòng thủ mạnh mẽ giúp ngăn chặn bệnh tật hay các mầm bệnh lạ mà chất chống oxy hóa không thể kháng lại. Mỗi ngày, bạn nên tiêu thụ đủ lượng vitamin C kết hợp với vitamin E có trong dâu tằm để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ăn tươi, bạn có thể thêm vào các món sinh tố hay salad để làm đa dạng hơn.

Làm chậm quá trình lão hóa

Ngoài cung cấp hàm lượng vitamin A và vitamin E cao, đây là loại trái cây chứa nhiều thành phần caroten như lutein, beta-carotene, zeaxanthin và alpha-carotene. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đặc biệt đến da, mô, tóc… Chính vì thế, dâu tằm có thể hỗ trợ chăm sóc da, giảm sự xuất hiện các vết nhăn, vết đồi mồi, giúp tóc luôn được bóng mượt và khỏe mạnh nhờ vào khả năng trung hòa với các gốc tự do gây hại.

>> Xem thêm: 10 Tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe

Phòng chống ung thư

Các dưỡng chất axit phenolic và chất phytonutrients trong loại quả này có tác dụng làm giảm sự phát triển của các tế bào khối u và bảo vệ cơ thể khỏi các trạng thái có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, chất anthocyanin và resveratrol là những hợp chất giúp đẩy lùi các tế bào Ung thư như ruột kết, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt và tuyến giáp.

Xây dựng mô xương chắc khỏe

Lượng vitamin K, canxi, sắt cũng như lượng phốt pho và magie trong loại dâu này,đều giúp ích trong việc xây dựng, duy trì sự phát triển của mô xương. Khi bạn bắt đầu già đi, thường xuyên xuất hiện hiện tượng loãng xương hay các vấn đề liên quan. Ăn dâu tằm đều đặn có thể duy trì xương chắc khỏe, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh về xương.

Quả dâu tằm tốt cho mắt

Trong bảng thành phần, bạn có thể tìm thấy một lượng caroten là zeaxanthin. Đây là dưỡng chất trực tiếp giúp giảm căng thẳng oxy hóa trên một số tế bào mắt như điểm vàng võng mạc. Tương tự, trong bảng thành phần còn chứa vitamin C có thể làm giảm nguy cơ bị đục thể thủy tinh. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, trà dâu tằm thường được kê đơn để cải thiện thị lực.

Quả dâu tằm giúp hạ đường huyết

Với các bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường loại 2, đây là loại trái cây nên thêm vào sau mỗi bữa ăn để làm chậm quá trình tăng lượng đường trong máu. Lượng đường huyết giảm xuống do 1-deoxynojirimycin (DNJ), một hợp chất ngăn chặn một loại enzyme trong ruột phân hủy carb.

Quả dâu tằm hỗ trợ giảm cân

Yếu tố giúp duy trì cân nặng hợp lý là có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mỗi bữa ăn cung cấp một cốc nhỏ dâu tằm, sau 3 tháng bạn có thể giảm được đến 10% tổng trọng lượng cơ thể. Đặc biệt là mỡ ở vùng eo và đùi đều được giảm hơn nhiều.

Dâu tằm là thực phẩm tốt nên bổ sung vào thực đơn giảm cân
Dâu tằm là thực phẩm tốt nên bổ sung vào thực đơn giảm cân (Nguồn: Internet)

Các bài thuốc chữa bệnh từ quả dâu

Dâu tằm được coi là loại trái cây có đa dạng cách chế biến, có thể dùng để ăn hay làm thuốc điều trị chữa bệnh. Một vài bài thuốc chữa bệnh phổ biến từ loại trái cây này như:

Dùng làm siro dâu cho người hay nhức đầu, mất ngủ, đại tiện táo

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch một lượng dâu vừa đủ. 
  • Cho dâu vào chiếc bình lớn, mỗi lớp dâu phủ thêm 1 lớp đường đến khi hết, với 1kg dâu thì cần khoảng 1,2kg đường. 
  • Thêm vào 30-50ml rượu trắng để không bị mốc. 
  • Ngâm trong vòng khoảng một tháng, chắt nước siro dùng dần.

Cách dùng: Nên dùng 2 lần/ngày với lượng từ 30ml hòa cùng nước đun sôi.

Làm dâu ướp mật để tăng cường sức khỏe, giảm mất ngủ, cải thiện trí nhớ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 500g dâu và cho vào nồi nhôm.
  • Đun sôi lửa nhỏ với 200ml mật ong và khuấy đều.
  • Để nguội và dùng trực tiếp.

Cách dùng: Có thể dùng để uống thường xuyên.

Cao quả dâu cho người thiếu máu, suy nhược thần kinh, táo bón

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1-2kg dâu.
  • Hong khô, ép lấy nước nguyên chất cho vào nồi nhôm.
  • Cô đặc tới khi rạch dao xuống sâu, hai mép không khép lại được.
  • Để nguội và cho vào lọ kín dùng dần.

Cách dùng: Dùng 2 lần/ngày, mỗi thìa cà phê cao dâu hòa tan với một cốc nước ấm.

Thang dâu tằm bách hợp giúp hỗ trợ và điều trị bệnh về da, vết thương lở loét

Cách thực hiện: Dùng 30g dâu, 30g bách hợp, 10 quả táo tàu cùng 9g thanh quả.

Cách dùng: Sắc làm thuốc, uống 1 lần/ngày, 2 tuần là 1 liệu trình như trên.

Thang dâu tằm kỷ tử cho người âm huyết bất túc, đau lưng mỏi gáy, hoa mắt, chóng mặt

Cách thực hiện: Dùng sắc thuốc với 30g dâu, 15g câu kỷ tử.

Cách dùng: Mỗi ngày 1 tháng thuốc như trên, chia ra uống với sớm, tối.

>> Xem thêm: Nấm hương: CÔNG DỤNG tuyệt vời từ nấm hương đối với sức khỏe

Dùng thang dâu tằm và kỷ tử cải thiện đau lưng, mỏi gáy
Dùng thang dâu tằm và kỷ tử cải thiện đau lưng, mỏi gáy (Nguồn: Internet)

Một số cách sử dụng quả dâu tằm

Mứt dâu, siro dâu… là một trong những cách mà nhiều người dùng làm nguyên liệu cho các món ăn, thức uống. Dưới đây là một vài cách sử dụng dâu tằm mà bạn có thể tham khảo:

Làm siro từ dâu tằm tươi:

  • Rửa sạch lượng dâu vừa đủ với nước muối loãng nhiều lần và để ráo
  • Ướp dâu: Lần lượt cho từng lớp dâu rồi lớp đường. Ngâm trong 24 tiếng để nước đường và nước trong dâu được tiết ra hết.
  • Cho hỗn hợp vừa ướp lên bếp và đun với lửa nhỏ trong 40 phút. Sau đó, để hỗn hợp nguội và cho vào lọ hoặc chai thủy tinh. Để lạnh dùng dần.
  • Dùng làm nước uống giải khát mỗi ngày vừa tốt cho sức khỏe vừa ngon.

Sau khi dùng hết nước từ siro, bạn có thể tận dụng bã dâu làm mứt dâu để phết lên bánh mỳ ăn sáng:

  • Xay nhuyễn bã dâu trong máy xay sinh tố.
  • Để hỗn hợp ra nồi và thêm lượng đường vừa đủ.
  • Cho khoảng 2 cốc nước sôi và 5g bột rau câu vào bát riêng và khuấy đều.
  • Trộn 2 hỗn hợp trên lại với nhau.
  • Đun lửa nhỏ trong vài phút và để nguội.
  • Trút ra lọ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh, dùng dần.
Mứt dâu tằm phù hợp với bữa sáng nhanh gọn nhưng đầy đủ dinh dưỡng
Mứt dâu tằm phù hợp với bữa sáng nhanh gọn nhưng đầy đủ dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Dâu tằm là loại trái cây vừa ngon vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Với những công dụng của loại trái cây này, bạn có thể dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý và cải thiện sức khỏe tốt hơn. Theo dõi website: https://hoanmy.com/vi/ hàng ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe. Liên hệ với chúng tôi qua hotline CSKH 1900 0119 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ.

Một số câu hỏi thường gặp:

Thân cây dâu tằm có tác dụng gì?

Không chỉ quả hay lá cây mới có tác dụng chữa bệnh mà thân cây dâu cũng được biết đến là bài thuốc giúp điều trị chứng ho lâu năm và ho ra máu.

Con gái uống nước dâu tằm có tác dụng gì?

Với những giá trị dinh dưỡng cao, dâu tằm có công dụng được nêu trong bài như hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa quá trình lão hóa da, bổ trợ cho mắt sáng, đặc biệt còn giúp phụ nữ bế kinh.

Uống nước dâu tằm có tác dụng gì khi quan hệ?

Đối với nam giới, dâu tằm còn là vị thuốc kích thích quý, giúp bổ thận, tăng cường sinh lý và khoái cảm hơn khi quan hệ.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.